Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuệ Tĩnh - Ba giá trị của một nhân cách lớn

PV - 14:19, 27/02/2023

Dù thông tin về cuộc đời của Tuệ Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh - 1330 - ?) còn rất ít ỏi, nhưng danh tiếng Tuệ Tĩnh là một thiền sư, một y sư, một ông tổ của ngành dược Việt Nam, một ông Thánh thuốc Nam, một nghề mở đầu cho nền y học Việt Nam thì hầu như ai ai cũng biết.

Chân dung Thiền sư Tuệ Tĩnh. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)
Chân dung Thiền sư Tuệ Tĩnh. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Bài viết này, chúng tôi muốn tìm hiểu kỹ hơn về mấy giá trị góp phần làm nên nhân cách Tuệ Tĩnh mà chúng tôi nghĩ rằng xứng đáng để có thể khẳng định ông là một Danh nhân văn hóa lớn trong dòng văn hóa Việt, xứng đáng được thế giới công nhận như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh…

Những giá trị đó là:

Tuệ Tĩnh - một thầy thuốc Việt - thuần Việt

Tuệ Tĩnh quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Ông có tên hiệu là Tráng Tử Vô Dật. Mồ côi mẹ lúc 6 tuổi Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều (Hải Dương) và chùa Giao Thủy (Nam Định) nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi ông đậu Thái học sinh (đệ nhị giáp tiến sĩ) dưới triều vua Trần Dụ Tông nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là thời gian ông học thuốc, làm thuốc chữa bệnh cho người.

Tuệ Tĩnh chăm chú nghề thuốc, trồng cây thuốc, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách có giá trị là Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng nghĩa giác tư y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc Nam viết bằng thơ Nôm Đường luật và bài “Phú thuốc Nam” 630 vị cũng bằng chữ Nôm. Có tài liệu cho biết, trong 30 năm hoạt động ở nông thôn, Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa vừa là nơi truyền bá đạo Phật vừa là nơi làm y xá chữa bệnh.

Triết lý chữa bệnh của Tuệ Tĩnh là dùng Nam dược trị Nam nhân là một triết lý tuyệt đối đúng và đến ngày nay vẫn rất phù hợp khi ngành Y đưa ra câu khẩu hiệu kết hợp Đông - Tây y.

Tuệ Tĩnh - một nhà văn Việt Nam

Lâu nay người ta khẳng định Tuệ Tĩnh là ông Thánh thuốc Nam, danh tiếng Tuệ Tĩnh không chỉ được biết đến ở Việt Nam, mà tiếng tăm ông đã đồn khắp Trung Quốc thời đó và còn được vua nhà Minh phong là Đại Y Thiền Sư, được mời vào Thái y viện, chức Y tư cửu phẩm khi chữa cho vợ vua Minh khỏi bệnh sản hậu mà các thầy thuốc Trung Hoa bó tay! Ít ai cho rằng Tuệ Tĩnh còn là một nhà văn Việt Nam. Nhưng thực tế thì Tuệ Tĩnh xứng đáng được khẳng định là một nhà văn Việt Nam của 700 năm trước.

Ông là nhà văn Việt Nam trước hết là bởi các trước tác của ông, rất nhiều tác phẩm được viết bằng chữ Nôm. Chúng ta biết, ở thế kỷ 14 chữ Hán đang rất được sùng thịnh, chữ Nôm bị xem là “nôm na mách qué”, thế mà các bản thảo của Tuệ Tĩnh như bộ Hồng nghĩa giác tư y thư được biên soạn bằng quốc âm, trong đó 500 vị thuốc Nam được viết bằng thơ Nôm hoặc Đường. Rồi bài Phú thuốc Nam 630 vị cũng bằng thơ Nôm.

Xin ghi vài dẫn chứng:

* Thang Đại hoàng gia vị:

Chủ táo phiền thấu thủy bất an

Thượng tiêu ứ huyết gian nan

Nuốt nước không xuống, xảy nên vậy là

Hoặc: * Thang Sài hồ bách hợp:

Chủ bệnh mới khỏi hay trầm hôn

Thất tình nói sảng bồn chồn

Bách hợp lao phục lẹ khôn dùng làm

Hoặc: * Thang Xung hòa khương hoạt:

Chữa xuân hè thu tiết phát đau

Ba đông xung đột bấy lâu

Khí nhiều sức mạnh chẳng âu việc vàn

Sang xuân phát bệnh chẳng an

Bởi xưa mao thuở đông hàn thiên phong

Nhức đầu rét dữ thiên ban

Mồ hôi không có hợp tan mà dùng...

Đây là những hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu khi dùng một vài thang thuốc như đại hoàng, sài hồ hoặc gừng với một số chứng bệnh cụ thể.

Còn rất nhiều câu thơ Nôm diễn giải cách chữa các bệnh khác nữa. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đưa ra vài dẫn chứng để chứng minh tác giả đã dùng văn để diễn đạt một cách giản dị nhất, bằng một ngôn ngữ thuần Việt (phù hợp với hoàn cảnh lịch sử thời đó) nhằm tác động nhanh và chính xác đến đối tượng tiếp nhận. Văn chương như vậy rõ ràng đã đi sâu vào lòng người. Và như thế Tuệ Tĩnh đúng là một nhà văn Việt Nam, một nhà văn thuần Việt.

Tuệ Tĩnh - một người Việt bị đày ải, xa quê hương vẫn thiết tha hướng về quê hương, Tổ quốc Việt Nam

Năm 55 tuổi (1385) danh tiếng Tuệ Tĩnh được nhà Minh biết đến vì thế ông bị đi cống ở Trung Quốc. Đấy là dưới triều vua Trần Dụ Tông. Thời này nhà Trần đã sa sút đánh mất hào khí Đông A và bị bọn lộng thần thao túng nên việc Tuệ Tĩnh phải phục vụ ngoại bang là không thể tránh được. Huống chi việc trị bệnh cứu người thì một thầy thuốc y đức cao vọng như Tuệ Tĩnh làm sao có thể chối từ.

Ông đã chữa khỏi bệnh cho vợ vua Minh và cái tài năng ấy Trung Quốc làm sao lại có thể dại dột để trả về bản quán?! Ông đương nhiên phải ở lại để phục vụ thiên triều! Và đó là những năm tháng bị giam lỏng cho đến hết đời! Cũng từ thời điểm này, vị thần y Việt Nam đã hoàn toàn bị quên lãng. Xin nhớ lại về lịch sử từ sau Trần Dụ Tông xã hội Việt Nam đầy biến động, đầy loạn lạc.

Tiếp theo đó là đội quân Minh do Trương Phụ xâm chiếm nước ta… Nước còn bị mất, làm sao một cá nhân như Tuệ Tĩnh ở xa nước trong không gian bị đối phương quản thúc thì còn ai để ý! Tuệ Tĩnh chỉ còn ôm một nỗi nhớ quê cô đơn và không ai biết ông chết vào năm tháng nào! Chỉ biết rằng, trước khi chết, ông có nhắn lại một câu “Ngày sau có ai người nước Nam qua đây xin đưa hài cốt tôi về với!”. Thật là một lời nhắn gửi đau buốt gan ruột!

Nhưng lời nhắn gửi này cũng phải mất gần 300 năm sau, ông Nguyễn Danh Nho (Sầm Hiên 1638 - 1699) người xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng - cùng quê với Tuệ Tĩnh, trong đoàn sứ giả Việt Nam sang giao hảo với nhà Thanh mới ghé thăm được mộ Tuệ Tĩnh và cho in dập bia mộ Tuệ Tĩnh đem về Việt Nam lập đền thờ. Đó là Đền Bia ở Văn Thai với câu đối:

Hoàng giáp phương danh đằng Bắc địa

Thánh sư diệu dược trấn Nam bang

(Thi đậu Hoàng giáp tiếng lừng Trung Quốc

Chữa bệnh thần diệu tài quán Nam Bang)

Tuệ Tĩnh là thầy thuốc Việt Nam, là nhà văn Việt Nam, nổi tiếng ở cả Việt Nam và Trung Quốc, chết ở Trung Hoa không có cơ hội cuối cùng nhìn lại mảnh đất quê hương, nhưng một lòng một dạ gắn với quê hương. Tâm hồn của ông là tâm hồn Việt. Tài năng của ông là một tài năng Việt.

Tuệ Tĩnh đã được thờ ở Y miếu Thăng Long, ông được dựng tượng, được đặt tên đường ở nhiều thành phố như Hà Nội, Hải Dương, Huế (Thừa Thiên Huế), Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh... Nhưng chúng tôi nghĩ, cốt cách của ông, ảnh hưởng của ông, những giá trị y dược mà ông để lại cho hậu thế cần phải được phát huy, cần phải được lan tỏa trong một không gian rộng hơn nữa. Thánh thuốc Nam Việt Nam, danh sư Tuệ Tĩnh, Nguyễn Bá Tĩnh xứng đáng được xem là một vĩ nhân văn hóa tầm quốc tế. Ba giá trị trên đây là ba giá trị của một nhân cách lớn.

Hà Nội tháng 2/2023

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.