Báo Dân tộc và Phát triển số ra ngày 24/11/2020 có bài: “Biệt phủ” trái phép trong di tích danh thắng Ghềnh Ráng, chính quyền không hay biết?. Bài báo phản ánh việc ông Phan Phi Hổ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố trái phép trong khu di tích Ghềnh Ráng. Sau khi báo đặng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, kết quả đây là công trình xây dựng không có giấy phép và nằm trong vành đai bảo vệ di tích.
"Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm...", là khẳng định của chính quyền huyện Tương Dương trước thực tế “chây ì” giải quyết hậu tái định cư (TĐC) Thủy điện Khe Bố. Những năm qua, nhiều nội dung và hàng loạt vấn đề còn tồn tại chưa được chủ đầu tư thực hiện, đang đẩy cuộc sống người dân bị ảnh hưởng gặp rất nhiều khó khăn.
Gửi đơn thư khiếu nại đến Báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Tuyết, sống tại khu phố Thịnh Văn 2, thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh) phản ánh, UBND thị trấn Vân Canh có dấu hiệu bịa đặt và vu khống cho bà khai thác cát trên sông Hà Thanh. Theo phản ánh của bà Tuyết, khi xử lý sự việc này, chính quyền đã không lập biên bản và không có bằng chứng rõ ràng, ảnh hưởng đến danh dự của bà.
Nhằm hạn chế tình trạng sạt lở bờ sông và đảm bảo công tác phòng chống lụt bão, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định dừng tất cả các hoạt động khai thác cát từ ngày 1/10/2020 đến ngày 1/1/2021. Thế nhưng, lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của các địa phương, nhiều doanh nghiệp vẫn ngang nhiên khai thác cát, khiến cho dư luận bất bình.
Để khuyến khích, hỗ trợ các hộ trồng rừng sản xuất, trợ cấp gạo cho hộ trồng rừng thay thế làm nương rẫy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2015 - 2020 (gọi tắt là NĐ 75). Tuy nhiên, đến nay, toàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có 20 hộ được hưởng lợi từ việc trồng rừng theo Nghị định này.
Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng nhưng cố tình chây ì không chốt và trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động, vi phạm nghiêm trọng Bộ Luật lao động. Đó là những gì đang diễn ra tại Công ty Coma 1- Tổng Công ty cơ khí xây dựng Coma (Bộ xây dựng).
“Ngốn” hơn 11 tỷ đồng, ì ạch thi công hơn 13 năm và công trình đã xuống cấp nghiêm trọng… trong đó có một tuyến đường tại huyện Yên Thành (Nghệ An) chưa được quyết toán. Trái ngược với sự sốt sắng của chủ đầu tư trong việc phối hợp giải quyết, thì đơn vị thi công vẫn “im hơi lặng tiếng”. Người dân sinh sống nơi con đường đi qua đang ngày ngày khốn khổ mỗi khi phải đi trên con đường lởm chởm, lầy lội này.
Gần đây, dư luận tỉnh Bình Định xôn xao về một công trình xây dựng trái phép nằm lọt trong khu vực bảo vệ Di tích quốc gia danh thắng Ghềnh Ráng, thuộc núi Xuân Vân, phường Ghềnh Ráng (TP. Quy Nhơn) mà không bị một cơ quan, ban ngành chức năng nào phát hiện, xử lý.
Ông Võ Tấn Luyện, thương binh hạng 2/4, trú tại thôn Phú Hậu, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan chức năng. Trong đơn, ông khiếu nại về việc đất ở và sản xuất của gia đình sử dụng từ lâu, không bị tranh chấp, không nằm trong dự án, bỗng dưng lại nhận được quyết định “Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả” và quyết định “Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả”. Các quyết định này cưỡng chế, đập bỏ ngôi nhà mà ông đang sử dụng nhằm thu hồi đất khiến gia đình ông hoang mang.
Để làm rõ những hành vi khuất tất của Chấp hành viên trong quá trình thi hành cưỡng chế tài sản gia đình Sú A Giểng, dân tộc Nùng, ở tổ 12, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã nhiều lần liên hệ với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đồng Nai, đề nghị phối hợp cung cấp thông tin. Tuy nhiên cho đến nay, lãnh đạo Cục THADS tỉnh Đồng Nai vẫn im lặng, không trả lời báo chí.
Thời gian qua, gần 200 thầy, trò Trường Tiểu học Phú Lệ, xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) phải “di cư” tìm địa điểm của trường khác để học nhờ do ngôi trường xây dựng gần 20 năm đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, nhất là trong mùa mưa lũ này.
Mấy năm nay người dân sinh sống, cũng như khách hàng ký hợp đồng mua nhà với Green Town Bình Tân tại Dự án Khu đô thị (KĐT) Vĩnh Lộc, quận Bình Tân (TP. Hồ Chí Minh) bị đẩy vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, do chủ đầu tư vướng tranh chấp kiện tụng kéo dài với đơn vị phân phối Dự án.
Không hợp đồng lao động (HĐLĐ), không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) và không trang bị bảo hộ lao động (BHLĐ) là thực trạng khá phổ biến đối với lao động người DTTS. Tình trạng này đang gây ra nhiều khó khăn, hệ lụy trong cuộc sống của người lao động.
Như số Báo trước đã phản ánh, trong khi hậu quả của những sai phạm chưa được xử lý dứt điểm, vào đầu tháng 12/2019, Phó Chủ tịch UBND huyện Trảng Bom (Đồng Nai) Lê Hữu Đảng bất ngờ “hạ bút” ký phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (TĐC) để thực hiện Dự án xây dựng khu dân cư (KDC) Phú An Lành tại xã Sông Trầu theo Quyết định số 6019/QĐ-UBND trên diện tích đất rừng đang tranh chấp và giao trái pháp luật. Điều bất ngờ hơn, Giám đốc của Dự án này là bà Nguyễn Ngọc Tú, người đang chiếm dụng trái phép một phần diện tích rừng nói trên.
Hàng trăm ha đất rừng trồng đã bị chặt phá chuyển đổi thành khu dân cư. Trong đó, có rất nhiều diện tích bị lấn chiếm, tranh chấp, thu hồi nhưng bồi thường không đúng đối tượng khiến nhiều người dân từng khai hoang trồng rừng để “phủ xanh đất trống, đồi trọc” gửi đơn tố cáo, khiếu nại kéo dài.
Năm 2004, dự án Hồ thủy điện Cửa Đạt tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) triển khai thực hiện, nhiều hộ dân nằm trong vùng lòng hồ phải di dời. Nhà nước đã cấp kinh phí đền bù, bố trí nơi tái định cư (TĐC), song do không thích nghi được nơi ở mới, nhiều hộ dân trở về quê cũ sống tạm bợ, bất hợp pháp ven Quốc lộ 47 ở xã Yên Nhân.
Do sự thay đổi trình độ chuẩn của giáo viên phổ thông theo Luật Giáo dục năm 2019 và định hướng quy hoạch hệ thống trường sư phạm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nên hiện nay một số trường cao đẳng sư phạm (CĐSP) địa phương đã được sáp nhập vào các trường đại học sư phạm (ĐHSP) trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, các trường này đang đứng trước nguy cơ đóng cửa hoàn toàn do khó tuyển sinh.
Chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 2017 - 2020, do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nghệ An làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư 267 tỷ đồng; trong đó, huyện Tương Dương được bố trí 22 công trình. Tuy nhiên, mới chỉ có một số ít công trình được đưa vào sử dụng, số còn lại vẫn chưa thể bàn giao vì chất lượng không bảo đảm, hồ sơ không đầy đủ…
Trong quá trình thi hành án xử lý tài sản của vợ chồng Sú A Giểng (dân tộc Nùng), có nhiều khuất tất liên quan các quyết định giảm giá tài sản của đương sự, cũng như quy trình bán đấu giá tài sản không đúng quy định. Ngoài ra, khi bị đương sự khiếu nại tố cáo lên lãnh đạo cơ quan, thì chính bản thân Chấp hành viên lại là người tự ký giấy trả lời khiếu nại...
Vay ngân hàng 2,1 tỷ đồng, thế chấp toàn bộ tài sản nhà đất, vườn rẫy giá trị 5,1 tỷ đồng; sau gần 1 năm, không trả nợ được cho ngân hàng, bị cưỡng chế, kê biên tài sản. Quá trình thi hành án kéo dài, bị bán đấu giá toàn bộ tài sản với giá rẻ mạt… Đến nay, phải gánh khoản nợ ngân hàng lên tới hơn 2,7 tỷ đồng.