Thông qua thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) giai đoạn 2015 - 2020" của Chính phủ, Đắk Nông đã đạt được nhiều kết quả, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục.
Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Phú Yên, qua 4 năm thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020”, chất lượng học tập của trẻ em DTTS các huyện miền núi của tỉnh ngày càng chuyển biến tích cực. Đó là động lực để tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đề án giai đoạn 2021 - 2025.
Thời gian qua, mô hình các CLB Nông dân với pháp luật đã phát huy được vai trò tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân ngay tại cơ sở. Để hoạt động của các CLB ngày càng đi vào chiều sâu, rất cần sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương, Hội Nông dân và ngành Tư pháp.
Nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, Lào Cai là một trong những tỉnh thuộc vùng xanh, đang tổ chức dạy học trực tiếp. Những ngày này, các thầy, cô giáo và hơn 228.000 học sinh các cấp trong toàn tỉnh đang nỗ lực dạy và học, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, an toàn. Đồng thời, ngành Giáo dục cũng đã chuẩn bị kỹ và triển khai một số nội dung trong các phương án thích ứng nhằm bảo đảm chất lượng dạy và học nếu dịch bùng phát trở lại.
Thời gian gần đây, người dân ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết (Bình Thuận) rất bức xúc khi một trạm trộn bê tông có quy mô lớn ngang nhiên xây dựng trên đất rừng, hoạt động rầm rộ, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tuy nhiên các cấp chính quyền địa phương vẫn “ngó lơ”, không có biện pháp xử lý triệt để.
Có thể khẳng định, những cánh rừng ngập mặn là một hệ sinh thái quí hiếm, từ ngàn đời như cái nôi của sự sống đa dạng vùng ven biển. Vậy mà một thời kỳ, nó đã bị tàn phá không thương tiếc. Khi rừng mất, mới thấm thía được sự khốc liệt của thiên nhiên. Giờ đây, những bàn tay từng cầm rựa phá rừng lại tiên phong trong việc hồi sinh những cánh rừng ngập mặn.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Nghị quyết số 06 -NQ/TU ngày 17/5/2021 “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Nghị quyết số 06) dự kiến đầu tư 4.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Nhân dịp này, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về một số nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đề cập trong Nghị quyết.
Thực hiện Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, huyện Đan Phượng (T.P Hà Nội) đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia các chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.
Để phục hồi nền du lịch trong những tháng cuối năm, nhiều đơn vị du lịch lớn tại TP. Hồ Chí Minh đang gấp rút lên kế hoạch cho các tour mới. Trong đó, việc triển khai thử nghiệm khá suôn sẻ các tour “du lịch bong bóng” vừa qua, đã mở ra hướng đi mới với nhiều dấu hiệu lạc quan cho ngành công nghiệp không khói của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đoàn công tác chúng tôi vượt gần 200 km từ TP. Cao Bằng đến hai huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm. Chuyện “xa” - “gần” về cung đường trước đây được mệnh danh là khó, hiểm trở nhất tỉnh giờ đã thay đổi trong thời @ (cách mạng công nghiệp lần thứ tư).
Qua hơn 10 năm triển khai Quyết định số 18/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (nay là Quyết định 12/2018/QĐ-TTg), việc thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã mang lại kết quả tích cực. Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với cộng đồng.
Sau khi trở lại cuộc sống bình thường mới, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã kịp định hình và giữ những thói quen phòng, chống dịch bệnh ngay trong cuộc sống hằng ngày.
Trước đây, người dân xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) khá chật vật trong việc tìm kiếm việc làm, cải thiện thu nhập. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, thời gian gần đây, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã đã có nhiều mô hình, cách thức mới trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) luôn được cấp ủy, chính quyền xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) quan tâm, chú trọng, phát huy hiệu quả. Sau khi hoàn thành chương trình, phần lớn các học viên đều đủ điều kiện tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc phát huy thế mạnh làng nghề truyền thống, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới (NTM) tại địa phương.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến phức tạp, nhiều buôn đồng bào DTTS xuất hiện các chùm ca bệnh đông bệnh nhân, mức độ lây lan nhanh, nguy hiểm. Với chức năng của ngành công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều hoạt động, việc làm cụ thể nhằm nâng cao cảnh giác phòng dịch và hỗ trợ đồng bào DTTS. Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi thông tin với bà H’Yao Knul, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk về vấn đề này.
Cứ đến mùa mưa lũ, bà con ở vùng hạ du của các hồ thủy điện, thủy lợi lại lo ngay ngáy không yên. Lũ chồng lũ đã gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản. Trước thực tế đó, tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối đa cho vùng hạ du.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1773 về chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng.
Theo phản ánh của người dân sinh sống tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), thời gian qua, rừng sản xuất trên địa bàn rất “được giá”, các hộ dân đua nhau bán đất rừng để thu lời. Đặc biệt, có những hộ dân còn đang rao bán cả đất rừng phòng hộ...
Xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) là địa phương có phần lớn đồng bào dân tộc Mường sinh sống. Nhiều năm nay, nhờ nghề sấy cau xuất khẩu, nhiều hộ dân ở đây trở nên khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
19 năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền, cùng sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là thể hiện vai trò '"bà đỡ" cho người dân, trong công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương, nhờ đó mà tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh hiện chỉ còn 3,5%.