Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Thúy Hồng - 3 giờ trước

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.

Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP
Nhờ hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP

Chủ động xúc tiến thương mại

Sơn La là một trong những địa phương có tiềm năng để phát triển sản phẩm nông sản đặc trưng. Toàn tỉnh có 151 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đạt 5 sao; 55 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 95 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Để giúp tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả, Sơn La đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia các hội chợ, tuần hàng trong và ngoài tỉnh, tăng cơ hội giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp thu mua, chế biến nông, lâm, thủy sản. Hiện nay, tỉnh xây dựng 11 điểm giới thiệu các sản phẩm OCOP tại các huyện và đưa các sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử...

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Sơn La, thời gian qua, địa phương đã giúp doanh nghiệp, HTX liên kết, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh tham gia trưng bày, hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản tại các sự kiện...

Điển hình trong vụ mận hậu 2024, nhờ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, Liên hiệp HTX Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã kết nối thu mua 100 tấn “Mận hậu Sơn La” đưa vào 130 siêu thị Co.opmart và Co.opXtra trên toàn quốc, được khách hàng phản hồi tích cực, đánh giá cao về mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Ông Võ Trần Ngọc, Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op, cho biết: Với 800 điểm bán hàng tại 43/63 tỉnh, thành trên cả nước, chúng tôi tiếp tục khảo sát, kết nối, tiêu thụ thêm các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La.

Đặc biệt, hiện nay, Sơn La đã hỗ trợ, duy trì 5 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 285 chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn; 119 mã số xuất khẩu sang Trung Quốc; 30 mã số xuất khẩu sang Hoa Kỳ; 41 mã số xuất khẩu sang Úc; 9 mã số xuất khẩu sang Newzealan...

Hay như tại Lào Cai cũng là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 205 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Tại TP. Lào Cai đã thành lập 8 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Toàn tỉnh có 86/100 chủ thể OCOP đã tham gia kênh bán hàng qua sàn thương mại điện tử.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Hợp tác xã Nông sản và Dược liệu Mạnh Hương cho biết: Hợp tác xã của ông hiện có 6 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh và có 5 sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hợp tác xã tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, quảng bá sản phẩm, tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo trong và ngoài tỉnh thu hút và mở rộng hệ thống phân phối đưa hàng hoá thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng cả nước. Hiện doanh thu của HTX đạt 5,8 tỷ đồng.

Đa dạng hóa kênh bán hàng

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 6/2024, cả nước có 13.368 sản phẩm OCOP, trong đó có hơn 70% là được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao còn lại là sản phẩm 5 sao. Đến nay, chương trình OCOP đã vượt mục tiêu Chính phủ đề ra đến năm 2025 phấn đấu có 10.000 sản phẩm.

Hiện nay, số lượng các sản phẩm OCOP đang phát triển rất nhanh, tính đến nay cả nước đã có 11.054 sản phẩm OCOP. Chất lượng các sản phẩm OCOP được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Tuy nhiên, để chương trình OCOP cần phải tiếp sức để vươn xa, tạo trục sản xuất nông sản để xuất khẩu, cạnh tranh sòng phẳng với các quốc gia trong khu vực và nâng cao giá trị gia tăng cho các chủ thể tham gia OCOP.

Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng khắp khi được triển khai ở 63/63 tỉn, thành
Sau 6 năm Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), đã được triển khai ở 63/63 tỉnh, thành

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho hay, nhằm đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương, công tác xúc tiến thương mại đã và đang được triển khai với nhiều giải pháp. Trong đó, là tại các hội chợ, phiên chợ….Điểm nhấn sẽ là hoạt động livestream bán nông đặc, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, các sản phẩm nông đặc sản các tỉnh/thành phố sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Việc tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại, đa dạng hóa các kênh quảng bá, sẽ thúc đẩy bán hàng đa kênh đối với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP đã có sẵn. Đây là yếu tố cần thiết để kết nối và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xót xa, bởi sự tàn phá của thiên nhiên đã kéo theo cả cơ nghiệp bao năm lao động của gia đình. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết mà tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm thực hiện.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai "kết nối, hội nhập và cất cánh"

Thủ tướng: Quy hoạch tỉnh giúp Đồng Nai "kết nối, hội nhập và cất cánh"

Dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Vị thế và vai trò của tỉnh Đồng Nai ngày càng được khẳng định trong chiến lược phát triển chung của cả nước, là mắt xích quan trọng của Đông Nam Bộ, là cực tăng trưởng của vùng và cả nước; Đồng Nai có những điểm tựa vững chắc để phát triển vượt bậc và Quy hoạch tỉnh sẽ giúp Đồng Nai “kết nối, hội nhập và cất cánh”.
Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Kon Tum: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Với vai trò, trách nhiệm với cộng đồng, Người có uy tín ở khắp các thôn, làng vùng đồng bào DTTS tỉnh Kon Tum vẫn luôn theo dõi sát sao những hoạt động của người dân trong thôn, làng. Nắm bắt kịp thời những câu chuyện hằng ngày xung quanh việc về phát triển KT-XH và kể cả những câu chuyện về tình cảm của con em trong các gia đình. Qua đó, kịp thời tuyên truyền, vận động và có giải pháp để không diễn ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các Bảo vật quốc gia dịp Lễ hội Katê

Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận các Bảo vật quốc gia dịp Lễ hội Katê

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Dịp Lễ hội Katê năm nay, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sẽ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023), trong đó, tỉnh Ninh Thuận có 2 hiện vật và tỉnh Bình Thuận có 1 bảo vật liên quan đến di sản văn hóa Chăm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê của đồng bào Chăm tại Bình Thuận

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chúc mừng Tết Katê của đồng bào Chăm tại Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - N.Triều - 1 giờ trước
Ngày 24/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho đồng bào Chăm tại huyện Bắc Bình (Bình Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê (Tết Katê) năm 2024.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3

Tin tức - Nguyễn Hoa - 3 giờ trước
Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại bão số 3 (bão Yagi) vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Tiếp sức cho sản phẩm OCOP thông qua xúc tiến thương mại

Kinh tế - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Sau 6 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (sản phẩm OCOP), chương trình đã mở rộng triển khai ở 63/63 tỉnh, với 13.368 sản phẩm. Đặc biệt, từ các hoạt động xúc tiến thương mại đã thúc đẩy tiêu thụ, chắp cánh sản phẩm OCOP vươn xa.
Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển ngày 23/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ bằng những việc làm thiết thực. Hội hoa đăng trên dòng Lục Đầu huyền thoại. Quả ngọt nơi đất lành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong thế giới đắm say từ âm thanh tre nứa

Trong thế giới đắm say từ âm thanh tre nứa

Sắc màu 54 - Lê Hường - 3 giờ trước
Các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có rất nhiều nhạc cụ được chế tác từ tre nứa tạo ra thế giới âm thanh mê đắm lòng người. Từ những nhạc cụ truyền thống, các nghệ sĩ, nhạc sĩ còn sáng tạo, chế tác thêm các nhạc cụ mới càng làm phong phú thêm kho tàng nhạc cụ bằng tre nứa.
Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Những cuộc di cư bất đắc dĩ vì... sạt lở đất

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Thành lệ, mỗi khi có mưa kéo dài, nhiều hộ gia đình vùng miền núi Nghệ An lại tất tả di cư để bảo vệ tính mạng. Những cuộc di cư bất đắc dĩ ấy, lại khởi đầu cho một cuộc sống mới khó khăn, vất vả hơn khi mà chốn ở cũ đã bị núi sụt, lũ quét vùi lấp.
Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Bão số 3 đi qua, người trồng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xót xa, bởi sự tàn phá của thiên nhiên đã kéo theo cả cơ nghiệp bao năm lao động của gia đình. Xây dựng cơ chế, chính sách để khôi phục sản xuất lâm nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết mà tỉnh Quảng Ninh đang quan tâm thực hiện.
Chàng trai người Pa Cô làm giàu trên miền đất khó Hồng Thái

Chàng trai người Pa Cô làm giàu trên miền đất khó Hồng Thái

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 4 giờ trước
Sinh cơ, lập nghiệp ở xã miền núi Hồng Thái, huyện A lưới (Thừa Thiên Huế), chàng trai người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh đã “kiến tạo” cho gia đình mình được mô hình kinh tế hiệu quả bền vững. Nguyễn Văn Mạnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS từng được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.
Gia Lai: Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

Gia Lai: Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch nông thôn

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Từ ngày 23 - 25/9, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức Đoàn khảo sát đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tại các huyện Kbang, Mang Yang, Chư Păh. Tham gia khảo sát có lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh; các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, du lịch; đại diện các Phòng Văn hóa - Thông tin huyện.