Theo đó, các huyện Bắc Hà, Si ma cai, Bảo Yên, Mường Khương là các địa phương có tỷ lệ 100% xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận về pháp luật. Toàn tỉnh còn 11 đơn vị cấp xã không đạt chuẩn tiếp cận pháp luật do có công chức là người đứng đầu cấp chính quyền xã có vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ.
Tỷ lệ các xã, phường, thị trấn, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội; góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật tại cơ sở và yêu cầu mới về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới toàn diện công tác phổ biến giáo dục pháp luật, gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật và thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng là công tác quan trọng.
Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã.
Việc chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của cơ sở, xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động trực tiếp đến hoạt động của chính quyền các cấp, nhất là cấp xã. Qua đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo, điều hành, triển khai các nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp khắc phục, thực hiện đạt kết quả tốt hơn góp phần tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ chuyên môn của chính quyền cấp xã; nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã; đồng thời đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cũng như công tác thi hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật. Đây cũng là một trong các tiêu chí trong quá trình các xã xây dựng nông thôn mới.