Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Từ câu chuyện người mẹ Phần Lan thiết tha giữ tiếng Việt cho con

PV - 11:38, 13/04/2021

Một người mẹ Phần Lan đã tìm cách ươm mầm tiếng Việt cho con gái Phần Lan gốc Việt, khi con chưa đầy tuổi.

Một số cuốn sách được dịch sang tiếng Việt mà người mẹ Phần Lan cất công mua bởi "muốn đọc sách cho con của mình nghe bằng cả hai thứ tiếng". (Ảnh: TGCC)
Một số cuốn sách được dịch sang tiếng Việt mà người mẹ Phần Lan cất công mua bởi "muốn đọc sách cho con của mình nghe bằng cả hai thứ tiếng". (Ảnh: TGCC)

Mùa Hè năm ngoái, một lần mở email, tôi nhìn thấy trong hộp thư của mình có thư từ một địa chỉ lạ gửi đến. Sau một chút ngần ngừ, tôi liều mở ra và đọc được những dòng sau (dịch ra từ nguyên văn tiếng Phần Lan):

Tôi nhận được thông tin liên lạc của bạn từ thư viện. Tôi là mẹ của con gái Phần Lan gốc Việt tên là Mỹ An, và chúng tôi muốn đọc sách cho con của mình nghe bằng cả hai thứ tiếng. Có tìm được rất nhiều cuốn sách hay từ trong thư viện, nhưng tôi cũng muốn mua cho con mình những cuốn sách riêng. Liệu có thể mua những cuốn sách bạn đã dịch qua bạn được không? Bạn có thể tư vấn cho tôi việc đặt mua những cuốn sách khác bằng tiếng Việt được không? Tôi rất muốn tìm mua các bản dịch tiếng Việt những cuốn sách tiếng Phần Lan và Bắc Âu vì chúng tôi thường nhận được bản dịch tiếng Anh của những cuốn sách này từ những người thân ở Hoa Kỳ.

Gửi lời chúc tốt đẹp nhất,

O. A. Nguyen và My An”.

Sau khi đọc được câu đầu tiên, tôi thấy yên tâm, vì nhớ ra tôi đã từng đồng ý với thư viện Helsinki để họ được cung cấp email của mình cho những ai muốn có thêm thông tin về những cuốn sách mà chúng tôi đã dịch sang tiếng Việt.

Trong thư trả lời, tôi ghi cho cô tên những cuốn sách Phần Lan được chúng tôi dịch sang tiếng Việt cùng với website và địa chỉ liên lạc của Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi đã xuất bản các cuốn sách đó và trang tiki.vn, khuyên cô liên lạc với họ để đặt mua từ Việt Nam.

Hai hôm sau, cô viết lại và cho biết cô vào hai địa chỉ tôi cung cấp, song không tìm được sách từ đó và nhờ tôi mua giúp cô, nếu có thể.

Ngạc nhiên và quý trọng sự quan tâm giữ tiếng Việt cho con gái của cô, tôi đã bàn với đồng dịch giả (vợ tôi) để lại cho cô một số bản dịch, trong đó có vài cuốn là bản cuối cùng trong số sách biếu dành cho dịch giả của mình.

Sự trân trọng tiếng Việt, chỉ là tiếng của bố đẻ con mình, của cô khiến tôi cảm kích và nhớ lại một chuyện mà một nhà dân tộc học Việt Nam người Nga rất yêu quý Việt Nam từng kể với chúng tôi cách đây hơn 20 năm.

Có lần đang chờ metro ở Helsinki, bà nghe thấy ở phía xa một tốp thiếu nhi nói tiếng Việt với nhau. Bà liền đi đến gần và định bắt chuyện để được nói tiếng Việt, nhưng tốp thiếu nhi này liền đáp lại bà bằng tiếng Phần Lan, sau đó chuyển sang nói với nhau bằng tiếng Phần Lan. Câu chuyện nhỏ của bà khiến tôi vừa vui vừa xen lẫn nỗi buồn!

Hôm sau gặp cô O. V. Nguyen để trao sách, chúng tôi hết sức bất ngờ khi biết cô còn rất trẻ và con gái cô mới sinh được 6 tháng.

Cô cho biết rằng mặc dù con gái còn bé vậy, song vợ chồng cô thường thay nhau đọc cho con nghe cả sách tranh bằng tiếng Phần Lan và tiếng Việt mỗi khi chơi với con hoặc trước khi cho con ngủ.

Thư viện gần nhà cô có rất nhiều sách cho thiếu nhi, trong đó có cả truyện tranh bằng tiếng Việt, song cô muốn “lập cho con một thư viện riêng” với sách tiếng Việt ở nhà.

Trong ngôn ngữ học, người ta chỉ nói nhiều đến khái niệm “tiếng mẹ đẻ” (mother tongue) và ai đó giữ được tiếng mẹ đẻ cho con khi sống ở nước ngoài đã là rất quý.

Vậy mà "nàng dâu Việt" người Phần Lan này còn quan tâm và tìm cách ươm mầm tiếng Việt (vốn chỉ là tiếng bố đẻ của con nơi xứ sở của mình) cho con, khi con chưa đầy tuổi.

Thật đáng quý và trân trọng biết bao!

Một lớp học tiếng Việt ở thủ đô Helsinki, Phần Lan năm 2019. (Ảnh: TGCC)
Một lớp học tiếng Việt ở thủ đô Helsinki, Phần Lan năm 2019. (Ảnh: TGCC)

Mấy hôm sau, tôi chia sẻ câu chuyện của mình lên trang facebook của “Cộng đồng Người Việt ở Phần Lan”. Cũng thật bất ngờ, thú vị là câu chuyện đã nhận được sự quan tâm và chia sẻ của rất nhiều thành viên là phụ huynh trong cộng đồng, thuộc nhiều lứa tuổi.

Mọi người đều bày tỏ sự quý trọng "nàng dâu Việt" người Phần Lan đó và mong cộng đồng có nhiều cô dâu, chú rể có quan điểm tương tự. Nhiều người còn chia sẻ những trải nghiệm của mình trong việc ươm mầm và giữ gìn tiếng Việt cho con, cháu mình nơi đất khách.

Có bạn kể: “Có lần có một ông bố người Phần Lan đến lớp tiếng Việt của em, em ngỡ ngàng không hiểu có chuyện gì, mãi lâu sau ảnh mới nói thằng bé nói muốn ba đến xem bạn học tiếng Việt. Vậy là lần đầu tiên trong đời, trong lớp tiếng Việt của em có một phụ huynh người Phần Lan học cùng con 90 phút và cậu bé đã rất vui và tự hào với ba (cậu bé không biết nói tiếng Việt)".

Đặc biệt, sau khi đọc câu chuyện tôi chia sẻ, chủ một tiệm sách tiếng Việt ở Phần Lan có tên “Tiệm Mọt tại Phần Lan” đã xin tôi địa chỉ của cô O. A. Nguyen và tặng một số sách tranh tiếng Việt rất đẹp cho bé Mỹ An. Sau đó, tôi lại nhận được thư của cô, biểu lộ sự bất ngờ và cảm ơn tôi đã chia sẻ việc làm hết sức “tự nhiên” của cô tới cộng đồng.

Nhưng cũng có người có quan niệm “thoáng hơn”, cho rằng tiếng nào tốt nhất sẽ là “tiếng mẹ đẻ” vì thấy việc giữ tiếng Việt cho con nơi xứ người thật không dễ.

Người đó viết: “Quan điểm của cháu không khác quan điểm của chú, là cháu vẫn cố gắng giữ tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt - cho con mình. Nhưng cháu không đặt mục tiêu từ đầu là con phải giỏi tiếng của mình, phải nói viết tốt... và cháu sẽ không buồn nếu sau này con cháu không giỏi tiếng mẹ đẻ. Khi tới tuổi đi học, vì lý do nào đó con cháu không chọn học tiếng Việt mà 1 ngôn ngữ nước ngoài khác thì cháu vẫn tôn trọng sự quyết định đó.

Cháu vẫn sẽ luôn nói tiếng Việt với con, làm bạn với con, học cách những bà mẹ khác giữ tiếng mẹ đẻ cho con, học cách làm cho con thích tiếng Việt, văn hoá của mình... Suy tự đáy lòng mình ra thì ba mẹ nào cũng rất hạnh phúc khi con cái giao tiếp với mình bằng ngôn ngữ của chính mình, biết nguồn gốc.

Nhưng cháu biết điều cháu đang làm không hề dễ dàng vì nhà cháu có 3 ngôn ngữ (ba Phần, mẹ Việt, ba mẹ giao tiếp nhau bằng tiếng Anh), môi trường xung quanh nhà cháu không có người Việt và chắc chắn con cháu chỉ học từ mẹ hoặc trường học tới tuổi đi học.

Cháu rất vui khi Phần Lan có chính sách dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh gốc nước ngoài (hình như 10 hay 12 bé trở lên đăng ký học là mở lớp ). Đó là quan điểm rất nhân văn và tiến bộ của bộ giáo dục Phần Lan mà những nước có nhiều người Việt như Anh, Mỹ, Australia, Canada... phải thèm muốn vì họ vẫn phải gửi con đi học ở trường Việt ngữ ở địa phương hoặc nhà thờ vào cuối tuần”.

Tiếng Việt là một trong hơn 150 ngôn ngữ được nói ở Phần Lan. Luật ngôn ngữ ở Phần Lan quy định người nói các ngôn ngữ khác nhau được quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong một số lĩnh vực như an sinh xã hội, y tế, cảnh sát và tòa án. Chính quyền địa phương đảm bảo dịch vụ phiên dịch và chi phí cho các lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực giáo dục, cũng như các nước Bắc Âu, ở Phần Lan, học sinh ở bậc học phổ thông (lớp 1-lớp 12) trong cả nước được học tiếng mẹ đẻ miễn phí ở trường, nếu có số đủ lượng để tổ chức lớp theo quy định của các cơ sở giáo dục.

Hằng năm, trước khi kết thúc năm học, các học sinh đăng ký với các trường nguyện vọng học tiếng mẹ đẻ cho năm học sau để trường tìm giáo viên và tổ chức lớp. Vì vậy, tùy theo nguyện vọng của học sinh từng năm mà số lượng học sinh và lớp học tiếng mẹ đẻ được tổ chức khác nhau.

Mấy năm gần đây, mặc dù ngân sách dành cho giáo dục bị cắt giảm, song kinh phí cho các lớp học tiếng mẹ đẻ của học sinh nhập cư vẫn được duy trì.

Mỗi năm, học sinh của 50-55 ngôn ngữ mẹ đẻ không phải là tiếng Phần Lan hay tiếng Thụy Điển trong cả nước được học tiếng mẹ đẻ của mình ở trường miễn phí, nếu có đủ số học sinh để mở lớp.

Không chỉ trả tiền cho giáo viên dạy, các địa phương có lớp học còn cấp kinh phí mua sách giáo khoa cho các lớp học. Nhưng, đáng tiếc là không phải tất cả phụ huynh cũng như học sinh nhập cư ở đây đều thấy việc đó là cần thiết và tận dụng./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.