Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nét đẹp trong phong tục, tập quán văn hóa của người Mông

Nguyệt Anh (T/h) - 18:12, 22/04/2022

Dân tộc Mông sống chủ yếu ở vùng núi cao. Đồng bào Mông trên cả nước nói chung, Yên Bái nói riêng có lối sống giản dị, mộc mạc nhưng bảo lưu được nhiều phong tục, tập quán văn hóa truyền thống độc đáo.

Mù Cang Chải là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông cư trú
Mù Cang Chải là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Mông cư trú

Với khoảng trên 110 nghìn nhân khẩu, dân tộc Mông ở Yên Bái đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa (Mông Lềnh), Mông Đen (Mông Đu), Mông Trắng (Mông Đơ) và Mông Si (Mông Đỏ). Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số, họ sống trên các triền núi cao, tập trung tại các huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn... Tiếng nói của người Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao (dòng ngôn ngữ Nam Á).

Phong tục, tập quán và tín ngưỡng dân gian phong phú

Người Mông ở Yên Bái có tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc, ngoài thờ cúng tổ tiên, trong phạm vi ngôi nhà đồng bào Mông còn thờ cả một hệ thống các thần bảo hộ như: thần tài (xử cang), thần cột nhà “Bùa đăngz”, thần cửa “Bùa trùngz”, thần bếp…

Người dân xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên) lên núi thực hiện Lễ cúng rừng.
Người dân xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên) lên núi thực hiện Lễ cúng rừng.

Tiến sỹ Hoàng Tiến Long, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mông đặc biệt quan trọng. Đồng bào không có bàn thờ tổ tiên riêng mà mỗi khi có lễ cúng tổ tiên, người Mông lập một bàn thờ cúng tổ tiên tại chính giữa ngôi nhà trước bàn thờ thần tài “xử cang”, sau lễ cúng bàn thờ tổ tiên được bỏ đi.

Một vòng đời của người Mông, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt về với tổ tiên đều trải qua rất nhiều nghi lễ độc đáo: lễ đặt tên, lễ lại tên đệm, lễ cưới, tang ma... Trong đó, lễ tang và lễ đặt tên con là những nghi lễ có ý nghĩa quan trọng. Lễ đặt tên khá đơn giản, đứa trẻ sau khi sinh ra được 3 ngày sẽ được gia đình và dòng họ tổ chức lễ gọi hồn và đặt tên. Lễ tang với nhiều nghi lễ khá phức tạp thể hiện đạo lý, sự tri ân giữa người sống với người đã khuất.

Do đặc điểm cư trú biệt lập, người Mông ít có quan hệ với dân tộc khác. Người Mông ở Yên Bái được tổ chức điều hành theo dòng họ khép kín, có quy định, ký hiệu riêng, mang tính quy ước cộng đồng thừa nhận và phải tuân thủ nghiêm ngặt. Dòng họ người Mông là nơi duy trì và lưu truyền phong tục, tập quán. Người Mông ở Yên Bái có nhiều họ, mỗi họ có nhiều dòng, mỗi dòng có nhiều chi khác nhau. Các gia đình cùng một dòng họ thường ở những cụm gần nhau.

Bản Lìm Mông ở chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái)
Bản Lìm Mông ở chân đèo Khau Phạ (Mù Cang Chải, Yên Bái)

Theo nghệ nhân dân gian Vàng A Vừ, thôn Pang Càng, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn (Yên Bái), dòng họ người Mông có phạm vi cố kết rất rộng, bao gồm tất cả những người cùng họ, không phân biệt cư trú ở đâu. Người Mông ở Yên Bái có thể nhận người cùng họ ở các tỉnh khác làm anh em. Người cùng họ khi đã nhận nhau được xem như anh em ruột thịt và không được phép kết hôn với nhau.

Cùng với văn hóa phi vật thể, người Mông ở Yên Bái còn có các loại hình văn hóa vật thể cũng rất độc đáo như: ẩm thực; kiến trúc nhà ở; nghề truyền thống... Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Mạnh Hùng, Chi hội trưởng Chi hội Văn học dân gian tỉnh Yên Bái cho biết, người Mông ở Yên Bái có nghề rèn rất nổi tiếng với kỹ thuật cao như rèn dao, cuốc, tự đúc lưỡi cày và đồ trang sức của phụ nữ, đúc nhạc ngựa, chuông bò... Đồng bào còn làm các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình bằng gỗ, đan lát bằng tre, mây rất đẹp và tinh tế.

Truyền nghề dệt vải thổ cẩm là phong tục bắt buộc của người phụ nữ Mông trưởng thành đối với người trẻ (Ảnh TTXVN)
Truyền nghề dệt vải thổ cẩm là phong tục bắt buộc của người phụ nữ Mông trưởng thành đối với người trẻ (Ảnh TTXVN)

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa lâu đời, đặc sắc nhất của người Mông ở Yên Bái. Thứ vải dệt từ sợi cây lanh, được làm hoàn toàn thủ công với nhiều công đoạn cầu kỳ. Theo quan niệm của người Mông, trang phục chính thống của cả nam và nữ phải làm từ loại vải này, nhất là trang phục cho người đã khất. Vì thế, phụ nữ Mông từ khi còn nhỏ đã được bà hoặc mẹ dạy cho cách dệt vải.

Người Mông ở Yên Bái còn có một phong tục mang nhiều ý nghĩa đó là xuống chợ phiên, nhất là những phiên chợ tết rực rỡ sắc màu thổ cẩm vào dịp cuối năm. Đồng bào Mông thường tổ chức ăn tết sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng, đồng bào đi từ các bản xa thường xuống chợ từ rất sớm. Xuống chợ với họ không chỉ là để bán đi những sản vật của núi rừng và mua về các nhu yếu phẩm cho sinh hoạt gia đình mà còn là dịp đi chơi chợ để gặp gỡ, hẹn hò, giao lưu, trổ tài múa khèn với nhau... Đi chợ phiên từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Mông nơi vùng cao Yên Bái.

Lễ hội gắn với nghệ thuật dân gian

Có thể nói, cuộc sống của người Mông ở Yên Bái gắn liền với dân ca, dân vũ, nhạc cụ và các lễ hội mang tính cộng đồng được tổ chức hằng năm. Lễ hội trong năm của đồng bào Mông phải kể tới: Lễ hội Tầu sừ được tổ chức vào dịp Tết truyền thống của người Mông; lễ Nào xông của cộng đồng bản, diễn ra vào ngày Thìn tháng Giêng hàng năm; lễ Tết rừng tổ chức vào ngày 28 tháng Giêng hàng năm, Lễ cúng cơm mới và lễ hội Gầu tào được tổ chức vào dịp đón năm mới.

Thi giã bánh dày trong lễ hội xuân của người Mông. (Ảnh tư liệu)
Thi giã bánh dày trong lễ hội xuân của người Mông. (Ảnh tư liệu)

Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, Gầu tào là lễ hội quan trọng nhất đối với người Mông ở Yên Bái, với mục đích để gia chủ cầu con và gắn với cộng đồng là cầu cho mùa màng tươi tốt, người yên vật thịnh. Lễ hội Gầu tào còn là dịp diễn xướng của vũ điệu khèn Mông, cùng các điệu lý mời rượu, những câu hát dân ca xốn xang và mời gọi. Linh thiêng không kém là Lễ cúng cơm mới, người Mông tổ chức nghi lễ này nhằm cảm ơn tổ tiên, trời đất cho mưa thuận gió hòa, tránh được dịch bệnh, có được vụ mùa bội thu, cả năm no đủ, mọi người khỏe mạnh.

Vào mùa Xuân, nhất là các dịp Tết người Mông hay trong các lễ cưới truyền thống, đồng bào đều hát dân ca và múa khèn. Nhiều làn điệu dân ca hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh cuộc sống lao động, chinh phục tự nhiên và mong ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Đặc sắc nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”; hát “Gầu phềnh” - trai gái hát trong khi chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người.

Nam nữ dân tộc Mông hát Gầu phềnh
Nam nữ dân tộc Mông hát Gầu phềnh

Hát Gầu phềnh thường được diễn xướng vào dịp vui Xuân, đón Tết. Đây là hình thức hát giao duyên với lời ca dí dỏm, tình tứ, giàu tính ước lệ và mang âm điệu miên man, say đắm. Đặc biệt, trong đám cưới, người Mông ở vùng núi cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu còn có hát đối đáp, hát đố, hát giải. Hát đối đáp trong đám cưới của người Mông luôn thể hiện sự khiêm nhường của cả nhà trai cũng như nhà gái trong cách đối nhân xử thế. Một đám cưới của người Mông thường có tất cả 16 bài hát gồm: hát mở đầu, hát lên đường, hát mời rượu, hát mở cửa, hát giấu chìa khóa, hát giải đố, hát giao lễ vật, hát đối…

Cùng với ca hát, đồng bào Mông ở đây còn có múa khèn rất đặc sắc. Trong hội Gầu tào, múa khèn là nghi lễ mở hội. Ngoài khèn bè, người Mông còn sử dụng đàn môi, khèn lá, kéo nhị, thổi sáo… Cây khèn luôn là vật bất ly thân với người đàn ông dân tộc Mông. Nhờ cây khèn độc đáo này, người Mông không chỉ thổ lộ tâm tình qua âm điệu du dương, trầm bổng mà còn là đạo cụ sinh động, giàu tạo hình trong những động tác điêu nghệ và mạnh mẽ của vũ điệu "Tha kệnh”. Múa khèn thể hiện tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường của người đàn ông miền sơn cước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 22:32, 26/04/2024
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 22:30, 26/04/2024
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 22:27, 26/04/2024
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 22:26, 26/04/2024
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 22:24, 26/04/2024
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 22:22, 26/04/2024
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 22:15, 26/04/2024
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.