Là huyện mới được chia tách từ huyện Than Uyên (2008), tuy nhiên huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội, trong đó, có phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là địa phương được tỉnh Lai Châu lựa chọn là huyện đầu tiên về đích NTM vào năm 2020.
Vài chục hộ dùng chung khe nước nhỏ, có hộ phải bỏ ra số tiền gần chục triệu đồng mua ống dẫn nước, là tình trạng đang diễn ra gần 1 năm nay tại 4 bản tái định cư của xã Nậm Mạ (huyện Sìn Hồ, Lai Châu). Bà con nơi đây đang chịu cảnh thiếu nước, thậm chí ngay cả giữa mùa mưa.
Trước đây, huyện Sìn Hồ, được coi là điểm nóng về ma túy của tỉnh Lai Châu. Tệ nạn ma túy hoành hành khiến cho tình hình an ninh trật tự thôn bản phức tạp. Trong những năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng công an, số vụ vi phạm liên quan đến ma túy cũng như số người nghiện ma túy trên địa bàn huyện đã giảm rõ rệt.
Vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng mắc ca-một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ ngưỡng, khí hậu của địa phương. Người tiên phong đưa mắc ca về đất Tân Uyên là Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Xuân Cát.
Đại diện đơn vị thi công đường Pa Vệ Sủ (Lai Châu) cho biết, 3 công nhân bị chết và mất tích do mưa lũ đều không được ký hợp đồng lao động.
Từ chiều 23 đến sáng 24/6, trên địa bàn huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) xảy ra mưa lớn trên diện rộng , gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, làm thiệt hại về người, tài sản. Chính quyền huyện Mường Tè đã khẩn trương di dời 27 hộ dân sống gần suối trên địa bàn 2 xã Bum Nưa và Pa Vệ Sủ.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lai Châu cho biết, sau trận mưa kéo dài đêm 23/6, trên địa bàn các huyện Mường Tè và Nậm Nhùn (Lai Châu) đã xảy ra lũ quét, cuốn trôi nhiều công trình; nhà cửa, tài sản, hoa màu của nhân nhân và bước đầu ghi nhận có 4 người bị lũ cuốn trôi.
Ngày 13/6, huyện Nậm Nhùn đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ II, năm 2019. Tham dự có các ông Trần Hữu Chí, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Lò Văn Cương, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Bí thư Huyện ủy; Phạm Đức Minh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo đại diện các ban, ngành tỉnh, huyện và 100 đại biểu tiêu biểu đại diện cho 27.000 đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.
Trong các ngày từ 8-12/6, các huyện Mường Tè (Lai Châu), Lang Chánh (Thanh Hóa) và Kỳ Sơn (Nghệ An) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Đây là dịp để các địa phương đánh giá lại hiệu quả việc thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2018; vinh danh các cá nhân, tập thể điển hình trong đồng bào DTTS trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời đề ra mục tiêu phấn đấu, phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Trong 3 năm (2016-2018), toàn tỉnh Lai Châu đã có gần 13 nghìn hộ thoát nghèo; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 4,95%/năm, huyện nghèo giảm 5,7%/năm, hộ cận nghèo giảm 0,08%/năm. Có được kết quả này một phần từ việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 28/6/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Từ đôi bàn tay khéo léo của người nông dân Tày, những chiếc thìa, dĩa nhỏ xinh; cốc chén tiện dụng; giỏ, làn, khay lạ mắt… ra đời. Sản phẩm thân thiện với môi trường đã “vươn xa” đến Hà Nội, Lai Châu, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh… Đó là thành quả của cô gái trẻ Trịnh Thị Thảo (sinh năm 1989) với ý tưởng khởi nghiệp và hành trình nỗ lực đánh thức giá trị sản phẩm từ mây, tre...
Những năm trước đây, trên địa bàn xã Tả Lèng (huyện Tam Đường, Lai Châu) tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định về an ninh, trật tự. Trước tình hình đó, phát huy tinh thần gắn kết cộng đồng, dòng họ Giàng đã trở thành điểm sáng trong việc thực hiện hiệu quả mô hình tự quản về an ninh trật tự của địa phương...
Sáng 31/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Công tác bình đẳng giới năm 2019. Tham dự có bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Kon Tum… và hơn 70 đại biểu làm công tác tuyên truyền về bình đẳng giới tại các xã vùng DTTS và miền núi. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chủ trì Hội nghị.
Trong những năm qua, từ việc đưa phong trào thể dục-thể thao quần chúng đi vào chiều sâu đã góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều hạt nhân tiêu biểu tham gia các giải thi đấu thể thao trong khu vực và toàn quốc, giành được nhiều giải thưởng cho địa phương.
Chiều 28/5, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu do ông Tống Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu làm Trưởng đoàn.
Sáng 24/5, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã tổ chức thành công Đại hội điểm, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019, với chủ đề “Các dân tộc huyện Sìn Hồ đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Dự Đại hội có Phó Chủ tịch thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu DTTS tỉnh Tống Thanh Hải; Phó Vụ Trưởng Vụ địa phương I, Ủy Ban Dân tộc Tráng A Dương; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trần Hữu Chí cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành tỉnh, và 150 đại biểu đại diện cho các DTTS đang sinh sống trên địa bàn huyện.
Hàng chục nghìn hộ dân ở Tây Bắc (chủ yếu ở Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) đã góp đất cùng với các doanh nghiệp trồng cao su với khát vọng thoát nghèo, làm giàu từ “vàng trắng”. Nhưng khát vọng này sẽ chỉ là viễn cảnh nếu không có sự điều chỉnh kịp thời về chính sách hỗ trợ.
Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng cao tại nhiều địa phương miền núi phía Bắc. Tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu… đã xảy ra cháy rừng. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) các địa phương, ngành chức năng đang tích cực triển khai nhiều biện pháp cấp bách.
Chiều ngày 25/4, tại trụ sở cơ quan, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức gặp đoàn gồm 20 đại biểu là người có uy tín, đại diện cho 1067 người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lai Châu, do ông Lý Công Hậu, Phó trưởng Ban dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn. Tham gia buổi gặp mặt còn có lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT. Bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ dân tộc thiểu số chủ trì buổi gặp mặt.
Năm 2017, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) bắt đầu mở hướng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu tiếp cận với mô hình làm kinh tế mới mẻ này, nhưng bản Sì Thâu Chải nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút rất đông du khách. Bởi lẽ nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đặc trưng được lưu giữ mà còn bởi cách làm du lịch rất riêng của đồng bào dân tộc Dao.