Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bản cam kết "đặc biệt" ở những bản người Mông

Văn Hoa - 15:15, 03/05/2022

“5 việc phải làm - 5 việc không làm”, là nội dung bản cam kết đặc biệt, là tâm tư, nguyện vọng giúp thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu). Bản cam kết này đã và đang tạo sự gắn bó, đoàn kết bản làng, từng bước thay đổi cuộc sống đồng bào Mông, có sức lan tỏa lớn đến đồng bào các dân tộc khác.

Nếp sống văn hóa mới từng bước thay đổi cuộc sống người dân. (Ảnh: Nguyễn Cường)
Nếp sống văn hóa mới từng bước thay đổi cuộc sống người dân. (Ảnh: Nguyễn Cường)

Bản cam kết đặc biệt

5 việc phải làm có rất nhiều nội dung, trong đó: Phải cùng nhau thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…, giữ nguyên truyền thống tôn kính tổ tiên…; phải đến trạm y tế khám, chữa bệnh khi ốm, đau…; phải tổ chức đám cưới trên cơ sở nam, nữ yêu nhau và tự nguyện lấy nhau…; phải tổ chức đám ma tiết kiệm, hạn chế mổ trâu, bò, lợn, gà... chỉ ăn uống bình thường với khả năng của gia đình hiện có, người chết phải được cho vào quan tài và được chôn cất cẩn thận; phải duy trì các lễ hội truyền thống tốt đẹp của người Mông, khi tổ chức các lễ hội mọi người được tự nguyện mang đến lễ hội những gì mà mình có để góp vui.

Cùng ông Giàng A Chay, cán bộ Phòng Dân tộc huyện Than Uyên đến xã vùng cao Tà Mung, nơi có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống, cũng là quê hương của ông Chay.

Trên đường đi, ông Chay kể: Trước đây cuộc sống người Mông ở Tà Mung vất vả lắm, kinh tế khó khăn nhưng thách cưới 30 - 40 triệu đồng; việc tổ chức tang lễ kéo dài (5 - 7 ngày) và giết mổ nhiều gia súc, gia cầm gây nên lãng phí và gánh nặng cho gia đình; còn nhiều người khi ốm không đi viện mà mời thầy cúng…

“Một số đối tượng đã lợi dụng tâm lý, sự thiếu hiểu biết của người dân, đặc biệt là những hộ khó khăn, có bệnh tật đang nằm viện hoặc có bệnh chữa không khỏi, thì họ sẽ đến thăm, cho một ít tiền hoặc nhu yếu phẩm nhằm lôi kéo đồng bào, bảo họ bỏ bàn thờ không cúng tổ tiên mà đi theo đạo lạ, gây nên những bất ổn an ninh, trật tự ở địa phương…”, ông Chay kể.

Câu chuyện như rút ngắn quãng đường, chúng tôi cũng về đến địa bàn xã Tà Mung. Ông Chay giới thiệu về những mô hình trồng hoa đón khách du lịch, về vườn trồng chanh leo liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, về nét đặc sắc của chợ phiên Tà Mung… và những đổi thay trong cuộc sống của người dân sau khi kí vào bản cam kết đặc biệt có “5 việc phải làm - 5 việc không làm”.

Tại bản Hô Ta, chúng tôi gặp ông Mùa Khua Dơ, 70 tuổi, Người có uy tín trong bản. Bên bếp lửa giữa nhà, ông Dơ kể về những khó khăn khi tuyên truyền thực hiện bản cam kết: “Mình giải thích cho họ, họ bảo mình chả giúp được gì cho họ nên họ không nghe. Do đó, các già làng, các cán bộ thôn xã nhiều lần đến từng nhà vận động, dần dần thái độ của họ cũng thay đổi”.

5 việc không làm: Không trồng, không hút thuốc phiện, không tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy…; không di cư tự phát, không chặt cây và đốt, phá rừng làm nương rẫy; không thả rông trâu, bò, dê, ngựa, lợn dẫn đến phá hoại nương, rẫy…; không nghe kẻ xấu tuyên truyền bỏ bàn thờ theo đạo trái pháp luật, không nhờ thầy cúng…; nhà gái không lấy quá 100 kg lợn hơi, 5 triệu đồng tiền mặt, 40 lít rượu, bạc trắng đối với nhà trai…; không để người chết quá 2 ngày mới chôn; không mổ quá 1 con trâu hoặc 1 con bò, nếu mổ trâu, bò phải được sự đồng ý của Trưởng bản và Người có uy tín của bản.

“Nhờ tích cực tuyên truyền nên nhiều hộ gia đình quay lại lập bàn thờ tổ tiên, ông đã hỗ trợ giấy dán bàn thờ và con gà để khuyến khích. Ban đầu nhiều dòng họ vẫn tổ chức việc tang theo nếp cũ, nhưng qua tuyên truyền thì dần dần người dân đã hiểu thực hiện bản cam kết là để cuộc sống tốt đẹp hơn”, ông Dơ phấn khởi nói.

Rồi ông nói tiếp: Bây giờ ốm thì người dân đã đi trạm xá, bệnh viện huyện để chữa bệnh thay vì vẫn để ở nhà cúng; tất cả 11 dòng họ (Giàng, Tráng, Thào, Hảng, Vàng, Cứ, Vừ, Lý, Sùng, Hờ, Mùa) ký cam kết thực hiện nếp sống mới trong việc tang ma, nhiều hộ gia đình lập lại bàn thờ tổ tiên…

Dẫn chúng tôi đi quanh bản, ông Dơ kể về những đổi thay của bản, những hỗ trợ từ cây giống, vật nuôi, đường giao thông nông thôn. Ông vui vì hiện nay người dân có ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa, ngày càng có nhiều các mô hình kinh tế hiệu quả; đường bê tông trải khắp các bản làng…

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thiết, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tà Mung, ông cũng là người Mông tại địa phương thông tin, bản cam kết là do người dân tự bàn bạc, tự đề xuất theo hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền huyện, xã, trực tiếp có sự chỉ đạo UBND huyện. Bản cam kết được hình thành từ những tâm tư, nguyện vọng của chính bà con Nhân dân, nên việc thực hiện bản cam kết, bà con rất phấn khởi.

Bản cam kết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
Bản cam kết góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

Qua lời kể của ông Thiết, ông Dơ, ông Chay và qua việc đi thăm một số hộ dân trong bản Hô Ta, chúng tôi cảm nhận rằng, cũng thật không dễ để vận động đồng bào, thay đổi nếp sống cũ bởi nó đã ăn sâu vào cuộc sống, cách nghĩ của đồng bào.

Nhưng đến nay, 100% các hộ đều kí vào bản cam kết và thực hiện tốt, vì thế cuộc sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực, bà con không còn theo đạo lạ, lập lại bàn thờ cúng tổ tiên… mới thấy được phần nào những khó khăn, vất vả của những người làm công tác tuyên truyền như ông Dơ, ông Thiết, ông Chay, hay nói rộng ra là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị của huyện Than Uyên.

Rời bản Hô Ta, tôi được ông Chay đèo trên xe máy đi một vòng quanh xã, trước một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đi qua cây cầu treo, với vực sâu hút mà người dân nơi đây gọi là “cây cầu mơ ước”, rồi len lỏi qua những đồi chè, những hàng hoa anh đào đỏ ửng trên ngọn núi bao la… Cảnh đẹp khiến tôi không khỏi ngỡ ngàng. Ông Chay nói, bà con đang cố gắng xây dựng nếp sống văn hóa mới, chung tay xây dựng Tà Mung trở thành một điểm du lịch.

Rực rỡ sắc màu trong trang phục dân tộc Mông tại Chợ phiên vùng cao Tà Mung
Rực rỡ sắc màu trong trang phục dân tộc Mông tại Chợ phiên vùng cao Tà Mung

Quyết tâm thay đổi

Đem những kết quả trong việc xây dựng “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông” xã Tà Mung, chia sẻ với ông Lò Văn Hương, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên, ông Hương cho biết, để có được những kết quả đó là cả một quá trình dài.

Chủ tịch huyện thông tin, ở Than Uyên có 21 bản dân tộc Mông. Các bản người Mông có tỷ lệ hộ nghèo cao, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, nhiều gia đình còn đi theo đạo trái pháp luật, gây nên những bất ổn về an ninh, trật tự.

Trước thực trạng đó, Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức nhiều hội nghị bàn bạc,  xin ý kiến già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, Người có uy tín, đại diện các hộ dân của người Mông ở 21 bản, với quyết tâm tìm ra các giải pháp khắc phục. Từ đó, đã xây dựng nên nội dung và ký cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong vùng đồng bào dân tộc Mông”, với 8 việc nên làm và 8 việc không nên làm, sau đó rút ngắn lại thành “5 việc phải làm và 5 việc không làm”.

Chủ tịch huyện Lò Văn Hương cũng nhấn mạnh, để việc xây dựng nếp sống văn hóa luôn  được duy trì và  bền vững, Than Uyên đã tích cực vận động, hỗ trợ sinh kế để người dân phát triển sản xuất, áp dụng khoa học kĩ thuật. Đến nay, có nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao, tạo được nhiều việc làm cho người dân địa phương.

Có thể thấy rằng, bản cam kết “Nếp sống văn hóa mới trong đồng bào dân tộc Mông” thể hiện sự nhạy bén, sáng tạo trong xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn huyện Than Uyên. Bản cam kết đáp ứng đúng tâm tư, nguyện vọng thay đổi của người dân, nên đã tạo ra một luồng gió mới, giúp thay đổi nhận thức vốn tồn tại lâu đời trong cuộc sống đồng bào người Mông, tạo được sự lan tỏa tới các cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hữu Lũng (Lạng Sơn): Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Nghị quyết số 188 ngày 25/10/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về triển khai Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ người có công với cách mạng, gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, các cấp chính quyền huyện Hữu Lũng đang nỗ lực đẩy nhanh tốc độ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 1 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Ẩm thực - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Du lịch - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 6 ngày, từ 30/3 - 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa Đắk Lắk nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2025), tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.