Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Trị: Tập trung triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS từ số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS

Phạm Tiến - 3 giờ trước

Theo số liệu công bố sau điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội năm 2019 công bố, đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều có 12,8% số hộ có nhà ở thiếu kiên cố, 32,5% số hộ có nhà ở đơn sơ. Từ thực trạng này, trong giai đoạn từ 2019 -2024, Quảng Trị đã thực hiện nhiều chính sách để từng bước xóa nhà tạm bợ trong vùng đồng bào DTTS.

Nỗ lực giảm tỷ lệ “nhà tạm”

Quảng Trị là địa phương 14% dân số là người đồng bào DTTS. Trong đó, đồng bào Bru Vân Kiều chiếm đại đa số trong cộng đồng đồng bào các DTTS ở tỉnh Quảng Trị.

(Bài CĐ Điều tra 53 DTTS): Quảng Trị: Điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS từ số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích hơn 313.000 ha, chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh

Trong nhiều năm qua, từ những chính sách dân tộc, công tác dân tộc mà Đảng và nhà nước triển khai, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Trị. Cùng với đó, tỉnh Quảng Trị cũng triển khai nhiều chính sách đặc thù để triển khai trong vùng đồng bào DTTS ở địa phương. 

Trong đó, nổi bật là việc thực hiện Nghị Quyết 10/2018/NQ-HĐND về việc hỗ trợ đất ở đất sản xuất cho đồng bào các DTTS. Đặc biệt, khi số liệu về nhà ở trong Cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế- xã hội 53 DTTS năm 2019 được công bố, Quảng Trị đã điều chỉnh chính sách tăng ngân sách địa phương để hỗ trợ hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Với mục tiêu từng bước xóa hết nhà tạm, nhà dột nát trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị.

Theo đó, mỗi hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở được hỗ trợ 20 triệu đồng để sửa chữa và 60 triệu đồng để xây mới. Dựa trên số liệu về nhà ở trong quá trình điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế- xã hội 53 DTTS, địa phương cấp xã phân loại hộ cấp bách cần xây mới, hộ cấp bách cần sửa chữa. 

Từ danh sách này, các địa phương trình cấp có thẩm quyền để phê duyệt đối tượng và cấp tiền, nghiệm thu nhà ở. Nhờ triển khai bài bản, chính sách hỗ trợ bài bản nên số chưa kiên cố, nhà tạm trong vùng đồng bào các DTTS ở Quảng Trị đã từng bước giảm mạnh. Tính từ đầu năm 2020 đến hết năm 2022, toàn vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã có 798 ngôi nhà được xây mới kiên cố, 1296 ngôi nhà được sửa chữa nâng cấp trở nên kiên cố.

(Bài CĐ Điều tra 53 DTTS): Quảng Trị: Điều chỉnh chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS từ số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS 1
Cùng với chính sách dân tộc của Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Trị đã vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để chung sức xóa nhà tạp trong vùng đồng bào DTTS

Đồng hành cùng chính sách “xóa nhà tạm”của UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Trị cũng đã vào cuộc quyết liệt.Theo đó, đơn vị đã huy động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ để xây mới và sửa chữa được hàng ngàn ngôi nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trong vùng đồng bào DTTS. Tính từ đầu năm 2020 đến đầu 2022, UBMT Tổ quốc tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ xây mới được 153 ngôi nhà mới trong vùng đồng bào DTTS.

Từ điều chỉnh tăng mức hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS mà UBND tỉnh Quảng Trị đã triển khai, đã từng bước xóa được nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị chỉ còn gần 3.000 ngôi nhà chưa đảm bảo “3 cứng” theo tiêu chuẩn. So với thời điểm cuối năm 2019, số nhà chưa kiên cố và nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã giảm mạnh.

Chương trình MTQG 1719 trợ lực để xóa “nhà tạm”

Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có diện tích hơn 313.000 ha, chiếm 68% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Toàn tỉnh có 31 xã, thị trấn; 191 thôn vùng DTTS, trong đó có 28 xã, 187 thôn bản đặc biệt khó khăn. Đây cũng là các thôn bản, xã thuộc vùng thụ hưởng các chính sách trong Chương trình MTQG 1719. Quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Quảng Trị xác định nguồn lực từ nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1, là nguồn trợ lực quan trọng, giúp địa phương hoàn thành mục tiêu xóa hết nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS.

Trong 1.479 tỷ đồng mà Trung ương phân bổ để Quảng Trị thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2021-2025, tỉnh Quảng Trị đã phân bổ trên 217 tỷ đồng để thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1. Theo đó, sẽ có trên 3.000 ngôi nhà “3 cứng” được hỗ trợ xây dựng để bàn giao cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tại vùng DTTS và miền núi.

Số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS là cơ sở để địa phương hoạch định chính sách dân tộc phù hợp với thực tiễn vùng đồng bào DTTS (Trong ảnh: Gia đình bà Hồ Thị Múa ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được an cư trong ngôi nhà “3 cứng” từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719)
Số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS là cơ sở để địa phương hoạch định chính sách dân tộc phù hợp với thực tiễn vùng đồng bào DTTS (Trong ảnh: Gia đình bà Hồ Thị Múa ở thôn Đồng Đờng, xã Mò Ó, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được an cư trong ngôi nhà “3 cứng” từ nguồn hỗ trợ của Chương trình MTQG 1719)

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị, việc hỗ trợ nhà ở được các địa phương triển khai nhanh và hiệu quả. Tính lũy kế đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 1.500 nhà “3 cứng”. Hiện nay, các địa phương có đối tượng được thụ hưởng đang tích cực giải ngân, sớm hoàn thành Dự án 1 trong nội dung hỗ trợ về nhà ở theo đúng tiến độ.

Đến thời điểm này, số liệu điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội 53 DTTS chưa được công bố. Tuy nhiên, số lượng nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị đã giảm sâu so với thời điểm 2019. 

Theo lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh Quảng trị, cùng với các nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719; Giảm nghèo bền vững; Nguồn hỗ trợ từ Mặt trận Tổ quốc tỉnh…, Quảng Trị đang phấn đấu đến 2026, trên địa bàn vùng DTTS ở Quảng Trị không còn có hộ dân sống trong nhà tạm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Người dân thoát nghèo từ nghề được đào tạo

Sóc Trăng: Người dân thoát nghèo từ nghề được đào tạo

Với hơn 35% dân số là người DTTS, tỉnh Sóc Trăng xác định công tác giáo dục nghề nghiệp cho lao động là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững. Thực hiện Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã đẩy mạnh đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hiệu quả từ công tác này, là đồng bào có công việc với thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Ông Đồng Văn Thanh được chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh được chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Trang địa phương - Như Tâm - 3 phút trước
Ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Dự hội nghị có, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng.
Sóc Trăng: Người dân thoát nghèo từ nghề được đào tạo

Sóc Trăng: Người dân thoát nghèo từ nghề được đào tạo

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với hơn 35% dân số là người DTTS, tỉnh Sóc Trăng xác định công tác giáo dục nghề nghiệp cho lao động là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững. Thực hiện Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã đẩy mạnh đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hiệu quả từ công tác này, là đồng bào có công việc với thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao.
Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Sôi nổi Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi năm 2024

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Sôi nổi Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi năm 2024

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Mới đây, Hội LHPN huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ (CLB) Thủ lĩnh của sự thay đổi năm 2024.
Tác hại của hút thuốc thụ động đến gia đình và trường học

Tác hại của hút thuốc thụ động đến gia đình và trường học

Sức khỏe - PV - 2 giờ trước
Trong những năm gần đây, bên cạnh thuốc lá truyền thống, các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã trở nên phổ biến. Nhiều người nhầm tưởng rằng những sản phẩm này ít độc hại hơn, nhưng thực tế, chúng vẫn gây ra những tác hại nghiêm trọng, đặc biệt qua hút thuốc thụ động. Đặc biệt tại gia đình và trường học – hai môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ em, nhưng cũng là môi trường trẻ em dễ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhiều nhất.
Quảng Trị: Tập trung triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS từ số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS

Quảng Trị: Tập trung triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở vùng DTTS từ số liệu điều tra thực trạng 53 DTTS

Xã hội - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Theo số liệu công bố sau điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội năm 2019 công bố, đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều có 12,8% số hộ có nhà ở thiếu kiên cố, 32,5% số hộ có nhà ở đơn sơ. Từ thực trạng này, trong giai đoạn từ 2019 -2024, Quảng Trị đã thực hiện nhiều chính sách để từng bước xóa nhà tạm bợ trong vùng đồng bào DTTS.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 3 giờ trước
Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 7 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.