Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Travel Blogger Phượng Đi Đâu với hành trình “ngược dòng”

Hồng Phúc - 12:10, 01/03/2023

Ở tuổi 22, Lê Thị Phượng (sinh viên Đại học FPT) đã là một Travel Blogger (Người đam mê du lịch) nổi tiếng với cái tên Phượng Đi Đâu. Vượt qua khó khăn, nỗ lực xoay xở một mình để theo đuổi đam mê xê dịch, cô gái trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho giới trẻ về lý tưởng sống và làm việc

cô gái trẻ choáng ngợp về khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá và cũng có những kỷ niệm đáng nhớ
Cô gái trẻ choáng ngợp trước khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá

Đam mê là sức mạnh 

Từ bé, Phượng đã có tính cách mạnh mẽ, không thích chơi búp bê mà lại khoái những trò nghịch ngợm, khám phá của con trai. Với tính cách ưa trải nghiệm ấy, năm 19 tuổi, Phượng tham gia một Tour phượt bằng xe máy cùng một nhóm bạn đến Hà Giang.

Trong chuyến phượt đầu tiên, cô gái trẻ choáng ngợp về khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên đá và cũng có những kỷ niệm đáng nhớ. Đó là hành trình từ Lũng Cú về Đồng Văn, nhóm của Phượng đi qua một đoạn đường sương mù dày đặc đến nỗi dù đã bật đèn xe nhưng xe sau không nhìn thấy xe trước. Không biết đoạn nào phải cua, đoàn đã phải đi rất chậm, đồng thời xác định khúc cua qua… bản đồ trên điện thoại. Rất may là đoạn đường đó chỉ khoảng 1km, sau đó sương mù loãng dần.

Cũng từ chuyến đi thú vị này, Phượng khám phá ra mình yêu thích những trải nghiệm trên hành trình xê dịch. Phượng tham gia thêm một vài chuyến đi khác, rồi sau đó tự đứng ra tổ chức những Tour phượt để vừa được đi, vừa có thêm một khoản thu nhập nhỏ.

Mặc dù không được gia đình ủng hộ, cô gái 22 tuổi quyết định ra ở riêng, độc lập theo đuổi niềm đam mê xê dịch của mình
Mặc dù không được gia đình ủng hộ, cô gái 22 tuổi quyết định ra ở riêng, độc lập theo đuổi niềm đam mê xê dịch của mình

Năm 2020, Covid-19 ập đến, Phượng không tổ chức Tour được nữa. Rảnh rỗi, cô lục lại ảnh, video của các chuyến đi trước rồi đăng lên Tiktok. Không ngờ, những video của Phượng được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình. Chỉ trong một thời gian ngắn, kênh Tiktok Phượng Đi Đâu đã thu hút hàng chục nghìn người theo dõi.

“Trên mạng không thiếu những kênh làm về du lịch, em nghĩ mình được yêu thích vì em là con gái, mà lại chọn đi du lịch kiểu khám phá và trải nghiệm, rong ruổi khắp nơi bằng xe máy”, Phượng cười bảo.

Khi dịch đỡ căng thẳng, Phượng tổ chức tiếp các Tour. Đã có tiếng tăm, nên lượng khách đăng ký Tour của Phượng cũng tăng lên, số lượng chuyến đi của Phượng ngày càng nhiều. “Trường em học 2 tháng thì được nghỉ 1 tháng và hễ được nghỉ là em đi phượt trọn cả tháng luôn”, Phượng kể.

Phượng (áo vàng) trong một hành trình dẫn khách đi du lịch Hà Giang
Phượng (áo vàng) trong một hành trình dẫn khách đi du lịch Hà Giang

Đi nhiều nhưng vẫn  luôn cảm thấy “thèm đi” nên Phượng có ý định bảo lưu kết quả học để dành trọn thời gian cho đam mê xê dịch. Lần này, Phượng bị gia đình phản đối dữ dội.

Cô gái quyết định ra ở riêng, độc lập theo đuổi niềm đam mê của mình. Phượng phải chăm chỉ làm Tour để có thêm thu nhập. Phượng tự mình làm mọi thứ từ lên ý tưởng, làm nội dung, quay chụp, sửa video, viết bài, chụp ảnh để quảng bá kênh du lịch của mình trên các mạng xã hội, kể cả tư vấn Tour hay dẫn Tour cho khách.

Bình thường Tour 9 - 10 người mới khởi hành, nhưng giai đoạn đó gom được 6 người là Phượng cũng đã “lên đường”. “Thời điểm đó, kênh du lịch của em chưa có nhiều khách, em phải tự bỏ tiền túi để thưởng thức đặc sản, những thứ văn hóa độc đáo nơi mình đến rồi làm video. Mọi người có ekip chụp ảnh, quay dựng hỗ trợ, còn em thì một mình tự làm hết.Tiền kiếm được từ dẫn Tour “đập” vào chi phí cho những trải nghiệm cá nhân”, Phượng nói.

Dù có ý định bảo lưu, nhưng sau đó Phượng vẫn duy trì song song việc học và du lịch. Hành trình ấn tượng nhất của Phượng, là lần đi xe máy xuyên Việt vào tháng 5/2022. Mẹ Phượng ở nhà cập nhật những hình ảnh đẹp của con nên đã ngỏ ý muốn đi cùng. Phượng về đón mẹ, và chuyến đi ấy cô có thêm một người đồng hành đặc biệt. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ủng hộ của gia đình cho đam mê xê dịch của Phượng.

Đến nay, Phượng đã đặt chân đến khoảng 50 tỉnh, thành trên cả nước
Đến nay, Phượng đã đặt chân đến khoảng 50 tỉnh, thành trên cả nước

Mong muốn làm sứ giả du lịch

Đến nay, Phượng đã đặt chân đến khoảng 50 tỉnh, thành trên cả nước. Trong hành trình khám phá dải đất hình chữ S, có những chuyến đi thuận lợi, song cũng có những hành trình đầy gian nan.

Như lần đi Tây Nguyên tháng 7 vừa qua, Phượng và người bạn đồng hành bị ngã xe. Phượng chia sẻ: “Trời tối, đi qua đoạn đường xấu nên chúng em ngã xe. Em ngồi sau bị sái tay, còn bạn em lái xe thì bị chà cả mặt xuống đường và mất trí nhớ tạm thời. May mắn là vài tiếng sau bạn nhớ hết mọi thứ”.

Phượng bảo, là con gái mà lại thích xê dịch xe máy, vất vả, nguy hiểm là đương nhiên, nhưng bù lại xe máy có tính cơ động nên có thể khám phá được những địa điểm đẹp ở nơi giao thông chưa phát triển. Những chuyến đi giúp Phượng gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều người, trở nên trưởng thành, có nhiều kỹ năng hơn và thấy trân trọng, biết ơn cuộc đời hơn.

Trên trang Facebook cá nhân “Phượng Đi Đâu” của cô gái là những bức ảnh, những video được hàng chục nghìn người yêu thích, khi thì Hà Giang, lúc ở Mộc Châu, Lào Cai, hay Đà Lạt, Gia Lai. Đó là những trải nghiệm văn hóa, ẩm thực đậm đà bản sắc vùng miền. Càng đi em càng thấy yêu đất nước mình. "Vừa đi vừa phải làm nội dung cho kênh du lịch, làm vì đam mê. Em cũng muốn mang nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào mình, nhất đồng đồng bào DTTS đến với mọi người, mọi miền trong nước và cả quốc tế nên dù phơi mưa phơi nắng cũng xứng đáng", Phượng chia sẻ.

Không chỉ có nguồn thu nhập đáng mơ ước ở tuổi 22, Phượng còn truyền cảm hứng du lịch cho hàng vạn người, đặc biệt những Travel Blogger như em còn đang tạo ra làn sóng kích cầu du lịch sau 2 năm “ngủ đông” bởi dịch Covid19.

Sắp tới, Phượng dự định thực hiện một số dự án cộng đồng dành cho trẻ em vùng DTTS có hoàn cảnh khó khăn
Sắp tới, Phượng dự định thực hiện một số dự án cộng đồng dành cho trẻ em vùng DTTS có hoàn cảnh khó khăn

Trong một thế giới phẳng như hiện nay, cùng với làn sóng phát triển của Internet và mạng xã hội, giới trẻ không ngừng tìm kiếm cơ hội xây dựng thương hiệu cá nhân và tạo nên sức ảnh hưởng. Với Phượng, em muốn trở thành sứ giả du lịch, mang hình ảnh con người, văn hóa, thắng cảnh của quê hương vươn xa hơn. “Em tin rằng những trải nghiệm thú vị và những câu chuyện hấp dẫn, sẽ tạo cảm hứng để những khán giả của em đi du lịch nhiều hơn và nơi họ đến đồng bào có thêm thu nhập”, Phượng nói.

Sắp tới, Phượng dự định thực hiện một số dự án cộng đồng dành cho trẻ em vùng DTTS có hoàn cảnh khó khăn. “Em nghĩ mình chỉ là một hạt cát bé nhỏ, nhưng nếu mỗi Travel Blogger ý thức trách nhiệm của mình, thì chúng em có thể góp phần giúp cộng đồng tốt đẹp hơn”, Phượng chia sẻ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Hà Giang: Phát triển du lịch bền vững trong kỷ nguyên số

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Hà Giang đang trở thành trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế bởi vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên, cuộc sống mộc mạc của cộng đồng 19 dân tộc và các giá trị văn hóa truyền thống còn lưu giữ nguyên vẹn. Để những giá trị ấy không chỉ được bảo tồn mà còn trở thành động lực phát triển, Hà Giang đang từng bước xây dựng mô hình du lịch dựa trên ba yếu tố: Bảo tồn bản sắc, chuyển đổi số và phát triển xanh bền vững.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...