Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Hiệu quả giảm nghèo từ chủ trương " đảng viên không nằm trong diện hộ nghèo"...

Đạt Thành Nhân - 18:44, 06/03/2023

Nhiều năm qua, tại xã miền núi Quảng Ngãi, các cấp ủy và chính quyền đã phát huy vai trò của đảng viên với phương châm và mục tiêu: “Đảng viên phải là hộ gương mẫu, tiên phong trong làm kinh tế và không nằm trong diện hộ nghèo”. Nhờ đó, công tác giảm nghèo ở các địa phương luôn đạt hiệu quả, giúp nhiều hộ thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Đảng viên Đinh Văn Trị người tiên phong trồng cây chuối mốc mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Sơn Liên, huyện Sơn Hà (quảng Ngãi)
Đảng viên Đinh Văn Trị xã Liên Sơn, huyện Sơn Tây, tiên phong trồng cây chuối mốc mang lại hiệu quả kinh tế để bà con tin tưởng học làm theo

Gương mẫu, đi đầu

Hiện nay, hai bên vệ đường, dọc theo các triền đồi dẫn về xã Sơn Liên, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) phủ một màu xanh tít tắp của cây chuối mốc. Một trong những người tiên phong đăng ký tham gia mô hình trồng chuối mốc từ dự án do Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ, là Đinh Văn Trị, đảng viên, công an viên của thôn Nước Vương.

Bao năm qua, ngoài việc nỗ lực, gương mẫu lập thân lập nghiệp để cải thiện cuộc sống kinh tế cho gia đình, anh Trị còn tích cực hướng dẫn nhiều người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đồng thời đảm nhận việc cung cấp giống cho bà con.  Nhờ đó, hàng chục hộ dân trên địa bàn đã tham gia trồng chuối mốc, có nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

 Ngoài ra, anh Trị còn đảm nhận việc cung cấp giống và nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân. “Mình là đảng viên nên phải gương mẫu, tiên phong trong mọi việc, nói phải đi đôi với làm thì người dân mới tin tưởng, làm theo”, anh Trị chia sẻ.

Ở thônTrà Nô, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, ông Phạm Thanh Mong (sinh năm 1954), dân tộc Hrê, là một trong những đảng viên, cựu chiến binh luôn được bà con tin tưởng những gì ông tuyên truyền, vận động và làm theo. Để có được tình cảm và sự tin tưởng này, ông Mong luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào hoạt động ở địa phương. Đặc biệt, thời gian qua, ông đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất để xây dựng trường học, mở rộng làm đường giao thông nông thôn và tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng thôn, làng đoàn kết, ổn định và phát triển.

Ông Phạm Thanh Mong vui vẻ trò chuyện cùng các cháu học sinh Trường Tiểu học xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi)
Ông Phạm Thanh Mong phấn khởi chứng kiến các cháu học sinh Trường Tiểu học xã Ba Tô được học trong ngôi trường rộng rãi, sạch đẹp

Nhận nhiệm vụ chăm lo “cái chữ” cho con em đồng bào của địa phương, ông thấy được những thiếu thốn, thiệt thòi của các cháu không có chỗ học đàng hoàng, chật chội. Do vậy, năm 2015, ông đã bàn bạc với vợ quyết định hiến 600 m2 đất cùng với xã để mở rộng, xây dựng trường Tiểu học xã Ba Tô. Có trường đẹp, rộng rãi, học sinh yêu thích đến trường hơn, nhờ đó mà tình trạng bỏ học giảm hẳn.

Ông Mong chia sẻ: "Nhìn các cháu học tập, vui chơi trong ngôi trường khang trang, tôi vui lắm vì con cháu mình không phải học trong những lớp học tranh tre nứa lá nữa".

 Năm 2016, chính quyền xã có chủ trương mở mới tuyến đường từ Quốc lộ 24 đi vào tổ Mang Cà Rế, thuộc thôn Trà Nô đi ngang qua đất vườn nhà gia đình ông tự nguyện hiến 1.200m2. Tiếp đến vào giữa năm 2018, chính quyền xã đầu tư mở rộng thêm chiều ngang mặt đường 2m, chiều dài 300m, gia đình ông Mong hiến 600m2 đất để làm đường.


Nhiều hộ gia đình ở miền núi Quảng Ngãi phát triển kinh tế nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đảng viên
Nhiều hộ gia đình ở miền núi Quảng Ngãi đã được các đảng viên hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển kinh tế

Đảng viên là điểm tựa của hộ nghèo

Ở Quảng Ngãi, nhiều đảng viên không chỉ là người đi đầu trong thực hiện mọi việc, mà còn là điểm tựa của những hộ nghèo. Đơn cử như gia đình chị Phạm Thị Kim Thư, ở thôn Làng Tương, xã Ba Điền, thoát khỏi diện hộ nghèo là nhờ vào sự quan tâm hỗ trợ tích cực từ cấp ủy chi bộ thôn, trực tiếp là Bí thư Chi bộ thôn Phạm Văn Nho.

Được phân công giúp đỡ gia đình chị Thư phát triển kinh tế, ngoài việc tạo điều kiện để chị Thư tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ông Nho đề xuất để hộ chị Thư được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và hưởng các chính sách hỗ trợ cây, con giống từ chương trình hỗ trợ giảm nghèo. 

Ông Nho cho biết: Trong kế hoạch công tác hằng năm, tất cả đảng viên đều tham gia phụ trách hộ nghèo. Nhiệm vụ chính là tạo việc làm cho các hộ thông qua tiếp cận nguồn vốn. Sau khi có vốn, các hộ dân đầu tư cây, con giống để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, nhờ đó nhiều hộ thoát nghèo, có cuộc sống khá giả.

Một trong những cách làm hiệu quả của các Chi bộ thôn ở xã Ba Điền, là tranh thủ vai trò của đảng viên là Người có uy tín. Đây là lực lượng nòng cốt, “nói dân nghe, làm dân tin”. Như đảng viên Phạm Văn Thì, Người uy tín ở Ba Điền. Để “nói dân nghe, làm dân tin”, ông Thì luôn gương mẫu trong làm kinh tế, trồng các loại cây keo, cau, chăn nuôi trâu, nuôi heo và đào ao nuôi cá, mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng.

Đặc biệt, ông Thì luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân ứng dụng khoa học sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt để thoát nghèo bền vững. “Mình phải gương mẫu trong gia đình trước, sau đó vận động bà con trong thôn, xóm làm theo. Bà con thấy mình đời sống kinh tế ổn định, họ mới tin tưởng làm theo”, ông Thì chia sẻ.

Ông Phạm Văn Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Ba Điền cho biết: Cùng với việc phân công nhiệm vụ đối với chi ủy, từng đảng viên phụ trách nhóm hộ, phụ trách hộ, thì phương châm “Đảng viên phải là hộ gương mẫu, tiên phong trong làm kinh tế và không nằm trong diện hộ nghèo” được quán triệt xuyên suốt. Nhờ đó, công tác giảm nghèo ở địa phương đạt kết quả tốt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng - Hướng phát triển nhiều tiềm năng ở Kbang

Du lịch cộng đồng đang là mô hình được đồng bào các dân tộc ở nhiều địa phương triển khai thực hiện. Tại huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nơi có 19 DTTS sinh sống (trong đó, người Ba Na chiếm hơn 40%) đang chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, vừa giúp người dân có thêm thu nhập ổn định, giảm nghèo, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Bế mạc Hội thi thể thao các DTTS tỉnh Gia Lai năm 2023

Thể thao - Ngọc Thu - 23:46, 01/06/2023
Sau 3 ngày tranh tài diễn ra sôi nổi, chiều 1/6, tại Nhà thi đấu tỉnh Gia Lai đã diễn ra Lễ bế mạc và trao giải cho các đoàn đạt thành tích cao tại Hội thi Thể thao các DTTS tỉnh năm 2023.
Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Bình Định: Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển

Sắc màu 54 - L.Phương - 23:43, 01/06/2023
Tối 1/6, UBND tỉnh Bình Định đã long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023, tại thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát.
Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 10, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thời sự - PV - 21:05, 01/06/2023
Thứ 5, ngày 1/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 10 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Phóng sự - Tiêu Dao - 21:03, 01/06/2023
Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thủơ của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Hậu Giang: Gắn phát triển du lịch cộng đồng với chuyển đổi số

Kinh tế - Song Vy - H. Diễm - 20:53, 01/06/2023
Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo sinh kế cho người nông dân, tỉnh Hậu Giang đang dần hình thành hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng, đặc trưng và kiến tạo vành đai xanh ven đô trên hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, với sự phát triển của chuyển đổi số đang gắn kết các nhà vườn làm du lịch phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Hãy đến Vi Rơ Ngheo một lần để thấy

Du lịch - PV - 20:47, 01/06/2023
Lâu nay khi nhắc đến Khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) du khách thường nghĩ đến các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng ít ai biết rằng, ở giữa “đại ngàn Măng Đen” có một ngôi làng của đồng bào DTTS độc đáo, bình yên mang đậm bản sắc của người Xơ Đăng.

"Lối mở" cho nghề làm nón Huế

Nghề nghiệp - Việc làm - Vũ Hảo - 20:45, 01/06/2023
Chiếc nón để che nắng, che mưa từ xa xưa đã gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Ở vùng nào cũng có nón, nhưng nón Huế được nhiều người ưa chuộng là vì sự thanh thoát nhẹ nhàng. Nón không chỉ là vật dụng sinh hoạt đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự.
“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

“Lớp học cho em” mô hình dạy miễn phí cho trẻ em DTTS trên đỉnh núi

Media - Tuấn Ninh - 20:35, 01/06/2023
Nhắc đến Suối Giàng, người ta nhắc ngay đến một lớp học đặc biệt. Khi màn đêm buông xuống, đó cũng là lúc lớp học đặc biệt này lại sáng đèn đón các em nhỏ. Ánh sáng từ lớp học, tiếng giảng bài, tiếng bập bẹ đánh vần, tập đọc xen lẫn những tràng cười giòn tan của cả cô và trò tạo nên những thanh âm vang vọng khắp vùng cao.
5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

5 tháng năm 2023: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD

Kinh tế - PV - 20:25, 01/06/2023
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Bắc Kạn: Để nông sản vươn ra “biển lớn”

Kinh tế - Mộc Lan - 20:23, 01/06/2023
Thời gian gần đây, tỉnh Bắc Kạn đã và đang chú trọng triển khai nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, phát triển các mặt hàng nông sản, đặc biệt là sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) theo hướng củng cố số lượng, nâng cao chất lượng với mục tiêu đưa nông sản vươn ra “biển lớn”.