Khi được thông báo đến nhận Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sỏ đỏ), bà Nguyễn Thị Luyến “tá hỏa” khi 476m2 đất của gia đình bỗng dung “bốc hơi”. Gần 10 năm qua, bà đã “đội đơn” khiếu nại các cấp chính quyền nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết thấu đáo.
Rừng ngập mặn ven đầm Thị Nại ở TP. Quy Nhơn (Bình Định) là “vành đai xanh” phòng, chống thiên tai. Nhưng thời gian qua, nhiều diện tích rừng đã bị “băm nát” để xây dựng các biệt thự du lịch.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tỉnh Đăk Nông phát hiện một nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng giao thông 1 (TRICO 1) sử dụng chứng chỉ giả trong hồ sơ dự thầu (HSDT). Hành vi gian dối này là do TRICO 1 vô ý hay cố tình?.
Gần 10 năm qua, 16 hộ dân (chủ yếu là dân tộc Mường) sống ở bản Xăm, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình) kiên trì gõ cửa, gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền, phản ánh về việc họ là những hộ dân tiên phong đi làm kinh tế mới, khai hoang phục hóa mảnh đất này từ năm 1995, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đã có rất nhiều cuộc họp, các văn bản chỉ đạo và trả lời, nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Theo phản ánh của người dân thôn Bọng Nàng, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), thời gian qua, nhiều diện tích rừng phòng hộ trên địa bàn đã bị tàn phá. Mặc dù, lực lượng chức năng thông tin là, luôn thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, nhưng trên thực tế, rừng phòng hộ vẫn đang bị lâm tặc “xẻ thịt”.
Báo Dân tộc và Phát triển số 47, ra ngày 13/6 có đăng tải bài viết: Cục Công nghệ thông tin, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Có đi ngược chủ trương tiết kiệm trong đấu thầu? Theo đó, bài báo phản ánh, gói thầu mua sắm, thay thế thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) cho cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có tỷ lệ tiết kiệm thấp và ngày càng giảm dần. Mở rộng điều tra, phóng viên nhận thấy xung quanh gói thầu này còn có nhiều nghi vấn cần được làm rõ.
Sau một thời gian ngắn hoàn thiện và đưa vào hoạt động, tuyến đê sông Chu ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã xuống cấp nghiêm trọng. Lãnh đạo huyện cho rằng, nguyên nhân vì xe quá khổ, quá tải hoạt động.
Bị kết tội hủy hoại rừng, dù đã chấp hành án xong nhưng 6 Cựu chiến binh (CCB) tại xã Trường Xuân, huyện Đăk Song (Đăk Nông) vẫn “đội đơn” đi kêu oan.
Để triển khai Dự án Thủy điện Hủa Na tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong (Nghệ An) thì 1.362 hộ dân đã phải di dời. Cuối năm 2012, Nhà máy này chính thức phát điện. Nhưng đến thời điểm này, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (BTHTTĐC) vẫn chưa hoàn thành, một phần nguyên nhân là do chủ đầu tư kỳ kèo trong phương án BTHTTĐC.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thanh Hóa đang bị “tố” lập quỹ đen từ việc rút tiền lãi từ “Quỹ mái ấm công đoàn” chi cho hoạt động của cơ quan. Vậy thực hư sự việc này như thế nào?
Để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, UBND huyện Chư Păh (Gia Lai) đã yêu cầu các địa phương lập danh sách gửi lên Ban Điều phối thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của huyện. Nhưng lạ lùng là, khi danh sách được gửi lên thì phát hiện có những người đã chết, có người đang thực hiện án tù… vẫn có tên trong danh sách nhận hỗ trợ.
Thống kê mỗi năm trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận hàng chục vụ ngộ độc do ăn nấm rừng, trong đó, đã có những cái chết thương tâm khiến không ít người phải xót xa. Nhưng dường như, điều đó chưa đủ sức cảnh tỉnh đối với bộ phận người dân vùng cao thường xuyên sử dụng nấm rừng làm thức ăn.
Tiền xây nhà cho người nghèo là do Chi hội Nông dân (HND) vận động; nhưng khi nhà xây xong, HND quận lại ra quyết định trao tặng Mái ấm nông dân và ghi rõ số tiền trích từ nguồn vận động Quỹ Mái ấm nông dân năm 2020 do HND quận vận động. Sự việc “tréo ngoe” này xảy ra tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Từ khi nhận bàn giao thiết bị đến thời điểm thanh tra khoảng 3 năm, Bệnh viện Y học Cổ truyền (YHCT) Cà Mau đã không sử dụng 39 trang thiết bị y tế (TBYT), trị giá gần 7 tỷ đồng.
Đã hơn 6 năm nay, người dân xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) phải sống chung với tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô. Theo UBND xã Mỹ Chánh, hiện toàn xã có trên 85% hộ thiếu nước sinh hoạt.
Nhiều năm qua, dù không tham gia giảng dạy một môn học nào, không giảng dạy giờ nào, nhưng hằng năm, nguyên Trưởng Khoa Công nghệ Năng lượng (CNNL) - hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Điện lực, vẫn kê khai đầy đủ khối lượng giảng dạy, thậm chí hằng năm vẫn kê khai khối lượng thừa giờ… Nhờ đó, ông đã nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp trường, đủ điều kiện nhận danh hiệu Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ.
Mặc dù được đầu tư hơn 30 tỷ đồng, thế nhưng công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt trung tâm huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chỉ hoạt động được khoảng 21% công suất thiết kế. Thiếu nước sạch, người dân phải sử dụng nước nhiễm mặn, nước giếng khoan không bảo đảm.
Từ nhiều năm nay, tình trạng khai thác cát lậu trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) diễn ra công khai, ồ ạt. Hậu quả, các dòng sông bị “băm nát”, sạt lở khắp nơi. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại dường như đang “bất lực”.
Lợi dụng chức danh và vị trí công việc, một cán bộ xã đã ghép người thân vào các hộ cận nghèo khác trên địa bàn để hưởng chế độ. Vụ việc này xảy ra tại xã Tăng Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
Nhiều tháng qua, các doanh nghiệp (DN) có phép lẫn không phép đua nhau lấy cát trên sông An Lão, xã An Hòa, huyện An Lão (Bình Định) gây bức xúc trong Nhân dân. Từ hoạt động khai thác cát đã hình thành nên những bãi tập kết cát tự phát trong khu dân cư và xuất hiện tình trạng mua bán cát, gây mất trật tự tại địa phương.