Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy hiệu quả Tổ truyền thông cộng đồng

PV - 09:48, 05/04/2023

Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em, Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng đã thành lập và duy trì hoạt động các Tổ truyền thông cộng đồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song, các tổ luôn cố gắng đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, chắt lọc hình thức phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân; qua đó, bước đầu thu được những kết quả tích cực.

Họat động của Tổ truyền thông cộng đồng góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho bà con đồng bào DTTS
Họat động của Tổ truyền thông cộng đồng góp phần nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho bà con đồng bào DTTS

Là một trong những giải pháp để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 - hướng đến bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, các Tổ truyền thông cộng đồng đã được Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà thành lập cuối năm 2022 vừa qua. Các tổ hoạt động tại 14 thôn và tổ dân phố đặc biệt khó khăn thuộc 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; hoạt động tại các thôn Thực Nghiệm, Buôn Chuối (xã Mê Linh); thôn Phi Tô, Kon Pang (xã Tân Thanh); thôn Preteing 2 (xã Phú Sơn); thôn Đạ Ty (xã Đạ Đờn); thôn RyOngTo, Phi Suor (xã Phi Tô)...

Chị Nguyễn Thị Thùy - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lâm Hà cho biết, mỗi Tổ truyền thông cộng đồng có khoảng 10 - 15 thành viên, gồm bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn, Công an viên và các đoàn thể ở địa phương. Chủ đề chính trong năm 2023 là “Giới và bình đẳng giới”. Hàng tháng, tổ sẽ tổ chức ít nhất một hoạt động truyền thông như: phát tờ rơi, lồng ghép nội dung vào các buổi họp thôn, nói chuyện chuyên đề...; qua đó, giúp người dân hiểu các quy định của pháp luật về bình đẳng giới; loại bỏ định kiến giới, hủ tục, thói quen lạc hậu; chuyển đổi sản xuất, phát triển kinh tế...

Theo chị Thùy, đa phần các Tổ truyền thông cộng đồng thuộc vùng sâu, vùng xa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn; do đó, để công tác tuyên truyền, vận động của các tổ được phát huy hiệu quả, Hội Phụ nữ huyện đã hỗ trợ một phần kinh phí, loa cầm tay cũng như hướng dẫn các kỹ năng tuyên truyền để các thành viên tự tin phát huy nhiệm vụ, vai trò của mình. Tuy mới thành lập và còn nhiều khó khăn, song, các Tổ truyền thông cộng đồng luôn cố gắng vừa đa dạng hóa hình thức tuyên truyền vừa chắt lọc hình thức phù hợp với từng nội dung, đối tượng người dân để tăng tính hiệu quả.

Đơn cử tại hai thôn Buôn Chuối và Thực Nghiệm, xã Mê Linh, nơi có đa phần là người dân theo đạo, “ngoài các buổi họp, tuyên truyền hàng tháng, các tổ đã phối hợp với các nhà thờ, giáo xứ lồng ghép, giảng giải trong các buổi lễ”, chị Nguyễn Thị Xuân - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Mê Linh cho biết. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ này cũng như uy tín của các cha xứ, mà bà con giáo dân đã dần có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như hành động về bình đẳng giới và quyền lợi trẻ em.

Còn tại thôn Đạ Ty, xã Đạ Đờn, các Tổ truyền thông cộng đồng lại lựa chọn hình thức thường xuyên đến từng nhà dân để rà soát và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con; sau đó, sẽ lồng ghép nội dung tuyên truyền gắn liền với việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn của người dân trong các cuộc họp thôn. Cụ thể, do đời sống người dân Đạ Ty còn nhiều khó khăn, nên việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng; vì vậy, tổ vận động, hướng dẫn bà con phát triển sản xuất gắn liền với việc nâng cao vị thế của phụ nữ, quan tâm trẻ em, tránh bạo lực gia đình, tảo hôn... Đặc biệt, tổ nhấn mạnh việc thay đổi nếp nghĩ cũ, các hủ tục, bình đẳng giới... cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lâm Hà chia sẻ, việc các Tổ truyền thông cộng đồng tập trung chủ yếu tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện, không chỉ giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động về bình đẳng giới và quyền lợi trẻ em mà còn góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đề ra. Hơn hết là giúp bà con DTTS và miền núi, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em có thể “giảm nghèo thông tin”, tiến tới giảm nghèo bền vững.

Tuy nhiên, theo chị Thùy, các mô hình này cũng gặp một số khó khăn nhất định do kinh phí hạn hẹp, kiến thức và kỹ năng của các thành viên còn nhiều hạn chế dẫn đến một số hoạt động của các tổ chưa thật sự hiệu quả, phạm vi và tính thuyết phục chưa cao.

Vì vậy, thời gian tới, chị Thùy cho biết, ngoài việc tăng cường tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa và hoạt động của Tổ truyền thông trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, Hội sẽ tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ Hội cũng như các thành viên trong tổ; đẩy mạnh việc giao lưu, học tập và trao đổi kinh nghiệm giữa các tổ trong cùng một địa phương; đồng thời, tăng cường phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương đa dạng hóa và lồng ghép các nội dung nhằm tăng tính hiệu quả của mô hình. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Tin nổi bật trang chủ
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 phút trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 17 phút trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 6 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.