Đợt “bão Covid-19” quét qua tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 5, tháng 6 vừa qua, đã khiến hàng ngàn công nhân bị lây nhiễm, hàng trăm doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Trong “tâm dịch”, Bắc Ninh đã có sáng kiến bố trí cho công nhân lưu trú, làm việc tại nhà máy và đã kiểm soát tốt dịch bệnh, đưa hoạt động sản xuất trong các khu công nghiêp trở lại bình thường.
Quảng Bình hiện có 418 hồ đập lớn nhỏ, trong đó có nhiều hồ đập được xây dựng vào những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, nay đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Đáng lo ngại, chỉ cần vài trận mưa, cơn bão một số hồ đập này trở thành những quả “bom nước” , đe dọa cuộc sống của người dân.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để hoàn thành nhiệm vụ gọi công dân nhập ngũ, Hà Nội xác định cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự, giáo dục truyền thống nhằm khơi dậy niềm tự hào, tiếp thêm ý chí để công dân trong độ tuổi nhập ngũ hăng hái đăng ký tuyển nghĩa vụ quân sự.
Huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) cách trung tâm TP. Thanh Hóa chừng 86km về phía Tây, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao... Những năm qua, địa phương đang được ghi nhận là điểm sáng về giáo dục trong các huyện miền núi của tỉnh.
Với tiềm năng, thế mạnh hiện có, Hoà Bình đang ngày càng thu hút được nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, tỉnh luôn ưu tiên đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng từ thực tiễn.
Hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 134 được đầu tư để xây dựng các công trình nước sạch tại một số huyện miền núi, vùng nông thôn tại Thanh Hóa. Tuy nhiên trong số đó, có hàng trăm công trình đang đắp chiếu, kém hiệu quả, hoặc xuống cấp.
Trong những năm qua, huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã, đang ưu tiên các nguồn lực, nỗ lực xóa bỏ các hủ tục, góp phần nâng cao đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Hơn 3 năm xây dựng “Tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị cây atisô”, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) xã vùng sâu Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Sau một thời gian dài nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, từ ngày 18/10, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (THCS) ở các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) đã đến trường học trực tiếp với sự phấn khởi, háo hức.
Là địa phương nằm trong vùng tâm dịch, bị ảnh hưởng nặng nề nhiều mặt, song mọi sự trợ giúp về an sinh xã hội, hỗ trợ cuộc sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS luôn được chính quyền TP. Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể, các nhà hảo tâm ưu tiên quan tâm, với nhiều hoạt động thiết thực trong thời gian qua .
Trong những ngày này, với không khí thi đua chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng đã đóng góp tiền, công sức và thực phẩm để cùng tổ chức nấu ăn, hỗ trợ cho lao động ngoài tỉnh vừa trở về tránh dịch tại các khu cách ly.
Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp, tuy nhiên tại một số địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Bình, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tạo ra rào cản phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tôn giáo ngày càng tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước như xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ấp, khu phố không có tệ nạn xã hội…
Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, nên ngay trong giữa mùa dịch, tỉnh Đắk Nông vẫn thu hút nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đến đầu tư ở nhiều lĩnh vực, tạo đà phát triển kinh tế trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tại một đô thị đông dân như TP. Hồ Chí Minh, với rất nhiều thành phần xã hội sinh sống và làm việc, thì tình trạng nhiều người lang thang, cơ nhỡ, vô gia cư, xin ăn tập trung luôn là một vấn đề khó giải quyết. Tuy nhiên trong tình hình mới, khi Thành phố đang vừa phục hồi đời sống kinh tế, vừa phòng chống dịch Covid-19, thì vấn đề này cũng đang cần những giải pháp hữu hiệu hơn.
Để từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) đã vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện cuộc sống. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 70% (năm 2018) xuống còn 50% (cuối năm 2020).
Xuất phát từ một số nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều cây trồng hàng hóa, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Thời gian gần đây, bà con nông dân ở các địa phương đang phá bỏ một số cây trồng từng được xác định là hàng hóa, tìm các loại cây trồng khác thay thế với hy vọng có thu nhập.
Việc thay đổi giống lúa Khang dân hay Bao thai, cũng như một số tập quán canh tác quen thuộc của đồng bào vùng cao là không dễ, nhưng không phải không thực hiện được.
Dự án Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng, đóng tại Cụm công nghiệp Bãi Bùi, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa). Mặc dù chưa đủ thủ tục pháp lý, nhưng doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên xây dựng. Đáng chú ý là, theo ý kiến của doanh nghiệp này, thì do chính quyền gây khó nên doanh nghiệp chưa thực hiện đủ thủ tục pháp lý?
Tận dụng lợi thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, Hoà Bình đang mở cửa đón làn sóng đầu tư. Với sự cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư (NĐT) tiềm năng đã đến với Hoà Bình, tạo ra diện mạo mới cho nền kinh tế tỉnh.