Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mở đường nông sản Việt vào thị trường Trung Đông-châu Phi

PV - 11:28, 03/08/2018

Khu vực Trung Đông-châu Phi với dân số hơn 1,6 tỷ người và sức mua lớn đang là thị trường tiềm năng cho hàng nông, thủy sản của nước ta. Tuy nhiên, thị trường này khá khó tiếp cận do một số đặc thù như khác biệt văn hóa, tôn giáo, thói quen sử dụng thực phẩm hay tập quán kinh doanh, đòi hỏi cách tiếp cận thích hợp.

nông sản Việt Trong những năm tới, các doanh nghiệp Việt Nammcần đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Đông-châu Phi để tránh phụ thuộc vào thị trường truyền thống. (Ảnh tư liệu)

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo “Ngoại giao với hoạt động xuất khẩu nông, thủy sản sang Trung Đông-châu Phi”, do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội hồi đầu tháng 7/2018. Hội thảo thu hút sự tham gia của các Đại sứ, lãnh sự danh dự, đại diện Đại sứ quán các nước Trung Đông-châu Phi tại Việt Nam, cũng như đông đảo đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tại Hội thảo này, ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Thị trường châu Á-châu Phi, Bộ Công thương cho biết, Trung Đông-châu Phi bao gồm hơn 70 quốc gia với hơn 1,6 tỷ dân, có nhu cầu rất lớn về nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông, thủy sản do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không có điều kiện để nuôi, trồng nông, thủy sản đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu nông sản, thực phẩm của các nước châu Phi là 38 tỷ USD và dự kiến tăng lên 110 tỷ USD vào năm 2025. Còn thị trường Trung Đông, năm ngoái, nhập khẩu lương thực, thực phẩm của khu vực này đạt 43 tỷ USD, dự kiến tăng lên 70 tỷ USD vào năm 2025. Đây được coi là cơ hội đầy tiềm năng mở ra cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Theo đại diện của Vụ Thị trường châu Á-châu Phi, tiếp cận thị trường Trung Đông-châu Phi là giải pháp tốt cho việc tìm kiếm các thị trường mới cho hàng nông, thủy sản nước ta để tránh phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Bởi đây đều là thị trường có yêu cầu về an toàn thực phẩm, chưa quá khắt khe, cũng như ít đi kèm với các chứng nhận khác đối với sản phẩm nông sản.

Trong những năm qua, xuất khẩu của mặt hàng này vào Trung Đông-châu Phi đã có nhiều khởi sắc, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản đạt hơn 1,3 tỷ USD vào năm 2017. Tuy nhiên, đây vẫn là những con số rất khiêm tốn so với tiềm năng. Đặc biệt, theo ông Hưng, rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu sang châu Phi nằm ở khâu thanh toán.

Ngoài ra, theo ông Trần Văn Công, Phó Cục trưởng Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện tại ở châu Phi, hàng nông sản Việt đang gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt do doanh nghiệp một số nước chấp nhận bán hàng trả chậm, trong khi doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu thanh toán ngay. Thực tế này khiến cho nhiều đối tác chuyển hướng sang lựa chọn nhập khẩu từ doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận bán hàng trả chậm.

Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin về thị trường, đối tác cũng gây ra không ít cản trở cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Trung Đông-châu Phi.

Theo bà Đoàn Phương Lan, Phó Vụ trưởng Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao), với vai trò là cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã và đang phối hợp các cơ quan Nhà nước có liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam qua các mô hình hợp tác công-tư ở nước sở tại, cũng như tư vấn, hỗ trợ thông tin về thị trường thông qua các hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu kinh tế. Thông qua 17 cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực này, doanh nghiệp Việt có thể nhận được hỗ trợ về xác minh, thẩm tra năng lực đối tác để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình đầu tư, mở rộng hợp tác.

Ngoài ra, các đầu mối này còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với chính quyền ở nước sở tại, kết nối với các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp uy tín ở địa phương, kèm với đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hoặc tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, giới thiệu doanh nghiệp Việt tham gia các mô hình, dự án hợp tác, và mở các lớp đào tạo về chứng nhận Halal.

Đối với các địa phương chưa có mặt các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, bà Lan cũng nhấn mạnh cần phải tranh thủ vai trò của các lãnh sự danh dự ở địa phương, cũng như tranh thủ nguồn lực của kiều bào Việt Nam ở nước sở tại để cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xuất khẩu, đầu tư ra nước ngoài.

DÂN TỘC

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Các địa phương chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho đồng bào DTTS đã và đang được các địa phương chú trọng, tăng cường. Công tác tuyên truyền PBGDPL cũng được thực hiện sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tình hình vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó nâng cao nhận thức pháp luật trong đồng bào DTTS, góp phần ổn định an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở cơ sở.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thanh minh trong tiết tháng Ba

Thanh minh trong tiết tháng Ba

Sắc màu 54 - Đức Hồng - 16:01, 02/04/2025
Từ xa xưa, Tết Thanh minh (được tổ chức vào mùng 3 tháng Ba Âm lịch hằng năm) đã trở thành ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người Việt. Đối với đồng bào Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng, Tết Thanh minh là một trong những ngày Tết lớn sau Tết Nguyên đán. Đây không chỉ là dịp tưởng nhớ tổ tiên mà còn là lúc con cháu sum vầy, thấm tình gắn kết dòng tộc.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:49, 02/04/2025
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP. Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.