Oóc Om Bok còn gọi là Lễ hội Cúng trăng, hay Lễ Đút cốm dẹp của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội Oóc Om Bok - Đua ghe ngo của đồng bào Khmer năm 2021 được diễn ra trong 2 ngày 19 - 20/11. Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer Sóc Trăng nói riêng. Sôi nổi nhất phải kể đến là Hội Đua ghe Ngo, thu hút nhiều đội ghe trong và ngoài tỉnh tham dự.
Những ngày đầu tháng 11/2021, sau thời gian dài là tỉnh duy nhất giữ vững vùng xanh, Cao Bằng đã ghi nhận những ca bệnh đầu tiên là công dân từ các địa phương có dịch trở về địa phương. Nhưng với sự chủ động, linh hoạt, quyết tâm, quyết liệt trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, đến thời điểm hiện tại, tỉnh chưa ghi nhận sự lây nhiễm từ các ca bệnh này ra ngoài cộng đồng.
Cam Vinh một thời nức tiếng. Ai đã từng đến Nghệ An mà chưa thưởng thức một vài múi cam vàng óng ánh với mùi hương đặc trưng mang thương thiệu cam Vinh thì quả là thiệt thòi. Thế mà, những năm gần đây, loại quả hái ra tiền này đang có nguy cơ bị xóa sổ.
Dịch bệnh đang bùng phát ở nhiều vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Phước, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của ngươi dân. Hàng nghìn gia đình đồng bào DTTS vốn đã khó khăn, nay gặp dịch bệnh càng khó khăn hơn. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ cho người dân vượt qua khó khăn.
Trong các niên vụ trước, cam sành Hà Giang rơi vào tình trạng “rụng thành suối” ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Để chủ động ứng phó với tình trạng này, thời gian qua, người trồng cam cũng như chính quyền địa phương, đã sớm xây dựng các kịch bản tiêu thụ cam, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cùng nền văn hóa Hòa Bình đặc sắc được ví như "miền đất sử thi", du lịch Hòa Bình đang được đánh thức nhờ những tiềm năng phong phú này. Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực xây dựng, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Do thiếu giáo viên, nên nhiều trường học ở tỉnh Bắc Giang buộc phải dồn lớp, hoặc bố trí dạy 2 buổi/ngày. Hiện, nhiều trường liên tục đăng thông báo tuyển gấp giáo viên hợp đồng cho năm học 2021 - 2022. Tuy nhiên, nhiều người không mặn mà, vì mức lương trả cho giáo viên hợp đồng quá thấp.
Bây giờ, người Arem đã được sinh sống trong những ngôi nhà sàn mái đỏ nổi bật bên kỳ quan Sơn Đoòng thay vì phải sinh sống trong rừng sâu, hang đá. Con đường đến trường của các em học sinh cũng được bê tông phẳng lỳ... Tuy nhiên, cần có thêm những chính sách “đòn bẩy”, những khát khao, động lực tự cường từ người Arem, người Bru Vân Kiều để Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vươn lên mạnh mẽ hơn.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đem lại hiệu quả thiết thực, tiếp thêm luồng sinh khí mới cho những vùng quê ở Cao Bằng. Trong quá trình xây dựng NTM, đối với tiêu chí kinh tế, Cao Bằng đã ưu tiên và tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, hướng đến nền nông nghiệp bền vững.
Các ca dương tính với Covid-19 đang gia tăng trở lại ở vùng DTTS và miền núi. Đặc biệt, đây là địa bàn còn nghèo về kinh tế, khó khăn trong giao thông và hạn chế về công tác thông tin, tuyên truyền…Thực tế này đang đặt ra không ít thách thức trong phòng chống dịch bệnh giai đoạn mới.
Chỉ cách trung tâm thị trấn Bảo Lạc khoảng 20km, nhưng bao đời nay đồng bào DTTS ở xóm Ngàm Lồm, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) luôn phải sống trong cảnh thiếu ánh điện. Người dân nơi đây luôn khao khát có điện về thắp sáng bản làng, phục vụ sinh hoạt, sản xuất vươn lên thoát nghèo.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có tờ trình đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ 251,5 tỷ đồng để khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra trên địa bàn trong năm 2021.
Để giải quyết việc tranh chấp đất nương do tổ tiên để lại, chị Chéo Mý Nải không tìm đến cơ quan pháp luật mà âm thầm tìm thầy cúng để xử lý. Hậu quả là chị bị chính tên thầy cúng hạ độc, dẫn đến mất mạng...
Những con đường trong thôn Thanh Hà, xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nơi có đông đồng bào Mường sinh sống hôm nay dường như sạch đẹp và vắng vẻ hơn mọi ngày. Điều đó được lý giải ngay, bởi hiện nay dịch covid-19 đang diễn biến phức tạp, người dân ở các địa phương khác không qua lại nhiều, còn hầu hết bà con trong thôn thì đã tề tựu tại nhà văn hóa thôn để tham dự ngày hội lớn: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lâu nay, bản Cu Vai, xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) được du khách biết tới bởi vẻ đẹp hoang sơ, quanh năm mây mù bao phủ. Nhưng ít ai biết, đằng sau vẻ đẹp đó là những gian khó, nhọc nhằn vì đến nay, Cu Vai vẫn không có điện, không sóng điện thoại, đường sá đi lại xa xôi, hiểm trở…
Khu tái định cư (TĐC) Đồng Tranh, xã Long Mai, huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi), do Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư, với số vốn gần 15 tỷ đồng. Vì nhiều nguyên nhân, khiến quá trình thi công kéo dài, khiến cuộc sống của họ đang vô cùng khó khăn.
Krông Búk là một trong những địa phương có số ca mắc Covid-19 trong đồng bào DTTS cao nhất tỉnh Đắk Lắk. Hiện các cấp chính quyền, hội, đoàn thể và lực lượng y tế huyện đang từng ngày nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Những đứa trẻ 5 - 6 tuổi mỗi ngày đi bộ nhiều cây số đường dốc gập gềnh để đến được điểm trường, rồi cũng chừng ấy cây số để trở về nhà sau mỗi buổi học. Gian nan vất vả là thế, nhưng những giấc mơ về con chữ vẫn thôi thúc những đôi chân trần vượt khó.
Trước việc các địa phương bắt đầu có kế hoạch cho học sinh trở lại học trực tiếp, tại TP. Hồ Chí Minh, nhiều phụ huynh và bản thân chính các em cũng có những suy nghĩ, trăn trở khác nhau. Vừa vui mừng vì được trở lại trường lớp, nhưng cũng vừa lo lắng vì vấn đề dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại các địa phương trong những ngày qua…
Hồ sơ nghiệm thu đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan, ai cũng công nhận công trình thi công bảo đảm kỹ, mỹ thuật, phát huy hiệu quả. Thế nhưng chỉ sau 3 ngày sử dụng, công trình thủy lợi bản Thắm Thẩm, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã ngưng hoạt động.