Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại 10 năm thực hiện Luật PBGDPL: Thay đổi mạnh mẽ nhận thức và hành động của hệ thống chính trị (Bài 2)

Hoàng Sa - 18:17, 18/11/2022

Qua 10 năm triển khai Luật PBGDPL (2012-2022), cùng với việc đội ngũ báo cáo viên pháp luật được kiện toàn, sự thay đổi nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị chính là yếu tố then chốt góp phần đưa công tác PBGDPL thực sự đạt hiệu quả.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Trên cơ sở Luật Phổ biến giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua, các Bộ, ngành, địa phương đã nhận thức rõ trách nhiệm, và hành động quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác PBGDPL. Theo đó, thời gian vừa qua, vai trò của Hội đồng phối hợp PBGDPL từ trung ương tới địa phương được quan tâm sát sao hơn, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL.

Trong các kế hoạch hàng năm của Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp đều xác định, công tác PBGDPL tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi là một trong những nhiệm vụ cần tập trung nguồn lực thực hiện. Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp được củng cố, kiện toàn, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, lực lượng trong hệ thống chính trị như Tư Pháp, Mặt trận Tổ quốc, Phụ nữ, Biên phòng…, trong đó, có đại diện lãnh đạo cơ quan làm công tác dân tộc, đã phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác PBGDPL.

Cùng với đó, nguồn lực cho công tác PBGDPL (con người và kinh phí) đã được quan tâm bố trí, nhất là từ khi có Luật PBGDPL. Nội dung, hình thức PBGDPL có sự đổi mới theo hướng bám sát hơn nhu cầu của người dân, đa dạng về hình thức, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông dự thảo chính sách từ sớm, từ xa; tạo điều kiện cho người dân chủ động tìm hiểu pháp luật một cách hiệu quả nhất.

Ghi nhận tại tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trong 10 năm qua (2012-2022), việc quán triệt, thực hiện Luật PBGDPL đã được Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh triển khai nghiêm túc, kịp thời, bằng nhiều hình thức linh hoạt và cách làm sáng tạo. Nội dung tuyên truyền phong phú, thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu thực tiễn của người dân trên địa bàn. Các cấp, các ngành cũng đã quan tâm, nâng cao vị trí, vai trò của công tác PBGDPL; xác định công tác PBGDPL là một trong những nội dung của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.

Theo đó, trong vòng 10 năm, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 30.540 buổi tuyên truyền, tập huấn, phổ biến pháp luật cho gần 2,7 triệu lượt cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở về kỹ năng nghiệp vụ PBGDPL, hòa giải. Cấp phát hơn 5.796 tài liệu pháp luật đến các cấp, các ngành, cán bộ làm công tác PBGDPL. Đồng thời, đăng tải và phát trên phương tiện thông tin đại chúng 105.752 tin bài về pháp luật.

Toàn tỉnh đã xây dựng 116 tủ sách pháp luật của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 1.150 tủ sách pháp luật ở các cơ quan đơn vị; 1.121 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn; 825 tủ sách pháp luật ở thôn, bản, khu phố. Các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đã lồng ghép tổ chức trợ giúp pháp lý cho 15.741 vụ việc…

Đánh giá về hiệu quả của việc triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh khẳng định: 10 năm qua, công tác PBGDPL, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.

 Đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, các hành vi vi phạm pháp luật trong đã giảm rõ rệt; các giá trị văn hóa truyền thống được phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu dần được loại bỏ; an ninh - trật tự luôn ổn định, đồng bào ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vươn lên xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Tương tự, tại Sơn La, thực hiện Luật PBDGPL, UBND tỉnh cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tuyên truyền với nội dung, hình thức phù hợp từng đối tượng, địa bàn, đảm bảo hiệu quả.

Một buổi tọa đàm về giải pháp thu hút nguồn nhân lực tham gia công tác PBGDPL do Vụ Giáo dục Pháp Luật, Bộ Tư Pháp tổ chức.
Một buổi tọa đàm về giải pháp thu hút nguồn nhân lực tham gia công tác PBGDPL do Vụ Giáo dục Pháp Luật, Bộ Tư Pháp tổ chức.

Trong 10 năm, toàn tỉnh đã tổ chức trên 74.700 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL; 264 cuộc thi, trên 100 nghìn lượt người tham gia. Biên soạn, phát hành trên 4 triệu tài liệu tuyên truyền, gồm: Sách, sổ tay, tờ gấp, tài liệu hỏi - đáp pháp luật. Các sở, ngành địa phương đã triển khai hiệu quả các đề án, như: “Tuyên truyền PBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp”; “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới”; “Xã hội hóa công tác PBGDPL và trợ giúp pháp lý”; “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL”, tạo hành lang pháp lý vững chắc; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội…

Qua đó, có thể thấy, với sự chuyển biến cả về nhận thức và hành động, công tác PBGDPL nói chung và PBGDPL đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai tương đối toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đánh giá về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Nguyễn Thanh Tịnh đã khẳng định: Qua 10 năm triển khai thực hiện Luật PBGD, năm 2012, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL nói chung, PBGDPL tại vùng đồng bào DTTS, miền núi nói riêng đã được nâng lên, trên tinh thần xác định rõ hơn công tác PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Vì thế, công tác PBGDPL ngày càng hiệu quả và đi vào thực chất.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Kon Tum: UBND huyện Đăk Hà có 8 văn bản chỉ đạo nhưng UBND xã Đăk La vẫn chưa xử lý dứt điểm vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ

Tại Hội nghị giao ban báo chí quý I/2025, do Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức, ông Nguyễn Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) cho biết, liên quan đến hành vi vi phạm lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua thôn 3, xã Đăk La thì UBND huyện đã có 8 văn bản chỉ đạo UBND xã Đăk La xử lý vụ việc, nhưng đến nay, người vi phạm vẫn chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và công trình vi phạm vẫn còn tồn tại.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.