Thủy điện Đăkđrinh (SơnTây, Quảng Ngãi) tích nước, đi vào hoạt động từ cuối năm 2014 đã làm mất tuyến đường vào Khu dân cư (KDC) Nước Đốp. Từ đó đến nay, hàng trăm con người ở KDC này gần như bị “nhốt trên núi cao”, dù chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã "hứa" với dân là mở đường phá thế "ốc đảo" của KDC
Được khởi công từ năm 2009, sau đó công trình Nhà máy xi măng Thanh Sơn (huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) phải bỏ hoang vì thiếu vốn. Đến nay, chính quyền và người dân địa phương mong muốn tỉnh thu hồi lại dự án này vì chậm tiến độ và có nguy cơ phát sinh một số vấn đề đáng lo ngại.
Nỗi bất an, lo lắng vì sống cạnh kho thuốc bảo vệ thực vật cũ của bà con xã Tân Dân (huyện Đức Thọ) và thị trấn Phố Châu (huyện Hương Sơn) của tỉnh Hà Tĩnh luôn thường trực hàng chục năm nay. Đã nhiều lần kiến nghị, yêu cầu, nhưng đến nay nỗi lo ấy ngày càng… "lắng lại thành cục", chưa được cơ quan hữu quan giải quyết!.
Báo Dân tộc và Phát triển ra ngày 23/4/2021 đăng tải bài viết: “Xử lý cán bộ sai phạm ở Mường Tè (Lai Châu) – Tiền hậu bất nhất”. Bài viết phản ánh, các cơ quan chức năng của Mường Tè dù đã có kết luận về những sai phạm của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San nhưng lại xử lý rất nửa vời. Trong khi đó, những sai phạm của bà Yên, nhất là sai phạm trong công tác quản lý tài chính, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước.
Mặc dù UBND TP. Hà Nội đã có Công văn chỉ đạo, giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành Thành phố và UBND quận Cầu Giấy làm việc, thông tin với Báo Dân tộc và Phát triển, liên quan đến câu hỏi "Ai vẽ “đường cong mềm mại” từ Trung Yên 6 ra Nguyễn Khang". Nhưng đến nay, các cơ quan vẫn không hề có động thái gì, phải chăng đây chính là biểu hiện của việc phớt lờ chỉ đạo của cấp trên.
Cuối năm 2018, 36 hộ nghèo và cận nghèo ở xã Bản Cầm được hỗ trợ trâu sinh sản từ Dự án “Nâng cao tầm vóc đàn trâu trên địa bàn xã Bản Cầm” do UBND huyện Bảo Thắng (Lào Cai) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, dự án đang bộc lộ một số bất cập...
Báo Dân tộc và Phát triển số ra ngày 29/3 /2021 có bài viết: Bình Định: Có hay không việc tiếp tay "xẻ thịt " di tích lịch sử quốc gia Đồi Cả?". Bài viết phản ánh về tình trạng Di tích lịch sử quốc Đồi Cả (tại thôn Chánh Hòa, xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) bị các đối tượng đất tặc, đá tặc ngang nhiên “xẻ thịt” trong một thời gian dài, nhưng không bị một cơ quan chức năng nào xử lý đang khiến dư luận vô cùng bức xúc...
Hiện tượng sụt đất và nước cạn bất thường, đang làm cho người dân xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thấp thỏm, bất an. Trong khi đó, các cơ quan chức năng vẫn đang “chuyền bóng” cho nhau.
Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển nhận được đơn tố cáo của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Mầm Non Vàng San, xã Vàng San, huyện Mường Tè (Lai Châu), tố cáo những sai phạm nghiêm trọng của bà Lý Thị Yên, Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng San. Quá trình xác minh của phóng viên, cho thấy những điểm bất thường trong việc giải quyết đơn tố cáo và cách xử lý của huyện Mường Tè đối với những sai phạm của hiệu trưởng trường này, trong đó có những dấu hiệu can thiệp của cấp trên để sai phạm từng bước “chìm xuồng”.
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có hơn 70 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Việc phát triển ồ ạt các nhà máy thủy điện đã và đang đem lại những hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân.
Thời gian qua, tỉnh Đăk Nông đầu tư hàng loạt công trình phòng chống hạn, nhưng khi vận hành thử nghiệm một số công trình lộ rõ nhiều bất cập, không đưa nước về đồng ruộng được. Hàng trăm hộ dân như ngồi trên đống lửa nhìn đồng khô khát, lúa không trổ đòng vì thiếu nước, thậm chí phải cắt lúa hư cho bò ăn.
Khu vực cống số 6 (xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu), đã được đưa ra khỏi danh sách “điểm nóng về ô nhiễm môi trường” từ năm 2018. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần đây, khu vực này lại bị ô nhiễm trầm trọng, đầm nước bỗng đồi màu hồng tím, bốc mùi hôi thối, khiến dư luận không khỏi lo lắng về nguy cơ tái ô nhiễm.
Biết được thông tin UBND tỉnh Ninh Bình có Quyết định phê duyệt đồ án lập quy hoạch khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại huyện Gia Viễn và Nho Quan, ngay lập tức một lượng lớn "cò" đất đổ về đây tung hoành, thổi giá đất lên cao, gây mất ANTT tại địa phương.
Mặc dù mới đi vào vào hoạt động, nhưng nhà máy thủy điện Khánh Khê (Lạng Sơn) đã có dấu hiệu tích nước không đảm bảo quy định về dòng chảy tối thiểu, khiến hạ lưu sông Kỳ Cùng cạn trơ đáy, người dân bức xúc do thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Thời gian qua, người dân ở các huyện Tây Sơn, An Nhơn... tỉnh Bình Định vô cùng bức xúc, khi hằng ngày phải sống trong cảnh “ăn đất, thở bụi” do tình trạng xe chở đất, cát gây ra. Đặc biệt, nhiều xe có dấu hiệu quá khổ, quá tải, chạy quá tốc độ vẫn vô tư qua lại trước mặt các cơ quan chức năng?
Sau hơn 10 năm xây dựng, công trình nhà nội trú cho học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) vẫn chưa thể bàn giao và đưa vào sử dụng, trong khi học sinh vẫn phải đi ở trọ. Nguyên nhân là do chủ đầu tư khởi công công trình khi chưa làm xong khâu giải phóng mặt bằng.
Theo phản ánh của người dân sống xung quanh khu vực hồ Phú Lộc IV, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn thời gian qua, hồ Phú Lộc IV mặc dù đã được nạo vét từ năm 2018 nhưng đến nay đã bốc mùi trở lại.
Hồ thủy điện Bản Quyền tại thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1968, với hai chức năng là làm thủy điện và thủy lợi. Năm 2009, hồ Bản Quyền được chuyển giao cho doanh nghiệp tư nhân Kim Lan ( nay là Công ty TNHH MTV Thủy điện Bản Quyền). Tuy nhiên, từ khi chuyển giao cho công ty này, việc quản lý lòng hồ rất lỏng lẻo, thiếu hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân sống quanh hồ.
Hiện nay, tại Bình Định đang là cao điểm mùa xây dựng nên nhu cầu sử dụng cát tăng cao, những doanh nghiệp khai thác cát đang hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, hầu hết các mỏ các đều không thực hiện đúng quy trình khai thác, xe cộ chạy tấp nập, ầm ĩ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.
Chỉ vì một quyết định thu hồi đất của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh bị Thanh tra thị xã Từ Sơn tự ý sửa chữa địa danh, vị trí đất mà gần 14 năm qua, 3 hộ nghèo ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn đã phải “đội đơn” khiếu nại, khiếu kiện. Hành trình đòi đất gian nan ấy vẫn chưa dừng lại, bởi quyền lợi chính đáng của họ chưa được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giải quyết thỏa đáng.