Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022

T.Hợp - 09:40, 21/05/2022

Theo Bộ Y tế, tại một số địa phương ghi nhận sự gia tăng cục bộ các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác. Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng. Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022.

 Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022. Ảnh minh hoạ
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2022. Ảnh minh hoạ

Theo Bộ Y tế, trong thời gian tới, cùng với thời tiết khí hậu nóng ẩm, việc giao lưu đi lại của người dân tăng cao sẽ là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, bùng phát, đặc biệt là các bệnh như: Sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do virus Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do virus, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà,...

Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng; Bộ Y tế điện và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đề nghị chính quyền các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội phối hợp ngành y tế triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống, ngăn chặn hiệu quả sự bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do virus Rota, viêm não, bạch hầu, ho gà,... và các dịch bệnh mùa hè khác trên địa bàn, chú trọng triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc sinh sống, khu vực di biến động về dân cư, có ổ dịch cũ và nơi có tỷ lệ tiêm chủng chưa cao. 

Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm những giải pháp phòng, chống dịch như giám sát phát hiện sớm, xét nghiệm, cách ly kịp thời, điều trị hiệu quả,... gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế xã hội.

Các địa phương cần chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống dịch như triển khai chiến dịch vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao, đặc biệt tại các công trường xây dựng, nhà trọ, nhà trẻ mầm non. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh dịch có vaccine phòng bệnh, như sởi, rubella, bạch hầu, ho gà,... tăng cường chỉ đạo tổ chức triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng bổ sung và tiêm vét ngay từ các tháng đầu năm 2022, bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi đạt hơn 90% theo quy mô xã, phường và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine.

Sở Y tế triển khai quyết liệt công tác kiểm soát dịch bệnh, tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, đáp ứng ngay, xử lý triệt để ổ dịch, không để lan rộng và kéo dài tại cộng đồng; tập trung triển khai công tác tiêm chủng;

Tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong ở người do dịch bệnh.

Củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.

Tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức về giám sát phát hiện bệnh và điều trị ở tất cả các tuyến để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp ngành Y tế và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt; thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín;

Thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy), các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước là nơi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết đẻ trứng và phát triển để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi tiêm; tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình.

Sẵn sàng cơ số thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế cũng yêu Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương chủ động phối hợp với ngành y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ, trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành quyết định kịp thời bổ sung kinh phí theo đề xuất của Sở Y tế và các đơn vị liên quan để đảm bảo nhu cầu đáp ứng phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng cơ số thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra và hỗ trợ các địa phương giải quyết ngay các khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhất là tại bệnh viện, cơ sở sản xuất, chợ, siêu thị, nhà ga, sân bay, bến xe,... Xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch.

Vận động các ban ngành, đoàn thể, đặc biệt các lực lượng cán bộ tại các tổ dân phố, thôn, bản tham gia các hoạt động phòng chống dịch, hướng dẫn các biện pháp tới tận các hộ gia đình để người dân chủ động tham gia công tác phòng, chống dịch./.

Trước tình hình số ca nhập viện do sốt xuất huyết tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đang tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại, các chuyên gia dự đoán, năm nay, sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch theo chu kỳ. Đỉnh dịch rơi vào khoảng tháng 6-7. Riêng tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 7.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, số ca nặng tăng gấp 5 lần so với thời điểm cùng kỳ.

Theo thống kê của WHO, tới ngày 27/4 cả nước có hơn 18.000 ca sốt xuất huyết và 11 trường hợp tử vong. Theo các chuyên gia, cứ 4-5 năm thì sốt xuất huyết lại bùng phát 1 lần. Đợt dịch sốt xuất huyết lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh gần đây là vào năm 2019 và có tới 65.000 ca nhiễm. Theo chu kỳ thì năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội

Lạng Sơn: Tăng cường kiểm tra đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội

Mùa lễ hội xuân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tập trung nhiều nhất vào tháng Giêng và kéo dài hết tháng 3, tháng 4 âm lịch. Đây cũng là dịp các dịch vụ phục vụ nhu cầu ẩm thực cho du khách trở nên sôi động. Để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mùa lễ hội, Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm quy định về VSATTP. Đồng thời khuyến cáo người dân, không nên sử dụng những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác…
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.