Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ bác sĩ hơn 20 năm bám bản ở vùng cao Sơn La

PV - 15:10, 22/02/2023

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan đã rời quê hương, xa gia đình, lên xã vùng cao Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La phục vụ người dân hơn 20 năm qua với vai trò là Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài. Không quản ngại mọi khó khăn, chị đã trở thành chỗ dựa tin cậy của người dân ở đây mỗi khi đau ốm.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài hướng dẫn đồng bào vùng cao sử dụng thuốc chữa bệnh. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài hướng dẫn đồng bào vùng cao sử dụng thuốc chữa bệnh. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Hơn 20 năm trước, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Y Thái Bình, bác sĩ Nguyễn Thị Lan từ miền quê Thái Bình đã chọn vùng đất khó Hồng Ngài để nhận công tác. Thanh xuân của chị dành trọn cho vùng đất được xem là quê hương “Vợ chồng A Phủ” - tác phẩm văn học nổi tiếng mà chị đã từng đọc trong sách giáo khoa.

Là xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Bắc Yên, Sơn La, nhiều năm trước, Hồng Ngài được biết đến bởi những con đường đi lại heo hút, cheo leo, xa xôi hiểm trở, đời sống nhân dân nhiều khó khăn với những hủ tục. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan chia sẻ: “Ngày mới nhận công tác về đây, điều kiện vô cùng thiếu thốn, đường đất đi lại rất vất vả, chúng tôi phải đi bộ từ huyện vào đến trung tâm xã hơn 5 tiếng đồng hồ. Sống ở nơi điện không có, người thì ít nên cũng rất buồn. Nhưng tôi tự nhủ mình phải ở lại để tuyên truyền cho người dân hiểu, giúp đồng bào thay đổi cuộc sống”.

Với đa số đồng bào dân tộc Mông sinh sống nên ở Hồng Ngài vẫn còn nhiều hủ tục. Bà con chưa nhận thức được việc tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, khi ốm đau không đến trạm y tế mà nhờ thầy cúng… Đây là những khó khăn mà đội ngũ cán bộ y tế cũng như bác sĩ Nguyễn Thị Lan đã phải mất nhiều năm để thay đổi. “Cán bộ Trạm Y tế xã phải đến nhà đồng bào bị ốm kiểm tra, giải thích, động viên rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám và điều trị. Khi được điều trị khỏi bệnh, bà con tin rằng đến Trạm Y tế xã là họ sẽ được sống. Từ đó, mỗi khi đau ốm, người dân lại đến Trạm Y tế xã”, bác sĩ Lan cho biết.

Hơn 20 năm trong nghề, bác sĩ Lan không nhớ nổi đã bao nhiêu lần đi bộ đến các bản, làng xa xôi để khám bệnh, vận động đồng bào xóa bỏ hủ tục. Kể về kỷ niệm đáng nhớ trong lần xuống bản cấp cứu cho một sản phụ, bác sĩ Lan chia sẻ: “Hôm đó, tôi cùng đồng nghiệp đi bộ hơn 20 km đến nhà một bệnh nhân đang mang thai nhưng bị vỡ ối sớm. Do đường đất, chỉ có thể đi bộ nên người nhà cùng nhân viên y tế phải dùng võng để đưa sản phụ đến Trạm Y tế. Mới đi được nửa đường thì sản phụ đau bụng quá, tôi và mọi người buộc phải hạ võng để đỡ đẻ tại chỗ. May mắn sau đó sản phụ đã “mẹ tròn con vuông". Một tuần sau thăm khám lại thấy mẹ khỏe, con khỏe, mọi người trong Trạm Y tế đều cảm thấy rất vui”.

Do đặc thù địa bàn vùng cao, bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài phải cùng đồng nghiệp đi bộ đến nhà để khám bệnh cho đồng bào vùng cao. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Do đặc thù địa bàn vùng cao, bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài phải cùng đồng nghiệp đi bộ đến nhà để khám bệnh cho đồng bào vùng cao. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Trạm Y tế xã Hồng Ngài hiện đã được xây mới với 2 tầng khang trang, có 6 cán bộ y tế. Người dân được theo dõi, quản lý sức khỏe cẩn thận; từng chương trình y tế được lập hồ sơ, thống kê ghi chép từng tháng, từng quý. Hàng tháng, bác sĩ Nguyễn Thị Lan tổ chức giao ban, tập huấn, phổ biến, cập nhật kiến thức y học mới mà chị tiếp thu được để hướng dẫn lại cho cán bộ Trạm Y tế và nhân viên y tế thôn, bản. Tại đây, các công việc khó khăn của từng thôn được chị giải đáp, bàn bạc, tháo gỡ và lên kế hoạch thực hiện chi tiết. Hằng tuần, chị phân công cán bộ Trạm Y tế xuống từng thôn nắm bắt tình hình ở cơ sở, tuyên truyền các chính sách y tế cũng như các biện pháp phòng bệnh cho bà con. Trạm luôn có cán bộ trực 24/24 giờ để tiếp nhận những ý kiến, yêu cầu của đồng bào và khám, chữa bệnh kịp thời.

Chị Hạng Thị Hùa ở xã Hồng Ngài tâm sự, do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, không có xe máy, nên mỗi khi con bị ốm, chị lại nhờ bác sĩ Lan và các cán bộ ở Trạm Y tế đế tận nhà khám. Con chị được cấp phát thuốc miễn phí, vì thế gia đình rất yên tâm và tin tưởng vào các bác sĩ ở Trạm Y tế xã.

Sau những chuyến đi bản hoặc thăm khám cho người dân ở Trạm Y tế, bác sĩ Lan lại trở về với căn phòng nhỏ trong dãy nhà công vụ. Vì điều diện công tác, gia đình chị phải chia ra sống 2 nơi, con gái lớn ở quê Thái Bình với bố, còn con trai còn nhỏ ở với mẹ. Bác sĩ Nguyễn Thị Lan bộc bạch: Do điều kiện công tác, có khi 2 - 3 tháng chị mới có thể về quê thăm chồng, thăm con. Nhưng có những đợt như vừa rồi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì hàng năm trời chị không thể về quê, chỉ có thể nói chuyện với chồng, con qua điện thoại. Cũng có lúc chị từng muốn đến bỏ việc về quê, nhưng khi nghĩ đến hoàn cảnh gia đình của các bệnh nhân nghèo nơi vùng cao này, chị lại quyết tâm ở lại.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài đến tận nhà để khám bệnh cho đồng bào vùng cao. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
Bác sĩ Nguyễn Thị Lan, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Hồng Ngài đến tận nhà để khám bệnh cho đồng bào vùng cao. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Gắn bó với xã Hồng Ngài đã nhiều năm, bác sĩ Lan thuộc nằm lòng từng dãy núi cao, con suối sâu đến những thôn, bản nghèo nàn. Chị không nhớ nổi đôi chân của mình đã vượt qua bao nhiêu chặng đường gập ghềnh, nhưng vẫn luôn mong có đủ sức khỏe để tiếp tục hành trình chữa bệnh, cứu người. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho cộng đồng, nhiều năm qua, từ lãnh đạo xã, thôn bản cho đến từng người dân đều biết ơn, yêu quý bác sĩ Lan và coi chị như người con ưu tú của bản, làng.

Chủ tịch UBND xã Hồng Ngài Lầu A Tủa thông tin: “Với vai trò, lòng nhiệt tình và trách nhiệm của mình, bác sĩ Lan luôn được chính quyền địa phương và người dân tin yêu. Nhờ gây dựng và duy trì được uy tín đã giúp bác sĩ Lan triển khai thành công các chương trình y tế quốc gia về các bản, làng một cách hiệu quả. Ngoài ra, với trình độ chuyên môn và tay nghề cao, bác sĩ Lan đã phát huy vai trò quan trọng, mang lại kết quả tích cực trong khám, chữa bệnh cho người dân. Nhiều trường hợp cấp cứu chấn thương, bệnh nặng khác đã được bác sĩ xử lý kịp thời, tránh được tử vong, qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại cơ sở”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần siết chặt điều kiện hoạt động kinh doanh thuốc trực tuyến

Cần siết chặt điều kiện hoạt động kinh doanh thuốc trực tuyến

Thuốc là mặt hàng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Vì vậy, việc luật hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử là rất cần thiết .
Tin nổi bật trang chủ
Lạng Sơn: Nhiều phần quà được trao cho các em nhỏ DTTS Trường PTDT Bán trú THCS Mẫu Sơn

Lạng Sơn: Nhiều phần quà được trao cho các em nhỏ DTTS Trường PTDT Bán trú THCS Mẫu Sơn

Nhịp cầu nhân ái - Thu Hà - Vàng Ni - 5 giờ trước
Vừa qua, nhóm học sinh của Dự án từ thiện “EVA Project” phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức chương trình thiện nguyện hướng tới các em nhỏ DTTS tại Trường PTDT Bán trú và THCS Mẫu Sơn, thôn Khuổi Tằng, xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Sử dụng thuốc lá gây ra trên 80 nghìn ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam

Sử dụng thuốc lá gây ra trên 80 nghìn ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam

Thời sự - Hương Trà - 5 giờ trước
Chiều 4/11 tại Hà Nội, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) phối hợp Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá của các nước trong khu vực ASEAN.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm tàu cá

Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm tàu cá "03 không"

Thời sự - Hương Trà - 5 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 111/CĐ-TTg ngày 4/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.
Bình Thuận: Khu dân cư đầu tiên tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024

Bình Thuận: Khu dân cư đầu tiên tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 5 giờ trước
Vừa qua, khu dân cư thôn Bình Tiến, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, được chọn làm thôn điểm đầu tiên trong tỉnh Bình Thuận tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” năm 2024. Tham dự Ngày hội có bà Thanh Thị Kỷ, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Bình Thuận; lãnh đạo Ban Thường vụ Huyện uỷ Bắc Bình, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Bắc Bình, cùng đại diện lãnh đạo xã Phan Hiệp và đông đảo cán bộ, Nhân dân cư trú trên địa bàn xã Phan Hiệp.
8WONDER hé lộ Siêu hội Giáng sinh quy mô cực khủng “đổ bộ” Sài Thành

8WONDER hé lộ Siêu hội Giáng sinh quy mô cực khủng “đổ bộ” Sài Thành

Thể thao - Giải trí - PV - 5 giờ trước
Bên cạnh đại nhạc hội có sự góp mặt của nhóm nhạc nổi tiếng bậc nhất thế giới Imagine Dragons và dàn sao V-Pop SOOBIN, Chi Pu, HIEUTHUHAI, MANBO và HURRYKNG, 8WONDER Winter 2024 còn thổi bùng cảm hứng vui chơi bất tận với Siêu hội Giáng sinh quy mô chưa từng có. Sự xuất hiện của VinWonders Grand Park, Fantasy On Ice sẽ mang đến không khí Giáng sinh từ Á đến Âu cùng hoạt động đường phố, hội chợ nhộn nhịp hứa hẹn tạo làn sóng đổ bộ, khuấy động đại đô thị đáng sống bậc nhất TP.HCM mùa cuối năm.
Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 44): Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?

Vấn đề - Sự Kiện (Tuần 44): Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?

Bản trôi, nhà mất, nhiều phận đời chìm nổi, trắng tay sau cơn cuồng nộ của thiên tai. Cuộc sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn dĩ đã chật vật, nay càng thêm khốn quẫn. Cần đánh giá kỹ lưỡng tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi sau thiên tai để có cái nhìn toàn diện, có giải pháp khả quan, sát thực tế đang được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm kiến nghị tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải quyết những vấn đề cấp bách và lâu dài sau thiên tai ở vùng đồng bào DTTS như thế nào?
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay ưu đãi từ BAC A BANK

Kinh tế - PV - 6 giờ trước
Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) dành tặng Khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất hấp dẫn trong khuôn khổ Chương trình "Tiếp vốn nhanh - Kinh doanh bứt phá”, hỗ trợ doanh nghiệp dễ dàng tận dụng nguồn tín dụng ưu đãi để kịp thời bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Thanh Hóa: Người có uy tín sát cánh cùng đồng bào DTTS miền núi phát triển kinh tế

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Bao năm qua, Đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã luôn khẳng định được là những tấm gương điển hình về sự chịu khó, sáng tạo, làm chủ các mô hình kinh tế, đặc biệt họ còn là những người sát cánh hỗ trợ trực tiếp được nhiều gia đình gặp khó khăn về vốn, giống, kỹ thuật và việc làm để vươn lên giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Những hành động, việc làm của Người có uy tín cũng đang góp phần nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, cộng đồng thay đổi tư duy trong sản xuất, chăn nuôi để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống
Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội: Cần có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội: Cần có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững kinh tế - xã hội

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Chiều 04/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó các đại biểu Quốc hội rất chú trọng thảo luận về tình hình biến đổi khí hậu.
Phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Giồng Riềng (Kiên Giang):

Phát huy vai trò Người có uy tín vùng đồng bào DTTS tại Giồng Riềng (Kiên Giang): "Điểm tựa" của đồng bào nơi phum sóc (Bài 1)

Người có uy tín - Tào Đạt - Như Tâm - 7 giờ trước
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là “cánh tay nối dài” của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với Nhân dân. Tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước và là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của địa phương. Đặc biệt, nơi phum sóc, đồng bào xem đội ngũ Người có uy tín là "điểm tựa", bởi họ luôn gần gũi, tìm cách giúp đỡ khi đồng bào gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống.
Cà Mau: Linh hoạt, chủ động triển khai hiệu quả Chương trình MTTQ 1719

Cà Mau: Linh hoạt, chủ động triển khai hiệu quả Chương trình MTTQ 1719

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 7 giờ trước
Gần 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành linh hoạt, hiệu quả của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Cà Mau đã đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.