Những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nguồn nhân lực đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Từ năm 2017 đến nay, tỉnh đã 2 lần tổ chức thi tuyển giáo viên (GV), nhưng tình trạng thiếu GV vẫn tiếp diễn.
Báo Dân tộc và Phát triển nhận được Đơn cầu cứu của ông Đinh Tuấn Đăng, sinh năm 1968, dân tộc Mường, sống tại thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn (Yên Bái) trình bày về việc, năm 1998, UBND huyện Văn Chấn có thu hồi một mảnh đất của gia đình ông để xây dựng trụ sở. Đến nay, đã hơn 20 năm, nhưng địa phương vẫn chưa giải quyết đền bù, mặc dù gia đình ông đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cấp, các ngành.
Tuy vừa mới được xây dựng nhưng Trạm Y tế xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) có dấu hiệu nứt nẻ, bong tróc, xuống cấp trầm trọng. Đây là công trình nằm trong Dự án “Chăm sóc sức khỏe Nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2” vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Trong số báo ra ngày 31/8/2020, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải bài viết: “Trà Vinh: Thêm hành vi trục lợi chính sách bị phát hiện”. Sau đó, huyện Trà Cù đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm, nhưng hình thức xử lý những người liên quan đến sai phạm chỉ là xử lý hành chính!?
Nếu như trước đây, huyện Hoài Ân là “điểm nóng” về nạn khai thác vàng trái phép của tỉnh Bình Định thì nay, “điểm nóng” này đã chuyển sang 2 huyện Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Các đối tượng tập trung dựng lán trại, vận chuyển máy móc rầm rộ khai thác vàng trong thời gian dài nhưng chính quyền cơ sở cũng không hề hay biết.
Số báo 68, thứ Ba, ra ngày 25/8, Báo Dân tộc và Phát triển đăng bài: Bình Định: Đá tặc băm nát núi Hòn Chà - Chính quyền bó tay! Bài viết phản ánh về việc nhiều năm nay, núi Hòn Chà, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã bị các đối tượng khai thác đá trái phép ngang nhiên băm nát nhưng các cơ quan chức năng không có biện pháp dứt điểm.
Hàng trăm hộ dân ở các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) canh tác, sử dụng đất ruộng, đất rẫy hợp pháp hàng chục năm nay, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Người dân mong mỏi chính quyền địa phương, ngành chức năng sớm xem xét cấp sổ đỏ để bảo đảm lợi ích chính đáng cho người dân an tâm sản xuất.
Thời gian gần đây, tình trạng người dân phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp diễn ra phức tạp tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên). Nguyên nhân ban đầu được xác định, là do người dân thiếu đất sản xuất nên phá rừng. Các cơ quan chức năng đang điều tra, đồng thời tìm phương án giải quyết tình trạng này.
Nhằm tạo điều kiện cho gia đình có nơi để thờ cúng Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Võ Thị Mười và các liệt sĩ Trần Thái Bình, Trần Ngọc Chỉnh, UBND tỉnh Bình Định đã giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất (PTQĐ) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức làm việc với gia đình Mẹ VNAH Võ Thị Mười để thống nhất cử người đại diện đứng tên lô đất để thờ cúng theo quy định của pháp luật. Nhưng đến nay, Trung tâm PTQĐ tỉnh đang loay hoay xác định người đại diện đứng tên lô đất để nhận xây nhà thờ khiến sự việc kéo dài.
Đại lộ Đông - Tây, TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Nhưng sau 5 năm khởi công, không chỉ thi công ì ạch mà ở dự án này, nhiều đoạn thi công xong nứt toác, bong tróc, rác thải nhếch nhác, đặc biệt là công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) hiện vẫn chưa giải quyết xong…
Thanh Hóa có 7 huyện miền núi nghèo gồm Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước, Như Xuân (Như Xuân đã thoát huyện nghèo năm 2018). Năm 2020, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án thuộc Chương trình 30a tại các huyện này quá chậm, dẫn đến nguy cơ có thể không phát huy được nguồn vốn.
Trong số báo ra ngày 21/7/2020, Báo Dân tộc và Phát triển có đăng bài viết: “Dự án Khu đô thị mới huyện Thới Lai (Cần Thơ): Người dân lao đao vì Dự án thu hồi đất nhầm địa điểm”. Mới đây, Thanh tra TP. Cần Thơ đã quyết định thành lập Đoàn thanh tra để làm rõ về chủ trương thực hiện dự án, trình tự thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở Dự án này.
Vừa qua, dư luận hết sức bất bình bởi một số cán bộ ở Trà Vinh câu kết với “cò” đất mượn, thuê giấy chứng nhận của các gia đình người có công để được miễn, giảm tiền chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ), gây thất thoát ngân sách hàng trăm tỷ đồng. Mới đây, tại huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã phát hiện hành vi trục lợi chính sách này đối với hộ đồng bào DTTS.
Chưa hoàn thiện thủ tục về sử dụng đất, chưa có Báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa được cấp phép xây dựng… nhưng chủ đầu tư vẫn ngang nhiên thi công và đưa vào hoạt động một nhà máy có vốn đầu tư hơn 4 triệu USD ở TP. Lạng Sơn (Lạng Sơn). Đằng sau vi phạm của dự án “triệu đô” này liệu có sự bao che của chính quyền sở tại?
Những năm qua, tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất rừng để làm nương rẫy diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, nhiều diện tích rừng, đất rừng Nhà nước giao cho Công ty TNHH Một thành viên Lâm sản Khánh Hòa quản lý tại huyện Khánh Vĩnh liên tục bị lấn chiếm.
Từ đầu năm đến nay, tại một số địa phương trong tỉnh Bình Định, số vụ cháy rừng; số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp đều tăng. Ðiều này cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế, cần phải xem xét lại các biện pháp và trách nhiệm của cơ quan, lực lượng liên quan.
Tính đến 31/12/2019, trên địa bàn hai xã tái định cư (TĐC) Thanh Sơn và Ngọc Lâm có 2.648 hộ với 11.237 khẩu; trong đó, dân tộc Thái 86%, dân tộc Khơ Mú 14%. Đây là những hộ dân di chuyển từ bản Vẽ huyện Tương Dương về TĐC tại huyện Thanh Chương để nhường đất xây dựng Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ.
Từ nhiều năm nay, núi Hòn Chà, phường Trần Quang Diệu, TP. Quy Nhơn (Bình Định) đã bị các đối tượng khai thác đá trái phép ngang nhiên băm nát. Điều đáng nói, các mỏ đá nằm cách UBND và Công an phường Trần Quang Diệu không xa.
Công ty CP Thủy điện Chi Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) tích nước khiến nơi sinh sống của nhiều hộ dân ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê thành “ốc đảo”. Chưa kể, nhiều diện tích đất sản xuất cũng bị cô lập, bởi con đường dân sinh duy nhất đã chìm sâu trong nước. Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp chính quyền, các ban, ngành nhưng niềm mong mỏi sớm có một cây cầu để thuận tiện đi lại vẫn đang… xa vời.
Trong đơn tố cáo gửi tới Báo Dân tộc và Phát triển, ngoài việc tố cáo sai phạm liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ xã mà Báo Dân tộc và Phát triển số 67 (1649) ra thứ Tư, ngày 19/8 đã đăng tải, ông Đinh Văn Lưu, sinh năm 1946, dân tộc Mường, ở bản Vóng, xã Kỳ Phú (Nho Quan - Ninh Bình) còn tố cáo chính quyền địa phương làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý sử dụng đất đai, gây thiệt hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trên địa bàn xã Kỳ Phú.