Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Phúc: Từng bước nâng cao giá trị từ rừng, phục vụ phát triển kinh tế ở địa phương

Khánh Sơn - 17:20, 18/09/2023

Vĩnh Phúc có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn với hơn 31 nghìn ha, chiếm khoảng 26% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, Theo đó, Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế rừng theo hướng đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân trồng, bảo vệ rừng, góp phần giảm nghèo bền vững.

Lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng
Lực lượng kiểm lâm triển khai công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Xác định phát triển kinh tế rừng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, đồng thời tăng hiệu quả quản lý sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị từ rừng. Theo đó, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các loại rừng cho phù hợp với thực tế, hoàn thiện đóng mốc giới trên thực địa 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); tổ chức giao khoán bảo vệ rừng đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình...

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động làm tốt công tác trồng, phát triển rừng, gắn với xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế rừng, đưa các giống cây lâm nghiệp mới năng suất, chất lượng vào trồng, kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế rừng…

Nhờ đó, nhiều mô hình trồng rừng thâm canh với các giống cây mới như: keo hạt Úc, keo lai, bạch đàn mô, sưa... được triển khai nhân rộng. Một trong những điển hình về việc nhận trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là ông Hoàng Quốc Vượng ở thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên.

Triển khai xử lý thực bì phòng chống cháy rừng
Triển khai xử lý thực bì phòng chống cháy rừng

Trước đây gia đình ông Vượng đã mạnh dạn nhận hơn 100ha đất để trồng rừng, trong đó có hơn 60 ha đất rừng sản xuất và 40 ha rừng phòng hộ. Thời gian đầu, ông đã gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kỹ thuật chăm sóc cây. Thế nhưng, với những nỗ lực của bản thân, cùng với việc chịu khó học hỏi, giờ đây, gia đình ông Vượng đã có trên 100 ha rừng trồng, cho thu nhập cả tỷ đồng/năm. Vùng đồi núi hoang vu giờ đã thành cánh rừng xanh ngát. 

Không chỉ tăng thu nhập cho gia đình, ông Vượng còn tạo việc làm thường xuyên, ổn định cho gần chục lao động địa phương với thu nhập bình quân từ 5 – 6 triệu đồng/người/tháng. Ông Vượng phấn khởi cho biết, mỗi năm gia đình ông thu về bình quân khoảng 1 tỷ đồng từ việc bán gỗ nguyên liệu để làm giấy. Trung bình mỗi ha keo lai, bạch đàn đến chu kỳ khai thác (sau 5 – 7 năm trồng) nếu chăm sóc đúng quy trình sẽ cho năng suất khoảng 100 tấn gỗ nguyên liệu”. 

Song song với việc phát triển kinh tế rừng, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đặc biệt quan tâm đến công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng, góp phần giữu gìn tài sản thiên nhiên, đặc biệt là tại khu vực Vườn Quốc gia Tam Đảo. 

Với diện tích 15.000 ha, Vườn Quốc gia Tam Đảo có hệ động, thực vật đa dạng, phong phú. Việc nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ rừng đối với người dân ở các khu vực vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo sẽ góp phần giữ cho “lá phổi xanh” được bền vững. Chính vì vậy, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức về bảo tồn đa dạng sinh học cũng như đẩy mạnh công tác phòng, chống cháy rừng thông qua các buổi thuyết trình, trình chiếu tập huấn cho nhân dân các xã xung quanh vùng đệm.

Nhiều mô hình kinh tế rừng mang lại hiệu quả đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống
Nhiều mô hình kinh tế rừng mang lại hiệu quả đã góp phần giúp người dân ổn định cuộc sống

Ông Nguyễn Đức Khải, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ, Vườn Quốc gia Tam Đảo cho biết, từ công tác tuyên truyền phong phú, hiệu quả, nhận thức của người dân quanh vùng đệm đã thay đổi rõ rệt; các thói quen vào rừng lấy thuốc quý, khai thác gỗ, săn bắt động vật như trước đây đã không còn; ngược lại người dân đã chú trọng, ý thức bảo vệ rừng bằng việc ký cam kết thực hiện các hương ước, quy ước về rừng, cùng chung tay phòng chống cháy rừng.

Không chỉ tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác chăm sóc, bảo vệ và phát triển từng, từ năm 2017 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã hỗ trợ đầu tư 161 tỷ đồng cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Theo đó, Vĩnh Phúc đã trồng được 128 ha rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng lại rừng sau khai thác (rừng sản xuất) gần 4.000 ha; khảo nghiệm 22 mô hình cây keo lai; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên 205 ha rừng/năm; thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế gần 195 ha.

Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng tăng từ 24,1% (năm 2017) lên 25% (năm 2022) đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra. Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt trên 103 tỷ đồng/năm, tăng trưởng bình quân đạt 3,9%... Qua đó đã góp phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó biến đổi khí hậu.

Theo kế hoạch, thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về Luật Lâm nghiệp; tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh tích hợp, thống nhất với quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, quy hoạch đất đai. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng, phấn đấu năng suất gỗ đạt 15 m3 /ha/năm trở lên; quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi giữa 3 loại rừng; thu hút các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 2 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 4 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 5 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 6 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 6 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 6 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.