Là một xã miền núi của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, thế nhưng Quang Thành lại về đích Nông thôn mới (NTM) sớm. Hiện nay, Đảng bộ và Nhân dân xã Quang Thành đang tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Là tỉnh có nhiều khu, cụm công nghiệp nên số lao động làm việc tại Bắc Ninh rất lớn. Để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, sau thời gian giãn cách kéo dài vì đại dịch Covid–19, tỉnh Bắc Ninh đã và đang triển khai hiệu quả nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang tác động tiêu cực tới kinh tế - xã hội của cả nước. Các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng không nằm ngoài những tác động này, nhiều HTX đã phải dừng hoạt động.
Trong những năm qua, công tác giảm nghèo của tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, kết quả này chưa bền vững, thể hiện ở số hộ tái nghèo, số hộ nghèo mới hàng năm vẫn còn khá cao.
Đó là khẳng định của ông Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đại biểu Quốc hội khóa XV, khi trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển bên lề Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa XV.
Thời gian qua, nhiều hộ dân ở bản Đao, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên (Lào Cai) rất bức xúc, vì diện tích đất sản xuất bao đời nay bị ngập mỗi khi Nhà máy Thủy điện Bắc Cuông tích nước. Đất sản xuất thì mất, nhưng phía Nhà máy thủy điện cho đến thời điểm này chưa có phương án đền bù cho người dân.
Vũ Quang (Hà Tĩnh) là huyện vùng biên đầu tiên trên cả nước về đích nông thôn mới (NTM). Các làng quê như được khoác lên mình một tấm áo mới, đời sống Nhân dân được nâng cao, ít ai nghĩ trước đó, Vũ Quang là một huyện nghèo khó nhất tỉnh Hà Tĩnh.
Người chăn nuôi vốn đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nay, họ lại phải đối diện với dịch bệnh tả lợn châu Phi (TLCP) quay trở lại. Điều lo ngại là, dịch TLCP lần này xảy ra nhiều nơi ở khu vực miền núi, nơi có nhiều người dân chủ yếu sống dựa vào nghề chăn nuôi.
Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, Hòa Bình không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn, mà còn bởi những nét đặc sắc trong phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc địa phương. Những năm qua, với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đồng bào các dân tộc thiểu số trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống, tỉnh Hòa Bình đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bảo tồn văn hoá truyền thống trong đời sống hiện đại...
Lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và tâm lý muốn thoát nghèo của đồng bào Mông ở huyện vùng biên Mường Lát (Thanh Hóa), những kẻ xấu đã đến lôi kéo nhiều người nộp tiền vào đường dây tiền ảo, để chiếm đoạt tiền của họ.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giảm gần 9% so với cùng kỳ năm trước (tương đương giảm 11.300 lao động). Theo thông tin của các ngành chức năng, nhờ việc thực hiện nghiêm ngặt, hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh thời gian qua, phần lớn các cơ sở sản xuất trên địa bàn đã an tâm, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh và đang có nhu cầu cần tuyển thêm lao động.
Sáng 4/11, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tuyên Quang đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 190 năm Ngày thành lập tỉnh (4/11/1831 - 4/11/2021); 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
Những năm gần đây, từ các mô hình hợp tác xã (HTX) đã thúc đẩy việc phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mang lại nhiều lợi ích cho nông dân Hà Giang khi tham gia. Nhờ đó, cuộc sống của các xã viên ngày càng ổn định, góp phần vào sự phát kinh tế - xã hội của địa phương.
Những năm qua, TP. Cần Thơ đã tích cực ứng dụng công nghệ 4.0, chuyển sang nền nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh và đã đạt được những kết quả tích cực.
Có dịp về xã Kim Lư, huyện Na Rì (Bắc Kạn) mới cảm nhận được những đổi thay của địa phương này. Từ một xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), Kim Lư đã vươn lên là xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) với cơ sở vật chất khang trang. Đặc biệt là những tuyến đường trong xã được đổ bê tông rộng và sạch đẹp; các công trình phúc lợi, nhà họp thôn được xây dựng kiên cố; người dân hăng say thi đua lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa...
Trong điều kiện thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, thêm vào đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang xảy ra trên diện rộng ở miền núi, với sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Quảng Nam đã và đang tự bảo vệ mình trước thiên tai, dịch bệnh bằng nhiều cách làm khác nhau. Trong đó, đồng bào đã rất ý thức và chủ động di dời đến nơi an toàn mỗi khi mùa mưa đến; cũng như bảo vệ tài sản, dự trữ lương thực, thực phẩm…
Với mục tiêu đến năm 2025 người dân xã Lý Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) có thu nhập bình quân đầu người 54 - 60 triệu đồng/người/năm, qua hơn một năm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra, trong đó, với việc ưu tiên mục tiêu đầu tư tái cơ cấu nông nghiệp, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người đã tăng, đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện.
Những năm qua, người dân ở tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước khai thác thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống. Từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nay người dân đã chủ động liên kết bằng việc thành lập các hợp tác xã (HTX) để tạo sức mạnh trong sản xuất, ứng dụng công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Thời gian qua, để thực hiện mục tiêu giúp trẻ "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh thực hiện xây dựng "Trường học hạnh phúc", nhằm lan tỏa những giá trị yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường.
Sau 3 năm triển khai, Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cải tạo và phát triển vùng sản xuất chè hàng hóa tại tỉnh Bắc Kạn” đã xây dựng thành công 25ha mô hình canh tác theo phương pháp VietGAP, hữu cơ; 12ha trồng giống chè mới chất lượng cao tại các huyện Chợ Mới, Ba Bể, góp phần nâng cao giá trị cây chè địa phương, xây dựng thương hiệu, tạo sản phẩm chè đặc sản có giá trị hàng hóa cao.