Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024

Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức Lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.

Toàn cảnh Ao Bà Om từ trên cao – Ảnh: Daihocsi
Toàn cảnh Ao Bà Om từ trên cao – Ảnh: Daihocsi

Bốn công trình còn lại là: Khu di tích lịch sử Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích lịch sử Chùa Giác Linh (huyện Cầu Ngang), di tích Bờ Lũy (huyện Châu Thành) và di tích Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu (thị xã Duyên Hải).

Ngoài ra, Đoàn cấp huyện đã thực hiện số hóa 31 điểm di tích lịch sử, bảo tàng ở địa phương. Các công trình số hóa này giúp người dân, du khách dễ dàng tra cứu thông tin liên quan về di tích, danh thắng của Trà Vinh, được du lịch qua hình ảnh, video bằng cách quét mã QR hoặc truy cập internet theo đường dẫn.

Với công nghệ hình ảnh 360 độ hiện đại, sắc nét tạo cảm giác chân thực kết hợp video clip sinh động, hình ảnh góc nhìn từ trên cao, giọng thuyết minh truyền cảm, du khách sẽ thấy được hình ảnh các di tích, danh thắng như hiện ra trước mắt.

Ao Bà Om có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m
Ao Bà Om có hình chữ nhật, rộng 300m, dài 500m

Bên cạnh đó, mini app “CYU Trà Vinh” là một ứng dụng nhỏ được tận dụng từ nguồn tài nguyên có sẵn của mạng xã hội Zalo. Người dùng có thể truy cập trên Zalo bằng cách tìm kiếm và mở ứng dụng trực tiếp thông qua thanh tìm kiếm hoặc truy cập trực tiếp bằng cách quét mã QR.

Từ đó, người dùng sẽ được tiếp cận tin tức, sự kiện do Tỉnh đoàn đăng tải cùng các tiện ích về nghề nghiệp, việc làm, văn hóa du lịch, thông tin về sản phẩm OCOP, thanh niên khởi nghiệp, phản ánh kiến nghị và một số tiện ích khác. Ứng dụng cũng liên kết đến Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, địa phương.

Những công trình chuyển đổi số của tuổi trẻ Trà Vinh nhằm giúp giữ gìn, phát huy, quảng bá các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Trà Vinh có một kho tàng phong phú về di sản văn hóa phi vật thể, vật thể, ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa, phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của người nơi đây trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Thả hoa đăng trên Ao Bà Om
Thả hoa đăng trên Ao Bà Om

Đến nay, toàn tỉnh có 55 di tích được công nhận; trong đó có 39 di tích lịch sử cấp tỉnh và 16 di tích lịch sử cấp quốc gia. Địa phương có 2 bảo vật quốc gia và 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc ứng dụng chuyển đổi số tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương Trà Vinh cho thế hệ trẻ; đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch phát triển. Mini app “CYU Trà Vinh” giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục thanh, thiếu nhi trên không gian mạng thông qua ứng dụng công nghệ nền tảng số, đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin mới, chuẩn xác liên quan đến nghề nghiệp, việc làm, văn hóa, du lịch, sản phẩm OCOP, khởi nghiệp…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều điểm đến tại Việt Nam được ghi danh tại Giải du lịch thế giới

Nhiều điểm đến tại Việt Nam được ghi danh tại Giải du lịch thế giới

World Travel Awards (Giải du lịch thế giới) vừa công bố các giải thưởng theo hệ thống đánh giá toàn cầu của tổ chức này, bao gồm World Travel Awards, World Golf Awards, World Cruise Awards, World Travel Tech Awards...
Tin nổi bật trang chủ
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 5 giờ trước
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 10 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 10 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 12 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 12 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 12 giờ trước
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Hòa Bình: Khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn đang dần thu hẹp

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 13 giờ trước
Hoà Bình coi trọng việc phát triển hạ tầng giao thông, tạo động lực cho vùng DTTS, miền núi, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.