Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thanh Hóa: Giữ gìn tiếng nói, chữ viết các DTTS trong xu thế hội nhập và phát triển

Quỳnh Trâm - 04:40, 25/11/2023

Những năm qua, sự giao thoa, hòa nhập giữa các dân tộc diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh mặt tích cực, cũng tiềm ẩn những nguy cơ mai một bản sắc văn hóa của các dân tộc. Trước thực tế đó, đã có không ít người con DTTS đau đáu với nỗi niềm giữ gìn tiếng nói, chữ viết và văn hóa của dân tộc mình bằng nhiều cách khác nhau.

Văn hóa dân tộc trước nguy cơ mai một

Là người dân tộc Thổ, sinh ra và lớn lên ở thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), ông Lê Văn Cứu luôn đau đáu làm sao để giữ gìn được ngôn ngữ của dân tộc mình, khi nhìn thấy nhiều người trẻ sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn trong đời sống.

Đồng bào Thổ không có chữ viết, còn tiếng Thổ đang đứng trước nguy cơ mai một cần được bảo tồn
Đồng bào Thổ không có chữ viết, còn tiếng nói đang đứng trước nguy cơ mai một cần được bảo tồn

Với sự trăn trở, ông Cứu tâm huyết sưu tầm các hiện vật; cũng như tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ. Ông có cuốn sổ ghi chép dưới dạng thơ lục bát tìm hiểu về phong tục, tập quán, dân ca dân tộc Thổ (song ngữ tiếng Thổ - tiếng Việt). Ông cũng là người lập nên trang facebook (FB) “Người Thổ nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ”.

Trang FB đã thu hút hàng nghìn người theo dõi, chia sẻ và trao đổi về các nội dung liên quan đến văn hóa của đồng bào Thổ, trong đó có tiếng nói. Không chỉ hoạt động trên trang FB, những “Người Thổ nói tiếng Thổ, yêu vốn cổ” còn tổ chức các buổi gặp gỡ, giao lưu trực tiếp.

Ông Lê Văn Cứu tâm huyết sưu tầm các hiện vật cũng như tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ
Ông Lê Văn Cứu tâm huyết sưu tầm các hiện vật cũng như tìm hiểu phong tục, tập quán, đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ

Ông Lê Văn Cứu cho biết: Đồng bào dân tộc Thổ huyện Như Xuân sinh sống chủ yếu ở thị trấn Yên Cát và một số xã như: Hóa Quỳ, Cát Tân, Cát Vân, Xuân Bình, Bãi Trành. Đồng bào Thổ không có chữ viết, còn tiếng Thổ đang đứng trước nguy cơ mai một. Ông và nhiều người cao tuổi đều đau đáu và mong muốn thế hệ con cháu mình yêu và học lấy tiếng Thổ để không bị mất đi nét văn hóa dân tộc mình. Từ những năm 1995, 1996, ông Cứu bắt đầu sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu phong tục, tập quán người Thổ và ghi chép theo hình thức thơ lục bát bằng tiếng Thổ cho dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu. 

Mục đích để mỗi người con dân tộc Thổ hiểu thêm về phong tục, tập quán, đời sống sinh hoạt của tổ tiên, ông bà xưa. Từ đó, gạn đục khơi trong, kế thừa và phát huy những tinh hoa, loại bỏ hủ tục trong mỗi gia đình, để thế hệ trẻ nói tiếng dân tộc thì ông bà, cha mẹ phải làm gương và truyền dạy lại tiếng nói cho con, cháu của mình.

Tương tự, cô giáo Hà Thị Khuyên, giáo viên bộ môn Ngữ văn, đồng thời là người truyền dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái của Trường THPT Quan Sơn. Từ năm 2012 đến nay, ngoài việc dạy tiếng Thái cho các em ở trường, cô Khuyên còn là cộng tác viên của Trường Đại học Hồng Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa để dạy các lớp chuyên đề, tổ chức thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng Thái cho cán bộ, công chức, viên chức tại tỉnh Thanh Hóa.

Em Lò Thị Lê, học sinh lớp 10A5, Trường THPT Quan Sơn, nhà ở bản Lầu, xã Sơn Hà (Quan Sơn), cho biết: "Mặc dù sinh ra và lớn lên trong gia đình ở bản người Thái, từ nhỏ đến bây giờ, em đều nói tiếng mẹ đẻ, thế nhưng chưa bao giờ viết được chữ của dân tộc mình. Mãi đến năm vào lớp 10, em được cô Hà Khuyên dạy cho từng nét chữ, em mới cảm nhận được tình yêu về ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc”.

Cô Hà Khuyên đang chỉ cho học trò về cuốn sách chữ Thái cổ
Cô Hà Khuyên đang chỉ cho học trò về cuốn sách chữ Thái cổ

Không chỉ dạy tiếng Thái cho học sinh trong trường, còn có rất nhiều đối tượng là cán bộ công chức, viên chức công tác ở vùng có đồng bào Thái sinh sống; cán bộ hưu trí, sinh viên, lao động tự do, họ đều là những người yêu mến văn hóa Thái...đến nhờ cô Hà Khuyên dạy tiếng dân tộc.

Cùng với việc dạy học, cô Hà Khuyên còn tham gia vào Ban Chấp hành Hội Dân tộc học và Nhân học huyện Quan Sơn. Tích cực sưu tầm và dịch các văn bản, tác phẩm bằng tiếng Thái cổ sang Tiếng Việt, cô giáo Hà Thị Khuyên cùng các cộng sự vinh dự đoạt giải ba của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam năm 2017, với tác phẩm “Lai Xư Tày Đeng”.

Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của dân tộc

Trong cộng đồng dân tộc Mường tỉnh Thanh Hóa, trong số các nhà nghiên cứu, am hiểu về văn hóa dân tộc Mường phải nhắc đến nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải quê ở huyện Cẩm Thủy, hiện đang sinh sống tại TP Thanh Hóa. Ông đã có hàng chục công trình, chưa kể đến thơ, tuyển tập thơ, rồi tham gia tập hợp, biên soạn tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa.

Ông chia sẻ: Nếu văn hóa Mường mất đi, ông thấy tiếc vô cùng. Ông sợ nếu không làm nữa, không nghiên cứu, không viết, thì những công trình ấy cũng theo ông sang thế giới bên kia. Vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật với chùm 3 tác phẩm: “Những bài ca đám cưới người Mường Thanh Hóa”, “Lễ Pồn Pôông eng cháng” (song ngữ), truyện thơ “Nàng Út Lót - đạo Hồi Liêu” (tình ca dân tộc Mường, song ngữ). 

Giải thưởng cao quý ấy là “quả ngọt” của cho một đời người tận tụy. Tin rằng, sự nỗ lực của mỗi cá nhân, sự quan tâm của các cấp, các ngành và chung tay của cộng đồng, tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS xứ Thanh sẽ mãi được gìn giữ, bảo tồn, song hành cùng các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc và sự phát triển của quê hương, đất nước

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải

PGS.TS Lê Ngọc Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, cho biết: Văn hóa các DTTS là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền văn hóa Việt Nam. Trong xu thế phát triển hiện nay, các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thổ nói riêng, DTTS nói chung đang dần bị mai một, trong đó có tiếng nói, chữ viết, trang phục, kiến trúc... Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội gắn với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự du nhập mạnh mẽ của các yếu tố văn hóa ngoại lai. Dù vô thức hay có ý thức đều tác động “lặng lẽ” đến từng gia đình, nhất là thế hệ trẻ, ảnh hưởng lớn đến công tác bảo tồn.

Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của đồng bào các  DTTS, các cơ quan quản lý Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, cộng đồng dân tộc cần nhìn nhận, đánh giá lại các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó xác định các giải pháp cụ thể, trọng tâm để bảo tồn. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân, khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc trong thế hệ trẻ để không đánh mất các giá trị văn hóa mà cha ông để lại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 13 giờ trước
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 13 giờ trước
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 13 giờ trước
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).