Trên bình diện chung cả nước, mua bán trực tuyến (thương mại điện tử) đang đà tăng trưởng bình quân 20%/năm. Nhưng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi thì vẫn là thị phần còn nhiều khoảng trống.
Nằm trong Chương trình 30a của Chính phủ, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều dự án, chính sách hỗ trợ cho người dân. Một trong những chương trình giảm nghèo được triển khai hiệu quả tại xã Ái Thượng là mô hình trồng xen canh gấc ở trên, gừng ở dưới. Từ mô hình này, Hợp tác xã (HTX) nông sản Bá Thước được thành lập với mục đích làm đầu mối bao tiêu sản phẩm giúp hàng chục hộ gia đình trong huyện thoát nghèo.
Thời gian qua, các hộ dân ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk hoang mang khi liên tiếp bị mất trộm tài sản. Không chỉ mất trộm ở nhà mà kẻ gian còn ra cả nương rẫy trộm sầu riêng, bơ, cà phê, những nông sản có giá trị kinh tế cao.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một hướng đi tất yếu, nhằm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế để gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, để OCOP đi đúng hướng thì rất cần sự vào cuộc với quyết tâm cao nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân.
Cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang EU đang rất lớn, nhưng đòi hỏi nông sản Việt Nam phải bảo đảm duy trì được chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và và Bộ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan đang lên kế hoạch hợp tác cụ thể để phấn đấu đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 20 tỷ USD trong năm 2020 và hướng tới một cán cân thương mại cân bằng hơn giữa hai nước.
Khu vực Trung Đông-châu Phi với dân số hơn 1,6 tỷ người và sức mua lớn đang là thị trường tiềm năng cho hàng nông, thủy sản của nước ta. Tuy nhiên, thị trường này khá khó tiếp cận do một số đặc thù như khác biệt văn hóa, tôn giáo, thói quen sử dụng thực phẩm hay tập quán kinh doanh, đòi hỏi cách tiếp cận thích hợp.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia nhấn mạnh điều này khi chủ trì Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực sản xuất chế biến nông sản lớn nhất cả nước, với thế mạnh về sản xuất gạo, thủy hải sản và trái cây. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu trong nhiều năm qua vẫn chưa được nâng lên. Nguyên nhân do sản phẩm chủ yếu là xuất thô, chưa có nhiều giá trị gia tăng, nhiều rào cản kỹ thuật về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo“Nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường toàn cầu bằng công nghệ Blockchain”, vừa được tổ chức tại TP. Cần Thơ.
Các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam như nông, thủy, hải sản… phần lớn áp thuế nhập khẩu vào Úc đều được cắt giảm về 0% từ năm 2018 đến 2020. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam mở rộng, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Úc.
Đang ở mức 14.000-15.000 đồng/kg, giá khoai lang Nhật bán xô bỗng rớt xuống “chạm đáy”, chỉ còn 3.000 đồng/kg khoai tuyển đẹp, riêng khoai nhỏ hơn, giá còn 1.000 đồng/kg nhưng thương lái cũng không mua.
Sau nhiều bất cập của ngành trồng trọt thời gian qua, mới đây, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Trồng trọt đã được đưa ra thảo luận.
Ớt nào mà ớt chẳng cay, làm gì có chuyện ớt đắng. Nhưng không, chỉ trong vài ngày gần đây, cây ớt không cho vị cay truyền thống mà có vị “đắng” rất lạ lùng.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,32 tỷ USD tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên rau quả vượt cả dầu thô về giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với nhiều chuyên gia nông nghiệp, đó là một kỳ tích. Nhưng để kỳ tích ấy được giữ vững đem lại giá trị thực sự cho nông dân thì còn rất nhiều việc phải làm.
Ngày 13/12/2017, khu chợ nông sản đặc hữu đầu tiên trên địa bàn được Sở Công thương tỉnh Lào Cai khai trương. Việc khai trương chợ nông sản đặc hữu nhằm giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc hữu của bà con nông dân ở 9 huyện, thành phố trong tỉnh.
Nông sản Việt Nam hiện có mặt tại 180 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính.
Tối 18/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những đổi mới trong an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững” với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB), một số chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực này từ Văn phòng WB Việt Nam tại Hà Nội.
Vài năm gần đây, điệp khúc sản lượng tăng, khó khăn đầu ra, giá giảm khiến không ít loại nông sản Việt Nam phải trông chờ “giải cứu”. Những cuộc giải cứu nông sản liên tiếp được tổ chức, dẫu ấm lòng vì tinh thần “lá lành đùm lá rách” nhưng lại phản ảnh một bức tranh đầy bí bách của nền nông nghiệp nước nhà.
Thời gian gần đây, nhiều nông dân Tây Nguyên ký gửi nông sản tại các đại lý, doanh nghiệp để không phải bảo quản mà dễ lấy tiền. Tuy nhiên, hình thức ký gửi nông sản này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ nông sản lớn, gần đây nhất là 2 vụ vỡ nợ hàng chục tỷ đồng tại Gia Lai khiến hàng trăm người dân trắng tay.