Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển kinh tế rừng để xóa đói giảm nghèo ở Bình Gia

Thúy Hồng - 08:49, 29/11/2024

Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.

Người dân xã Hồng Thái phát triển kinh tế từ trồng rừng keo
Người dân xã Hồng Thái phát triển kinh tế từ trồng rừng keo

Với diện tích 98.000ha đất rừng và đất lâm nghiệp, huyện Bình Gia là địa phương có tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế đồi rừng. Những năm qua, chính quyền địa phương đã tập trung tuyên truyền bà con mở rộng diện tích trồng rừng, đa dạng hóa cây trồng trên cùng một quỹ đất để tận dụng tối đa diện tích đất rừng hiện có. Về lâu dài, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân từ nghề rừng.

Cụ thể như tại Hồng Thái, là xã có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, diện tích đất lâm nghiệp là 3.248ha (chiếm 85%). Để ổn định đời sống cho bà con, xã Hồng Thái đã đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, nhất là cây keo, bạch đàn. Toàn xã có gần 200 hộ trồng rừng, hộ trồng ít có 1ha, hộ trồng nhiều hơn 5ha. Nhờ đó, tổng diện tích rừng trên địa bàn xã hiện có hơn 500ha.

Ông Long Văn Hải, thôn Nà Bản, xã Hồng Thái cho biết: "Gia đình tôi trồng được khoảng 1,5ha keo, đến năm 2017 diện tích keo cho thu hoạch giúp gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng. Từ hiệu quả đó, gia đình tôi trồng lại trên diện tích đã khai thác và mở rộng thêm, đến nay đã trồng được 2,5ha, cây đang sinh trưởng và phát triển tốt".

Bình Gia là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng
Bình Gia là địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng

Nhận thấy hiệu quả từ rừng, phong trào phát triển kinh tế rừng có sức lan tỏa mạnh mẽ đến từng thôn, bản, hộ gia đình. Bên cạnh đó, đầu ra cho sản phẩm gỗ rừng trồng cũng ổn định khi các thương lái trong và ngoài huyện đến tận nơi thu mua. Người dân yên tâm về đầu ra nên diện tích rừng ngày càng được mở rộng.

Theo ông Lương Hoàng Đựng, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái, để phát huy hiệu quả từ kinh tế đồi rừng, hằng năm, UBND xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn huyện tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng tại các thôn. UBND xã hướng dẫn bà con vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển trồng rừng, kết hợp chặt chẽ với công tác khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Riêng trong năm 2024 trồng rừng phân tán được 71,3ha/60ha, trong đó cây hồi trồng được 8,8ha, keo 57ha, bạch đàn 5,5ha...

Còn tại xã Tân Hòa, chính quyền và người dân đã chọn cây quế là cây trồng chủ lực vì rất phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có hơn 500ha, độ tuổi quế trung bình từ một đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác.

Anh Đặng Hoa Lin, thôn Tân Tiến, xã Tân Hòa cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình giảm nghèo, gia đình anh đã đầu tư trồng quế tại vườn nhà. Sau khi thử nghiệm trồng, thu được lượng tinh dầu tương đối cao, cây quế sinh trưởng, phát triển tốt, gia đình anh đã đầu tư trồng quế trên toàn bộ diện tích đất rừng được giao. Hiện nay, gia đình anh có trên 5ha rừng quế với hơn 15.000 cây, cho thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm.

Ông Đặng Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa cho biết: Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng từ cây quế, chính xã đã tuyên truyền, vận động hỗ trợ kỹ thuật cho người dân lựa chọn là cây trồng chủ lực. Đến nay, vùng quế Tân Hòa đã có hơn 500ha, độ tuổi quế trung bình từ một đến hơn 10 năm, nhiều diện tích đã cho khai thác mang lại thu nhập từ 150 đến 160 triệu đồng/ha.

Hàng năm, doanh thu từ các sản phẩm vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung được 70 – 80 tỷ đồng
Hằng năm, doanh thu từ các sản phẩm vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung được 70 – 80 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND huyện Bình Gia, hiện nay toàn huyện đã hình thành vùng trồng quế tập trung với diện tích gần 3.100ha; vùng trồng hồi với 11.500ha hồi; vùng trồng keo 7.544ha; vùng trồng mỡ 2.261ha… Hằng năm, doanh thu từ các sản phẩm vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung đạt  70 – 80 tỷ đồng.

Từ năm 2020 đến nay, UBND huyện đã tập trung xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm quế và chuỗi liên kết sản phẩm hoa hồi và các sản phẩm từ hồi. Nhờ đó, giá trị sản xuất ngành Lâm nghiệp của huyện đạt gần 110 tỷ đồng/năm. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, kết hợp với chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Bà Hoàng Thị Anh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Gia cho biết: Với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, có thể đa dạng hoá các sản phẩm nông, lâm nghiệp như: hồi, quế, mỡ, keo, bạch đàn… nên những năm qua, huyện tập trung tuyên truyền bà con mở rộng diện tích. 

Hướng đi này, không chỉ góp phần đa dạng hóa cây trồng, mà về lâu dài còn giúp người trồng rừng tăng thu nhập từ rừng. Góp phần tăng thu nhập, xóa đói nghèo giảm cho người dân. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những mô hình kinh tế thu nhập cao trên vùng đất khó Than Uyên

Những mô hình kinh tế thu nhập cao trên vùng đất khó Than Uyên

Than Uyên là một trong những địa phương của tỉnh Lai Châu có nhiều thanh niên trẻ người DTTS tiên phong dám nghĩ, dám làm, không ngại khó, ngại khổ để lập thân, lập nghiệp. Vì thế mà nơi đây, nhiều vùng đất cắn cỗi, khó khăn nay đã được sử dụng hiệu quả cho những mô hình kinh tế mới như trồng dâu tây, ớt, nuôi ong, cá lồng…
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 4 phút trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định cần tiếp tục quan tâm giải quyết tốt hơn nữa vấn đề sinh kế, việc làm cho các hộ dân đã được hỗ trợ nhà ở

Thời sự - BDT - 5 phút trước
Tại Lễ Công bố hoàn thành Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ tỉnh Bình Định, ngày 16/5, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung, Phó trưởng ban kiêm thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước đã có bài phát biểu tại Lễ Công bố. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu toàn văn Bài phát biểu.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 14 phút trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 14 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, đã diễn ra Lễ dâng hoa tại Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc.
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Thời sự - PV - 23 phút trước
Trưa 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có cuộc họp báo thông báo chung, cho biết hai nước vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện".
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Thời sự - Minh Anh - 32 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Quốc gia với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại".
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Phóng sự - Thanh Hải - 43 phút trước
Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - Hoàng Quý - 51 phút trước
Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiến hành họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 52 phút trước
Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.