Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo có nguy cơ “chết yểu”, bởi sự thay đổi, thiếu nhất quán về cơ chế chính sách. Đằng sau một khu kinh tế cửa khẩu hoang tàn, lạnh lẽo, là sự lãng phí tiền của và mất niềm tin của người dân. Giải pháp nào để khu kinh tế này hồi sinh đang là bài toán khó.
Dù nằm cạnh công trình thủy lợi được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng cánh đồng buôn Chóah, huyện Krông Nô - vựa lúa lớn nhất tỉnh Đăk Nông lại bị khô hạn, nứt nẻ. Người nông dân phải túc trực ngày đêm ngoài đồng, canh từng giọt nước để cứu hàng trăm héc ta lúa đang chết khát.
Gần 30 hộ dân không nằm trong quy hoạch của đoạn đường nối từ Trung Yên 6 ra đường Nguyễn Khang, bỗng một ngày quy hoạch “gãy” khiến đoạn đường trên uốn cong qua nhà dân, đẩy họ đứng trước nguy cơ mất nơi ở. Đó là nội dung trong đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp của một số hộ dân thường trú tại đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội gửi tới Tòa soạn Báo Dân tộc và Phát triển.
Được giao đầu tư, thi công công trình nạo vét, nắn dòng suối Đăk Rí để tiêu thoát nước cho cánh đồng lúa xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đăk Nông, nhưng 3 năm qua, doanh nghiệp chỉ tập trung tận thu cát, biến dự án nạo vét thành công trường khai thác cát gây nguy cơ sạt lở, mất đất sản xuất, khiến người dân địa phương bất bình.
Cầu Treo từng là một trong 9 Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu trọng điểm của cả nước và là vùng động lực phát triển kinh tế phía Tây của tỉnh Hà Tĩnh. Thế nhưng, sau 14 năm thành lập, KKT này vẫn chưa lớn như “cái áo” mà nó đang khoác!
Sử dụng ổn định nhiều năm, nhưng bà Trần Thị Hiền, xã Ea Riêng, huyện M’đrắk, tỉnh Đắk Lắk bất ngờ phát hiện đất của mình đã nhập vào sổ đỏ của hàng xóm. Suốt 10 năm qua, bà Hiền mang đơn khiếu nại, khiếu kiện các cấp chính quyền, song việc xử lý của chính quyền các cấp ở Đăk Lăk vẫn chưa thấu tình đạt lý.
Công trình cấp nước sinh hoạt xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ (Bình Định) có tổng kinh phí xây dựng trên 39 tỷ đồng. Nhưng sau khi được nghiệm thu từ đầu tháng 9/2020 đến nay, nhà máy nước này hoạt động cầm chừng khiến người dân bức xúc.
Báo Dân tộc và Phát triển điện tử ngày 7/1/2021 đăng tải bài viết: “Vàng đen và những phận đời không đỏ: Hàng loạt công nhân nhiễm bệnh”. Sau khi báo đăng, có rất nhiều bạn đọc đã chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội và bình luận đa chiều. Đặc biệt, có nhiều độc giả cho biết, hiện tại, công nhân khai thác mỏ không chỉ bị bệnh da liễu, bụi phổi mà còn bị rất nhiều các bệnh nghề nghiệp khác như viêm phế quản mạn tính, nhiễm độc cadimi, nhiễm độc cacbonmonoxit…
Báo điện tử Dân tộc và Phát triển ra ngày 10/1/2021, đăng bài viết “Một số bệnh viện ở Hà Nội có bị Công ty TMC qua mặt?”. Nội dung bài viết nêu vấn đề: “Trúng thầu nhiều gói dịch vụ giặt là tại các bệnh viện lớn trên địa bàn TP. Hà Nội, nhưng do công suất xưởng giặt quá tải nên Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ TMC Việt Nam (gọi tắt Công ty TMC) đã "qua mặt" các bệnh viện, đưa đồ vải ra xưởng giặt dân sinh không đủ tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn, chất lượng giặt là …”Trước thông tin phản ánh của Báo, đại diện các bệnh viện đã có động thái gì để làm rõ sự việc trên?
Từ tháng 11/2020, trang trại lợn có quy mô lớn của Công ty Cổ phần phát triển nông nghiệp sạch Thanh Xuân bắt đầu hoạt động trên địa bàn thôn Thanh Bình, xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Kể từ đó, người dân thôn Thanh Bình phải sống chung với mùi hôi thối và nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng.
Nhiều chủ tàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang lo lắng, bất an trước nguy cơ phá sản vì các tàu dịch vụ hậu cần thủy sản đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) phải nằm bờ, ngừng hoạt động suốt một thời gian dài do vướng các quy định, trong khi các cơ quan chức năng vẫn loay hoay với việc tìm giải pháp gỡ.
Mặc dù có giấy phép, nhưng Công ty TNHH Vận tải và Thương mại Mai Thanh, tại xã Thạch Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), trong quá trình khai thác đá không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn làm giảm năng suất cây trồng; thậm chí nhiều diện tích đất nông nghiệp, nhiều mồ mả của người dân liền kề… cũng bị vùi lấp. Thực trạng này khiến người dân bức xúc, cơ quan chức năng buộc phải ra công văn tạm dừng hoạt động.
Từ đầu mùa khô năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xảy ra 5 vụ cháy rừng tại các huyện Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng này là do người dân đốt nương làm rẫy.
Sau đợt mưa lũ vào cuối năm 2020, hàng loạt các công trình thủy lợi ở tỉnh Quảng Bình bị lũ tàn phá hư hỏng. Nhiều công trình đập bị biến dạng, phần thân đập nứt... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sản xuất nông nghiệp của Nhân dân. Song, do chưa có kinh phí nên hiện các công trình vẫn chưa được sửa chữa...
Từng tốp xe tải hạng nặng “gầm rú” ngày đêm biến mặt đường quốc lộ 8A từ cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo về trung tâm huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hư hỏng nặng. Chừng hơn 30km lưu thông, nhưng đang là nỗi ám ảnh của cánh tài xế, bởi tại nhiều vị trí đã xuất hiện sụt lún ta luy âm, lan can bị hư hỏng nặng, thiếu phương tiện cảnh báo nguy hiểm…
Nhiều hạng mục thuộc dự án cải thiện vệ sinh môi trường khu du lịch chùa Hương Tích chưa bàn giao đã hư hỏng nặng. Lãnh đạo huyện Can Lộc đã thốt lên đầy bất lực: "Chúng tôi đã đề nghị nhiều lần nhưng vẫn chưa được bàn giao và sửa chữa?!"...
Di tích lịch sử Chiến thắng Đệ Đức, huyện Hoài Nhơn được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích cấp tỉnh ngày 09/01/2006, nhằm ghi nhận những đóng góp của các lực lượng làm nên chiến thắng Đệ Đức. mở rộng vùng giải phóng từ Hoài Ân, An Lão, Tam Quan, Hoài Nhơn đến các xã phía bắc Phù Mỹ. Nhưng, đáng lo ngại là, mấy tháng nay, Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng (DNTN XD) Tân Lập đã tự ý tập kết hàng ngàn khối cát xâm hại đến di tích; trong khi đó, cơ quan quản lý di tích và chính quyền địa phương sở tại không hề có biện pháp ngăn chặn?!
Thời gian gần đây, dư luận tỉnh Bình Định rất bức xúc về việc, Khu du lịch sinh thái và dã ngoại Suối Tiên (Khu du lịch Suối Tiên) tại TP. Quy Nhơn xây dựng không phép nhưng lại ngang nhiên thu vé các loại dịch vụ khi vào cổng tham quan. Điều đáng nói là, khu du lịch này đã hoạt động một thời gian khá dài nhưng không có một lực lượng chức năng nào kiểm tra, xử lý, kể cả Đội Kiểm tra liên ngành Du lịch.
Liên quan đến việc UBND TP. Vinh đã thanh toán 41 tỉ đồng tiền xử lí rác thải cho Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường xanh Seraphia (Công ty Seraphia), dù đơn vị này vẫn chưa xử lí triệt để 84.000 tấn chất thải, đại diện UBND TP. Vinh cho rằng, đó là tiền tạm ứng. Khi chúng tôi đề cập đến việc, nếu Công ty Seraphia không phối hợp xử lí “núi rác”, thì vị đại diện này khẳng định cái đó chưa thể trả lời được ?.
Gần 4 năm trôi qua, Dự án cấp nước sạch, với tổng vốn đầu tư 116 tỷ đồng tại huyện miền núi Sa Thầy, tỉnh Kon Tum vẫn đang giẫm chân tại chỗ. Mặc dù, nhu cầu nước sạch đối với người dân nơi đây đang hết sức cấp bách, nhưng công trình vẫn đang thi công ì ạch và liên tục gia hạn, gây bức xúc trong dư luận và người dân trên địa bàn huyện.