Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trải nghiệm hoạt động tái hiện nghi lễ Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long

T.Hợp - 09:35, 22/06/2023

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Hội Di sản văn hóa Thăng Long khai mạc chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” nhằm tái hiện nhiều nghi thức cung đình xưa trong dịp Tết Đoan Ngọ, cũng như một số phong tục dân gian trong dịp Tết quan trọng này. Qua đó, giúp công chúng hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của người Việt, phát huy giá trị văn hóa cung đình xưa.

Quang cảnh Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long. (Nguồn: Báo Văn hóa)
Quang cảnh Tết Đoan Ngọ xưa tại Hoàng thành Thăng Long. (Nguồn: Báo Văn hóa)

Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, Đoan Ngọ (Đoan Dương) được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất. Từ xa xưa, cha ông ta đã truyền tụng câu ca: “Tháng tư đong đậu nấu chè/ Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”.

Đoan Ngọ được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11h đến 13h, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ là lúc mặt trời ở gần trái đất nhất.

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “tết giết sâu bọ”. Cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, từ chốn cung đình hoa lệ, tôn nghiêm cho đến những miền quê mộc mạc, người người hân hoan đón tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian tuy có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn công đức tổ tông.

Trong cung đình, Tết Đoan Ngọ là lễ thường triều, hoàng đế/nhà vua chịu mệnh trời thực hiện một số nghi lễ như cúng tế các tiên đế, báo hiếu bậc sinh thành, ban yến và ban quạt cho văn võ bá quan, với mong ước ban phúc lành, ban sức khỏe, bình an cho muôn nhà.

Tết Đoan Ngọ diễn ra đúng vào lúc thời tiết nóng nực, chiếc quạt là vật dụng làm mát vô cùng thiết yếu, nên ngoài ban yến, nhà vua còn tiến hành ban quạt.

Quạt được ban cho các hoàng thân, văn võ bá quan, bính lính, nô tì, tiểu giám... và còn được cung tiến vào văn miếu, vũ miếu. Ân điển ban quạt thể hiện sự quan tâm, chăm lo đặc biệt đến thần dân với ý nghĩa nhân văn là ban “Phúc lành, Sức khỏe, Bình an”.

Ngoài dân gian, Tết Đoan Ngọ cũng có những phong tục hết sức độc đáo như dâng cúng sản vật của mùa Hạ lên ông bà tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong người, hái lá làm thuốc Nam vào giờ Ngọ, đeo bùa và chỉ ngũ sắc, dùng lá nhuộm móng tay móng chân, mặc áo dấu, bôi rượu hùng hoàng cho trẻ con, treo con giáp tết từ ngải cứu, khảo cây...

Không gian trưng bày, giới thiệu nghi lễ cung đình trong Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long xưa.
Không gian trưng bày, giới thiệu nghi lễ cung đình trong Tết Đoan Ngọ tại Hoàng thành Thăng Long xưa

Nhân dịp tết Đoan Ngọ năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội long trọng tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” với nhiều điểm mới, mang đậm dấu ấn tết Đoan Ngọ cung đình. Chương trình bao gồm 2 hoạt động chính là trưng bày và thể nghiệm nghi lễ cùng với không gian Check-in lung linh, cổ kính.

Các nghi lễ của hoàng cung trong ngày Tết Đoan Ngọ thời Lê lần đầu tiên được Trung tâm trưng bày diễn giải một cách có hệ thống, sinh động và chân thực thông qua hệ thống pano, tranh vẽ, đặc biệt là phỏng dựng không gian cung đình trầm mặc cung kính, thiên tử uy nghi ngự trên ngai rồng thiết triều, đề thơ lên quạt và truyền ban thưởng quạt cho các quan.

Chiếc quạt tuy là vật dụng nhỏ bé nhưng lại có giá trị sử dụng cao và hàm chứa trong mình biết bao giá trị văn hóa, lịch sử. Vì thế, không gian trưng bày tiếp tục được tạo điểm nhấn bởi bộ sưu tập quạt mang phong cách quạt the đặc sắc của gia đình nghệ nhân Lân Tuyết. Đây là một dòng quạt quý, cao cấp thường dành cho các tầng lớp vua chúa, quan lại, quí tộc xưa. Để làm ra được chiếc quạt này phải là một người nghệ nhân tài hoa. Quạt không chỉ đơn thuần là vật để làm mát, để che mưa che nắng, mà nay chiếc quạt còn là một tác phẩm nghệ thuật.

Ngoài ra, khu trưng bày Tết Đoan Ngọ truyền thống thường niên với những phong tục độc đáo của người dân kinh thành Thăng Long xưa như: Tục đeo túi thơm, buộc chỉ ngũ sắc, bôi hùng hoàng cho trẻ em, tục hái lá thuốc vào giờ Ngọ, tục kết ngải hình con giáp, vẫn được duy trì thông qua việc tái hiện hình ảnh thu nhỏ của phố Hàng Quạt, Hàng Mụn (tên gọi trước đây, nay là Hàng Bút), Hàng Thuốc.

Đến với chương trình, du khách còn được nghe những câu chuyện đầy màu sắc về phong tục “diệt sâu bọ”, những bí quyết làm nghề quạt giấy đầy tinh tế và khéo léo từ các nghệ nhân, thợ nghề truyền thống…

Trong khuôn khổ chương trình, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội cũng phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long và Công ty Cổ phần Ỷ Vân Hiên thực hiện nghi lễ tiến phẩm, dâng hương lên các vị tiên đế. Bên cạnh đó, nghi lễ ban quạt là 2 trong 4 nghi lễ Tết Đoan Ngọ quan trọng của triều đình thời Lê Trung Hưng vẫn được trung tâm duy trì tái hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 6 phút trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 7 phút trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 phút trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 11 phút trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Ẩm thực - T.Nhân-H.Trường - 12 phút trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Du lịch - Lê Hường - 14 phút trước
Trong 6 ngày, từ 30/3 - 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa Đắk Lắk nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2025), tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 15 phút trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 15 phút trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17 phút trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 18 phút trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.