Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005. Đến nay, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, những Nghệ nhân Ưu tú dân gian trên khắp các buôn làng tỉnh Gia Lai không chỉ nỗ lực bảo tồn mà còn đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Sắc màu 54 -
Ngọc Ánh- Tấn Vịnh -
16:30, 20/09/2023 Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Được tổ chức từ ngày ngày 28/9 đến 2/10, tại Quảng trường Bông lúa (phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023 gồm 15 hoạt động, trong đó 2 hoạt động quy mô cấp tỉnh và 13 hoạt động do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức.
Trong 2 ngày 11 - 12/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023 với Chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa". Tham gia Festival dự kiến có khoảng 1.000 nghệ nhân DTTS đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.
Ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, dân tộc Tày chiếm 80% số dân trên địa bàn. Một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày ở đây là nghề đan nón lá.
Ngày 17/9 (tức mùng 3/8 năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai hội Đền Cửa Ông. Mặc dù trời mưa, nhưng đông đảo người dân và du khách vẫn đến tham gia Lễ hội.
200 bức ảnh, hơn 60 trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS cùng những câu chuyện thú vị và hiện vật đặc sắc trong cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle ghi lại trên hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, hiện đã có mặt trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.
Sắc màu 54 -
Việt Hà - Mai Hương -
21:27, 15/09/2023 Trong kho tàng nghệ thuật của các DTTS ở Việt Nam, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc. Đối với tỉnh Hòa Bình, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch luôn được các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm, đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội một cách bền vững.
Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) là địa phương có đông đồng bào Mông sinh sống. Trải qua nhiều cuộc thiên di, đồng bào nơi đây vẫn kiên gan “bám đá” để làm nên bề dày lịch sử của một vùng đất và sản sinh ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Về với Cao nguyên Tủa Chùa hôm nay, giữa tầng tầng, lớp lớp đá xám, âm thanh réo rắt của những cây khèn Mông vẫn có sức hút đặc biệt.
Ngày 14/9, Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023).
Dày công tìm hiểu từ thực tế, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Nông Y Thịnh ở Bon Jốc Ju, phường Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã cho ra mắt cuốn sách “Lịch sử văn hóa Mnông”. Tác phẩm mang tính khoa học sâu sắc, phản ánh tương đối đầy đủ về bản chất con người, lịch sử, văn hóa, xã hội của người Mnông từ trước đến nay.
Hoành Sơn Quan vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ di tích này đang xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” của hai địa phương để đổi thay “thân phận” bị bỏ rơi của mình.
Sắc màu 54 -
L.Phương - N.Triều -
15:04, 11/09/2023 Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc miền Trung, tối 10/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023. Đồng thời, trao Cờ đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V, năm 2026 cho tỉnh Khánh Hòa.
Với lợi thế thiên nhiên ưu đãi có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu quanh năm mát mẻ, đồng bào DTTS tại chỗ vẫn bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, phong phú, những năm qua, huyện Kon Plông đã phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch. Qua đó, thu hút đông đảo du khách đến với Kon Plông.
Tiếp nối chuỗi sự kiện trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, ngày 9/9, các đoàn tham gia Ngày hội đã trình diễn nhiều hoạt động văn hóa, mang đậm bản sắc các dân tộc miền Trung, gồm 2 nội dung: Trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương và trưng bày, chế biến, giới thiệu ẩm thực đặc trưng của các dân tộc.
Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Bộ trang phục truyền thống được xem là vốn quý của mỗi đồng bào DTTS. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và sắc thái riêng của mỗi dân tộc. Trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023 tại Bình Định, các đoàn tham dự đã giới thiệu những bộ trang phục truyền thống độc đáo của dân tộc mình.
Tối 8/9, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Bình Định, cùng các ban, bộ, ngành Trung ương và UBND 11 tỉnh khu vực miền Trung long trọng tổ Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”.
Xuất thân là một thầy giáo dạy Văn cấp III, họa sĩ Trần Văn Hùng, nghệ danh là Hùng Hoa Lư đến với nghệ thuật bằng con đường riêng với tấm lòng đam mê vẻ đẹp con người, văn hóa Tây Nguyên.
Hiện nay, tỉnh Sóc Trăng có 8 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 5 di sản của đồng bào Khmer là Lễ hội đua ghe ngo, nghệ thuật trình diễn sân khấu Dù kê, nghệ thuật trình diễn dân gian múa Rom vong, nghệ thuật trình diễn nhạc Ngũ âm, nghệ thuật sân khấu Rô băm. Những loại hình nghệ thuật này đang được các nghệ nhân tâm huyết nỗ lực gìn giữ, truyền dạy, phát huy để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân và phát triển du lịch.
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nam Phi, 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp và Việt Nam - Nhật Bản, chương trình “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2023” sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc, góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, đồng thời quảng bá đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế.