Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tết truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số: Nên soi chiếu như di sản văn hóa đặc sắc

PV - 10:00, 11/02/2022

Tết đón năm mới của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam gắn liền với truyền thống, bản sắc văn hóa tộc người. Do đó, nên xem xét đánh giá nó dưới góc độ di sản văn hóa đặc sắc.

Các cô gái Mông chơi hội hoa đào Ảnh: Tấn Vịnh
Các cô gái Mông chơi hội hoa đào Ảnh: Tấn Vịnh

4 hình thức đón Tết

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay có ba hình thức đón Tết theo thời gian cụ thể, theo lịch cổ truyền của các dân tộc.

Hình thức thứ nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số đón Tết năm mới là Tết Nguyên đán. Đó là các dân tộc Mường, Thổ, Chứt, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú (vùng Tây Bắc), dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An; các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Cao Lan - Sán Chỉ, Giáy, Lự, Bố Y, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo, Dao, Pà Thẻn, Hmông (vùng Đông Bắc); các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu, Phù Lá, Hà Nhì ở Lào Cai… Những dân tộc này vẫn giữ gìn được các phong tục cổ truyền nhưng thời gian đón Tết thống nhất với Tết Nguyên đán của người Kinh.

Hình thức thứ hai, các dân tộc đón Tết năm mới cổ truyền theo lịch riêng của từng dân tộc. Đó là các dân tộc Hmông ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với Tết Nào Pồ Trầu; người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu, Điện Biên với Tết Hồ Sự Chà; người Cống ở Điện Biên với Tết Ủy La Lóng; người La Hủ ở Lai Châu với Tết Khộ Xớ; người Si La ở Lai Châu và Điện Biên với Tết Ồ Xị Già; người Chăm đón Tết Rija Nưgar; người Khmer Nam Bộ đón Tết Bon Chôl Chnam Thmây…

Hình thức thứ ba, các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên như Gia Lai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Raglai, Xtiêng, Cơ Tu, Gié Triêng, Mạ, Co, Chơ Ro, Chu Ru, Brâu, Rơ Măm ở Tây Nguyên không quan niệm ngày Tết mà đón Tết cả một thời gian dài từ tháng 1 đến tháng 3 hằng năm.

Hình thức thứ tư, người Tà Ôi, người Bru - Vân Kiều trước kia ăn Tết vào mùa khô như các tộc người ở Tây Nguyên, nhưng từ vài chục năm gần đây đã chuyển sang ăn hai Tết, cả Tết Nguyên đán theo lịch chung của người Kinh và cả Tết cổ truyền của riêng họ.

Như vậy, ăn Tết theo Nguyên đán chỉ 29 dân tộc, hầu hết các dân tộc còn lại vẫn tồn tại hình thức ăn Tết theo lịch riêng của dân tộc mình. Các dân tộc ở Tây Nguyên và Bắc Trường Sơn không có ngày ăn Tết cụ thể mà cả một mùa Tết, mùa lễ hội, mùa vui chơi (ninh nơng). Hiện nay, chính quyền địa phương ở một số tỉnh như Trà Vinh, Hậu Giang, Ninh Thuận, An Giang… đã công nhận ngày Tết của người Chăm, người Khmer, đồng thời chính quyền các tỉnh, các trường học, cơ quan cũng cho công chức, viên chức, học sinh, công nhân nghỉ Tết theo lịch cổ truyền. Nhưng ở các tỉnh vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, chính quyền chưa công nhận những ngày Tết cổ truyền của các dân tộc Hmông, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La.

Việc tổ chức Tết ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều bất cập, có dân tộc ở nhiều địa phương công nhận ngày Tết đón năm mới truyền thống, có chính sách cho học sinh, sinh viên, cán bộ người dân tộc thiểu số nghỉ việc đón Tết, nhưng cũng có tộc người (nhất là người Hmông, các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến ở vùng Tây Bắc) còn bị vận động bỏ Tết cổ truyền, đón Tết Nguyên đán như người Kinh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này trước hết là Nhà nước chưa có chính sách về việc nghỉ Tết đối với người dân tộc thiểu số. Chính quyền địa phương ở một số tỉnh vùng Tây Bắc thì quan niệm nghỉ Tết cổ truyền là “lạc hậu”, lãng phí thời gian lao động sản xuất. Vì vậy, cần gộp Tết cổ truyền của từng dân tộc với Tết Nguyên đán để tiết kiệm...

Nên đánh giá dưới góc độ di sản văn hoá đặc sắc

Khi nghiên cứu Tết, cần đặt trong môi trường sản sinh thực hành văn hóa. Tết đón năm mới hàm chứa giá trị truyền thống của từng tộc người. Ngày Tết không chỉ được xem xét, đánh giá dưới góc độ kinh tế đơn thuần, mà cần được đánh giá dưới góc độ di sản văn hóa đặc sắc.

Hiện nay, đời sống của người dân các dân tộc thiểu số được nâng cao, việc cố kết cộng đồng, tìm hiểu cội nguồn, bản sắc văn hóa dân tộc đang trở thành nhu cầu quan trọng. Người dân ở cơ sở đều có nguyện vọng được ăn Tết truyền thống của dân tộc mình. Ngày Tết luôn gắn liền với đời sống tâm linh, đời sống văn hóa khó có thể bỏ qua. Ở nhiều quốc gia trên thế giới như Australia, Nhật Bản... mặc dù ăn Tết theo lịch dương nhưng vẫn tôn trọng những ngày Tết truyền thống của một số vùng, địa phương, dân tộc. Ở Australia, các bang có đông cộng đồng các dân tộc như người Việt, người Hoa, người Philippines... thì Chính phủ nước này đều cho các cộng đồng này được nghỉ Tết. Năm 2018, Chính phủ Australia đã cho người Việt nghỉ Tết của Việt Nam vào ngày 15.2.2018 (tức ngày 30 Tết). Từ kinh nghiệm của thế giới, thiết nghĩ chúng ta cũng quan tâm việc tổ chức đón Tết truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo đó, hiện có khoảng 30 tộc người ăn Tết truyền thống, cần tôn trọng di sản văn hóa Tết của đồng bào, xác định rõ đồng bào có quyền được tổ chức Tết truyền thống với thời gian, hình thức cụ thể (theo lịch cổ truyền và truyền thống của từng tộc người). Các dân tộc đã chuyển sang ăn Tết Nguyên đán cần tôn trọng nguyện vọng của đồng bào, không xáo trộn về thời gian nghỉ Tết. Như vậy, đồng bào các dân tộc thiểu số ăn Tết cổ truyền theo lịch riêng của tộc người mình đều có quyền được ăn hai Tết (Tết truyền thống và Tết Nguyên đán).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin nổi bật trang chủ
Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Media - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vừa qua, Công an Tp. Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Media - Quỳnh Trâm-CTV - 5 giờ trước
Giải phóng mặt bằng được xác định là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo để gỡ “nút thắt” trong quá trình triển khai. Với những cách làm hay, mô hình dân vận khéo trong giải phóng mặt bằng đã tạo sự đồng thuận của người dân và giúp nhiều dự án, công trình trên địa bàn triển khai bảo đảm tiến độ.
Một thoáng Nặm Đăm

Một thoáng Nặm Đăm

Du lịch - Huy Toán - 5 giờ trước
Nằm cách Tp. Hà Giang khoảng 45 km về phía Bắc, làng Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao. Nơi đây là sự phối hợp tuyệt đẹp giữa cảnh quan thiên nhiên, với những ngôi nhà trình tường truyền thống của đồng bào Dao thân thiện, mến khách.
Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Media - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Với mục tiêu giáo dục các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là việc làm quan trọng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các trường học trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa bằng mô hình Tiết học biên cương. Đây là mô hình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh và học sinh, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc.
Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Giáo dục - Như Ý - 6 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo danh sách 201 địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên năm học 2023 - 2024. Theo đó, điểm thi có nhiều phòng thi nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, với 43 phòng.
Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Vừa qua, Công an Tp. Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Nỗi lo sau SEA Games 32

Nỗi lo sau SEA Games 32

Thể thao - PV - 6 giờ trước
Dù giành thành tích hạng nhất tại SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng việc chỉ có chưa đến 60% số huy chương ở các môn nằm trong chương trình thi đấu Olympic (chưa kể phong độ thi đấu trồi sụt của nhiều vận động viên đỉnh cao) khiến mục tiêu lọt vào Top 3 khu vực Đông Nam Á tại đấu trường ASIAD (tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới) của thể thao Việt Nam trở nên rất khó khăn.
Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 6 giờ trước
Có thể nói, tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài, giúp các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Tin tức - Vân Khánh - Xuân Hải - 6 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh năm 2023 với chủ đề “Sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”.
Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Xã hội - PV - 6 giờ trước
Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá.
Du lịch miệt vườn, sông nước Nam Bộ

Du lịch miệt vườn, sông nước Nam Bộ

Du lịch - PV - 6 giờ trước
Từ tháng 5 đến tháng 9, các nhà vườn ở nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại bước vào vụ thu hoạch trái cây lớn nhất trong năm, đồng thời tiếp đón đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Với không gian xanh mát, ẩm thực tươi ngon cùng sự mến khách của người dân, các Tour du lịch miệt vườn sông nước ngày càng được ưa chuộng, làm phong phú thêm các điểm đến du lịch trong dịp Hè.