Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 m so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy của tuần cuối tháng, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Kinh tế -
H.Thắm - P.Ly -
14:26, 04/06/2023 Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, nghề nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng của nhiều địa phương và hộ dân trong tỉnh.
Giáo dục -
Thuỳ Giang -
16:11, 28/05/2023 Sau gần 2 năm triển khai, toàn tỉnh Lai Châu đã thành lập được 45 Câu lạc bộ (CLB) bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc trong các trường phổ thông. CLB Nắng của Trường THCS Sùng Phài, Tp. Lai Châu, là một trong những mô hình tiêu biểu trên hành trình nuôi dưỡng tình yêu văn hóa cho các em học sinh.
Photo -
Hà Minh Hưng -
08:13, 28/05/2023 Si La là một dân tộc rất ít người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Dân số dân tộc Si La hiện nay khoảng gần 900 người. Người Si La hiện sống tập trung ở 3 bản Seo Hai, Sì Thâu Chải và Nậm Xìn thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Năm 2014, đồng bào Si La di cư từ bên kia sông Đà về nơi ở mới theo Chương trình Tái định cư Thủy điện Sơn La. Về nơi ở mới, mặc dù người Si La đã thích nghi hòa nhập cộng đồng cùng đồng bào các dân tộc khác, nhưng người Si La vẫn giữ được những nét sinh hoạt văn hóa riêng.
Media -
Thùy Anh -
00:05, 28/05/2023 Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Kinh tế -
Đinh Phương -
23:53, 27/05/2023 Những năm gần đây, người dân trên địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã chú trọng đầu tư nuôi cá nước lạnh. Hiệu quả kinh tế của loại cá này đã mang lại nguồn thu nhập rất lớn cho người dân trên địa bàn.
Media -
Thùy Anh -
19:10, 26/05/2023 Nhằm bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa của trang phục truyền thống dân tộc Giáy trên địa bàn, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu đã kết hợp cùng những nghệ nhân người Giáy mở lớp truyền dạy kỹ thuật tạo hình trang phục dân tộc Giáy cho đông đảo chị em phụ nữ theo học, qua đó lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc và khơi dậy niềm say mê với trang phục truyền thống, đồng thời tạo thêm sinh kế cho các chị em trong những ngày nông nhàn.
Người Pú Nả (nhóm địa phương thuộc dân tộc Giáy), sinh sống ở các bản: Tả Sín Chải, Séo Sin Chải, Lò Suối Tủng, Phan Lìn (phường Đông Phong, Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu)... Người Pú Nả có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó độc đáo nhất là tục hát ống. Chỉ với những vật dụng thô sơ như ống nứa, sợi chỉ lanh, nhưng lại trở thành phương tiện giao lưu tình cảm thú vị. Lời hát trong hát ống là câu tỏ tình, giao duyên, những câu đối về: Lịch sử, địa danh, phong tục… góp phần gìn giữ văn hóa của dân tộc.
Media -
Thùy Anh -
21:15, 17/05/2023 Nậm Nhùn là huyện vùng cao của tỉnh Lai Châu. Tỷ lệ hộ nghèo ở huyện còn khá cao, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn kéo theo nhiều phong tục lạc hậu vẫn còn duy trì ở một số địa phương. Nhất là thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết vẫn là bài toán cần các ngành, các cấp vào cuộc cùng tháo gỡ để bảo đảm cho chất lượng dân số. Nhằm giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ tình trạng trên, ngành Giáo dục huyện Nậm Nhùn đã và đang đẩy mạnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, linh hoạt trong công tác tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh.
“Mo Khoăn Khoai” theo tiếng dân tộc Lự (tỉnh Lai Châu) nghĩa là Lễ cúng hồn trâu. Đây là một nghi lễ đồng bào dân tộc Lự thực hiện nhằm tỏ lòng biết ơn những “ông trâu” đã gắn bó, đồng hành cùng người dân trong lao động sản xuất, mang lại mùa vụ bội thu cho bản làng.
Media -
Thùy Anh -
23:07, 11/05/2023 Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân, qua đó tạo sự đồng thuận và ủng hộ của bà con. Năm 2016, xã Pắc Ta vui mừng đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới. Thành quả đó là nền tảng vững chắc để Pắc Ta vượt khó, tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
Các bản làng du lịch cộng đồng dân tộc Dao, Mông, Thái... ở các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên và thành phố Lai Châu thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
Phóng sự -
Thúy Hồng -
08:31, 05/05/2023 Trước đây người ta thường truyền tai nhau về cuộc sống của người La Hủ ở Mường Tè, Lai Châu rằng, cứ sau mỗi mùa thu hoạch, thời điểm cây rừng trút lá trước mùa đông là bà con lại rút lều, bỏ nương chuyển đến nơi ở mới. Nhưng đó là chuyện của hơn chục năm về trước. Giờ đây đồng bào La Hủ ở Mường Tè đã dứt “phận lá vàng”, để an cư, lập làng phát triển kinh tế, đã có những tỷ phú trẻ người La Hủ mới ở tuổi đôi mươi.
Sà Dề Phìn là một xã vùng cao thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, địa danh được ví như “Sa Pa” thứ hai. Nằm ở độ cao gần 1.700 m so với mực nước biển, Sà Dề Phìn có khí hậu ôn hòa, mát mẻ phù hợp cho du khách đến nghỉ dưỡng và tham quan. Điều thú vị níu chân du khách tới đây là được thưởng thức hương vị chè cổ.
Sáng 26/4, Ban Điều hành Plan huyện Phong Thổ phối hợp với Tổ chức Plan International vùng Lai Châu tổ chức hội nghị khởi động dự án “Trao quyền kinh tế cho thanh niên DTTS tại Lai Châu” năm thứ 3.
Giặc tan, đó là lúc đồng bào Thái nơi ngã ba sông Đà tự “kết thúc” những năm tháng “phi nông nghiệp” một cách bất đắc dĩ, để tính đến nay, thấm thoắt đã gần hai phần ba thế kỷ gắn bó với công việc bề bộn nông tang. Cạnh di tích Đèo Văn Long hiện giờ là trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Lê Lợi và Trường Trung học Cơ sở Nậm Na (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu).
Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
22:15, 21/04/2023 Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân tộc Mảng có 4.650 người. Người Mảng còn có tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O. Cộng đồng người Mảng sinh sống ở thượng nguồn sông Đà thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
Ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) do ông Lê Như Xuyên - Phó Vụ trưởng Vụ GDDT làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu về việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình MTQG 1719), hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thực hiện Dự án 5 của Chương trình.
Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 1 thế kỷ của tỉnh Lai Châu cũ (nay là hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên), có gần một nửa thời gian (hơn 50 năm) vùng đất này nằm dưới quyền cai trị của cha con dòng dõi họ Đèo. Hiện nay, tại xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu (huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu cũ), còn đó khu di tích ghi dấu thời thống khổ của Nhân dân vùng ngã ba sông Đà nói riêng, Nhân dân hai tỉnh Điện Biên - Lai Châu nói chung...