Đồng bào Kháng là nhóm DTTS sinh sống lâu đời ở miền núi Tây Bắc Việt Nam. Tại địa bàn tỉnh Điện Biên, người Kháng cư trú thành từng bản, chủ yếu tập trung ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ, với khoảng 30 đến 90 hộ gia đình.
Trong khi ở nhiều địa phương , lĩnh vực bảo tồn văn hoá nghệ thuật truyền thống đang "khát" nhân lực trẻ thì tại tỉnh Sóc Trăng - nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống đông nhất nước, có nhiều thanh niên còn rất trẻ vừa tham gia vừa biểu diễn văn nghệ, vừa tập luyện các điệu múa truyền thống đăng tải lên các trang mạng xã hội để lan tỏa tình yêu văn hoá dân tộc.
Xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn xưa nay được biết đến với địa danh “xứ sở của những tòa lâu đài đất”. Bởi cho đến nay, Hữu Khánh vẫn còn giữ được gần 1.000 ngôi nhà trình tường cổ bằng đất sét. Tuy nhiên, điều lo lắng là, qua thời gian những ngôi nhà trình tường này đang bị xuống cấp trầm trọng; nếu không có các biện pháp bảo tồn khẩn cấp thì trong tương lai gần “những tòa lâu đài đất” này, sẽ chỉ còn trong hoài niệm của nhiều người.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...
Hơn 30 năm xa quê lập nghiệp, đồng bào các dân tộc phía Bắc ở Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) vẫn gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tạo nên không gian văn hóa Việt Bắc đặc sắc nơi đại ngàn Tây Nguyên.
Từ bao đời nay, chợ phiên Yên Minh đã gắn bó với đời sống của bà con các dân tộc huyện Yên Minh và vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, nên duyên của rất nhiều đôi bạn trẻ…