Pháp luật -
Hoàng Anh - CTV -
07:40, 03/12/2022 Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng đến công tác truyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tội phạm, nhất là tội phạm về ma túy, thời gian qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch nghiệp vụ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy trên các địa bàn, tuyến trọng điểm, mang lại cuộc sống bình yên cho Nhân dân.
Mặc dù đã đạt được nhiều chuyển biến và kết quả quan trọng, tuy nhiên qua 10 năm triển khai Luật PBGDPL, thực tế tại cơ sở cho thấy cần thiết phải điều chỉnh một số hạn chế, vướng mắc để công tác PBGDPL ngày càng thực chất và hiệu quả hơn.
Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Bắc Yên (Sơn La) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Từ ngày 17 - 22/11, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS năm 2022.
Qua 10 năm triển khai Luật PBGDPL (2012-2022), cùng với việc đội ngũ báo cáo viên pháp luật được kiện toàn, sự thay đổi nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị chính là yếu tố then chốt góp phần đưa công tác PBGDPL thực sự đạt hiệu quả.
Để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), thời gian qua, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Mường Tè đã xây dựng nhiều kế hoạch văn bản, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác PBGDPL.
Nhằm khẳng định giá trị của Hiến pháp, pháp luật là công cụ để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" (Đề án 977). Đề án được xác định là một giải pháp toàn diện, đột phá, thực hiện mục tiêu "đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm".
Pháp luật -
Hoàng Thanh (thực hiện) -
19:23, 10/11/2022 Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) là cầu nối để đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Để thực hiện hiệu quả công tác này, có vai trò hết sức quan trọng của các bộ, ngành, địa phương, trong đó đặc biệt là vai trò của Bộ Tư Pháp.
Những năm qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được kết quả đó, là nhờ các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tích cực phối hợp, triển khai nhiều giải pháp hiệu quả.
Theo thống kê, toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 112 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 6.273 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 1.951 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.
Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho hơn 500 cán bộ và người dân trên địa bàn xã An Bá và Vĩnh An (Sơn Động).
Trong 2 ngày 27 - 28/10, tại Tp. Pleiku, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho gần 200 học viên là đồng bào DTTS, Người có uy tín, Trưởng thôn, Phó Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ thôn và các ban, ngành đoàn thể, chức sắc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Dù đã có nhiều chuyển biến nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn là “vùng lõm” trong tiếp cận thông tin. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động cũng như phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cần được triển khai đa dạng hơn; đồng thời hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để nâng cao hơn nữa công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Pháp luật -
K. Thư – Song Vy -
16:27, 19/08/2022 Đề án 1163 quy định, nguồn lực thực hiện Đề án là từ ngân sách nhà nước. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án này theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, trên thực tế, vốn thực hiện Đề án bố trí không đủ, không kịp thời; thậm chí có địa phương không bố trí được kinh phí riêng để thực hiện Đề án.
Pháp luật -
K.Thư – Song Vy -
16:55, 14/08/2022 Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, Đề án 1163 đặt ra giải pháp là lựa chọn xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới; địa bàn xung yếu và nơi có đồng bào DTTS rất ít người cư trú. Nhiều mô hình được triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, rất cần nhân rộng trong thời gian tới.
Xã hội -
Minh Anh -
10:55, 12/08/2022 Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Long An đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống tảo hôn cho cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh.
Sau 5 năm thực hiện Đề án phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vào thực tiễn vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc từ cơ thế, chính sách, đặc thù địa lý, bản sắc văn hóa... Trong nhiều khó khăn đó phải kể đến khó khăn về đội ngũ báo cáo viên biết tiếng DTTS còn hạn chế và thiếu kỹ năng tuyên truyền,...
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2021” (gọi tắt là Đề án 1163), nhận thức về pháp luật của đồng bào DTTS từng bước nâng cao, hình thành được ý thức, lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Công tác PBGDPL và tuyên truyền, vận động cũng đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí để đồng bào hiểu biết hơn về trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội; biết tự bảo vệ quyền lợi của cá nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của quê hương, đất nước...
Trong 2 ngày 19 - 20/5, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh; Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh phối hợp với huyện Hải Hà tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 200 đại biểu và người dân 2 xã Quảng Phong và Quảng Đức. Đây là 2 trong 5 xã thuộc vùng DTTS, miền núi của huyện Hải Hà.
Sáng ngày 9/3, Ban Dân tộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho hơn 90 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.