Đến xã Tà Hừa, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu hỏi thăm thì không mấy ai không biết đến chị Tòng Thị Lải. Không chỉ là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã, chị Lải còn là Người có uy tín của bản Cáp Na suốt nhiều năm qua.
Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc xã San Thàng, TP. Lai Châu; địa danh chợ Tam Đường đất không chỉ là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng mà còn là địa điểm để bà con gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình của người dân trong vùng thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu (Lai Châu).
Lai Châu là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả nhất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên cả nước. Nguồn tiền chi trả DVMTR được trao tận tay người dân, tuy nhiên nhiều hộ được chi trả với số tiền lớn nhưng gia đình vẫn nghèo đói do sử dụng đồng tiền không hợp lý.
Từ một xã có nhiều hộ nghèo với những tập tục lạc hậu, đến nay bà con các dân tộc ở xã Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) đang ngày càng ổn định cuộc sống và từng bước phát triển kinh tế nhờ thực hiện hiệu quả mô hình không sinh con thứ ba.
Phong trào “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” được đoàn viên, thanh niên huyện Than Uyên (Lai Châu) hưởng ứng mạnh mẽ.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nhiều năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực xây dựng các mô hình can thiệp, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại các bản làng. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào “cuộc chiến” chống lại vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc phát triển cây chè đã góp phần thay đổi tập quán, tư duy canh tác của đồng bào các dân tộc.
Chiều 21/5/2018, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lai Châu nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội.
Trước đây, các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Mường Tè (Lai Châu) được triển khai chủ yếu là cho không. Vì thế, đã tạo nên tính ỷ lại của người dân, tư tưởng muốn ở lại hộ nghèo để hưởng các chính sách hỗ trợ.
Người Hà Nhì ở xã Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) quan niệm, thế giới thần linh rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Tất cả những sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống đều được phong thần như: Thần Núi, thần Rừng, thần Bản, thần Sấm, thần Mưa, thần Nương... Nhưng vị thần ngự trị cao nhất, nhiều quyền lực nhất chính là Trời. Vì vậy, đồng bào có tục cúng trời để tạ ơn các thần đã ban phát cho bản làng trù phú, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cầu an lành trong năm tới.
Từ lâu, sản phẩm miến dong ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) được người tiêu dùng ví như “lộc trời” trên miền biên ải.
Xã Huổi Luông huyện Phong Thổ (Lai Châu) tiếp giáp với huyện Kim Bình (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) có tổng số 1.352 hộ/7.335 nhân khẩu.
Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Với 8 nội dung cụ thể: Không đói nghèo, không có trẻ suy sinh dưỡng, không sinh con thứ ba trở lên, không có bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong những hoạt động tích cực của Hội Phụ nữ huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Qua đó góp phần hoàn thành tiêu chí căn bản trong XDNTM của huyện Sìn Hồ.
Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số (giai đoạn 2007-2017) được UBND tỉnh Lai Châu tổ chức ngày 04/5 vừa qua.
Được đánh giá là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnh Lai Châu, mỗi năm Than Uyên có khoảng gần 800 hộ thoát nghèo. Để có được kết quả này, bên cạnh các chính sách của Nhà nước và tính tự lực tự cường của đồng bào nơi đây thì một phần rất lớn đó là từ các hoạt động tích cực của những cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Để hỗ trợ người khuyết tật ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, các cấp ngành, địa phương ở Lai Châu đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giúp người khuyết tật “tàn nhưng không phế”.
Những năm qua, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các xã đạt chuẩn về y tế. Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2020, 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.
Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã được công nhận thoát nghèo giai đoạn 2018 đến 2020 theo Quyết định số 275/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù đời sống người dân nơi đây đã đổi thay, song vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ngày 06/4, tại TP. Sơn La (tỉnh Sơn La), Báo Dân tộc và Phát triển đã tổ chức Hội nghị cộng tác viên và bạn đọc các tỉnh khu vực Tây Bắc năm 2018. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Ban Dân tộc: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình; đội ngũ cộng tác viên và đại diện Người có uy tín trên địa bàn 6 tỉnh Tây Bắc.