Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi niềm sau chuyên án 1023P

Tân An - Như Anh - 17:56, 30/11/2023

Bị chính mẹ đẻ và bà ngoại bán sang Trung Quốc làm vợ, ở cái tuổi 12 “ăn chưa no, lo chưa tới" thì cháu N.T.K. SN 2011, trú tại huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đã phải một mình lặn lội sang đất khách quê người làm dâu, nhưng may mắn cháu đã được cơ quan chức năng nước sở tại bắt giữ, trao trả về Việt Nam. "Pháp luật được thực thi nghiêm minh, nhưng anh em chúng tôi rất trăn trở, lo lắng khi vẫn còn rất nhiều trường hợp các em gái bị lợi dụng bán sang nước ngoài...". Đó là những lời tâm sự của Trung tá Nguyễn Đình Tuân, Trưởng Ban Tuyên huấn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng.

Ngày 26/10/2023, BĐBP tiếp nhận 21 công dân Việt Nam do Đại đội Quản lý biên giới Tịnh Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) trao trả qua cửa khẩu Trà Lĩnh
Ngày 26/10/2023, BĐBP tiếp nhận 21 công dân Việt Nam do Đại đội Quản lý biên giới Tịnh Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) trao trả qua cửa khẩu Trà Lĩnh

Có những nỗi đau đến từ "ruột - thịt" 

Gặp phóng viên trong chiều muộn chớm đông, khi cái lạnh đìu hiu sau nắng khiến bầu không khí càng trở nên ảm đạm trên miền biên giới. Trung tá Tuân gương mặt đăm chiêu kể lại vụ chuyên án có ký hiệu 1023P..

Ngày 26/10/2023, khi tiếp nhận 21 công dân Việt Nam do Đại đội Quản lý biên giới Tịnh Tây (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) trao trả qua cửa khẩu Trà Lĩnh, cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh, BĐBP Cao Bằng phát hiện N.T.K, sinh năm 2011, quê ở thành phố Cần Thơ không có người lớn đi cùng. Những thông tin mà K cung cấp khiến cán bộ Biên phòng nghi ngờ. Qua đấu tranh khai thác, sàng lọc được biết N.T.K sinh ra và lớn lên ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, cha mẹ li hôn nên K ở với bà ngoại. Vào khoảng tháng 8/2023, K đang nghỉ hè, chuẩn bị vào học lớp 8 thì người chị họ tên Lài đưa 2 người đàn ông Trung Quốc tên là Mập, Gồm đến nhà đặt vấn đề muốn lấy K làm vợ. Ban đầu, K không đồng ý, song bà ngoại nói: “Mày không lấy nó, tao sẽ chết cho mày xem”, còn mẹ đẻ thì nói: “Bà ngoại mày chết thì tao cũng chết theo” nên K phải đồng ý.

Ngày 20/8/2023, Lài đưa Mập và Gồm lên thành phố Hồ Chí Minh xuất cảnh qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất về Trung Quốc, sau đó đưa K đi tàu hỏa ra Hà Nội rồi bắt xe taxi lên thành phố Cao Bằng. Tại đây, sau khi đưa K vào nhà nghỉ thì Lài rời đi, nhưng qua điện thoại hướng dẫn K gọi xe taxi đi vào thị trấn Trùng Khánh và có người đưa sang Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi sang đến Trung Quốc, cả K, Lài, Mập, Gồm bị lực lượng chức năng Trung Quốc bắt giữ. Vì có giấy tờ hợp lệ nên sau 1 tuần, Lài, Mập, Gồm được thả, còn K bị phạt giam đến ngày 26/10/2023 được trao trả về Việt Nam qua cửa khẩu Trà Lĩnh.

Từ những thông tin do N.T.K cung cấp, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng nhận định có dấu hiệu N.T.K là nạn nhân bị mua bán sang Trung Quốc nên chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân. Nhận thấy các đối tượng phạm tội có nhân thân, lai lịch rõ ràng nên cần phải tổ chức đấu tranh, triệt phá, Bộ Chỉ huy BĐBP Cao Bằng đã báo cáo Cục Phòng chống ma túy và tội phạm xác lập Chuyên án CB1023p (do Đại tá Bùi Đức Trung, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Cao Bằng làm Trưởng ban Chuyên án) đấu tranh với đường dây mua bán người dưới 16 tuổi qua địa bàn khu vực biên giới tỉnh Cao Bằng.

Lưới trời rộng, khó thoát

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ban Chuyên án đã xác định được chị họ của N.T.K là Nguyễn Thị Lài (sinh năm 1997, trú tại xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang); bà ngoại của K là Trần Thị Lợi (sinh năm 1957, trú tại xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ). Theo đó, Ban chuyên án đã tiến hành điều chuyển cả 2 đến Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh để làm việc. Qua đấu tranh khai thác, Lài đã khai nhận việc làm của mình.

Qua lời khai của Lài, từ năm 17 tuổi, Lài đã sang Trung Quốc, lấy chồng, sinh con và cư trú bất hợp pháp. Quá trình sinh sống, biết nhiều người đàn ông Trung Quốc có nhu cầu lấy vợ Việt Nam nên Lài đã nghĩ cách để kiếm tiền từ việc môi giới hôn nhân. Tháng 5/2023, trong lần gặp K tại Cần Thơ, Lài gọi video cho Gồm (tên thật là Thư Tăng Ủy, sinh năm 1993) để Mập (tên thật là Triệu Thành Long, sinh năm 1994, cùng trú tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) xem mặt.

Đối tượng Nguyễn Thị Lài làm việc với cơ quan điều tra. Ảnh: Nguyễn Hòa Bình
Đối tượng Nguyễn Thị Lài làm việc với cơ quan điều tra. Ảnh: Nguyễn Hòa Bình

Tháng 8/2023, Gồm và Mập nhập cảnh vào Việt Nam qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thấy gia đình K đồng ý, Mập đưa cho Lài 13 vạn 900 nhân dân tệ (tương đương hơn 400 triệu đồng) để lo chi phí cho nhà gái và đưa K sang nhà Mập. Lài đã đưa cho bà Lợi 100 triệu đồng, 1 cây vàng 9999, 1 nhẫn đeo tay, 1 đôi bông tai, 1 vòng đeo tay loại vàng 24K và hứa hẹn, sau khi K sang đến Trung Quốc sẽ đưa thêm 50 triệu đồng. Gia đình K cũng viết giấy thỏa thuận đồng ý để K sang Trung Quốc làm vợ của Mập. Mọi việc sau đó diễn ra như thông tin K đã cung cấp cho cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh trước đó. Những lời khai của Trần Thị Lợi cũng trùng khớp với lời khai của Nguyễn Thị Lài và K.

Theo Trung tá Nguyễn Mạnh Đức, Phó Đồn trưởng nghiệp vụ Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh - người trực tiếp lấy lời khai của các đối tượng, nếu như cán bộ Biên phòng cảm thấy xót xa cho nạn nhân K vì bị người thân bán sang xứ người khi tuổi đời còn rất nhỏ thì các đối tượng chỉ lo lắng về số tiền, rồi lo bị phạt tù chứ không hề lo lắng việc K đang bị giam giữ bên Trung Quốc. Điều đáng nói là, theo thỏa thuận ban đầu, Lài sẽ phải đưa K sang tận nhà của Mập nên khi K bị bắt, Mập muốn “đền” người khác. Sau khi bà Lợi nhất trí trả lại 50 triệu đồng và số vàng trước đó đã nhận từ Lài về việc tổ chức cho K lấy chồng Trung Quốc, Lài nhập cảnh về Việt Nam và tiếp tục tìm kiếm “vợ” cho Mập.

Lúc này, Ban Chuyên án cũng nắm được thông tin Thư Tăng Ủy và Triệu Thành Long đang lưu trú tại nhà mẹ đẻ của Nguyễn Thị Lài ở Kiên Giang. Ngày 1/11/2023, đội đánh án đã phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP Kiên Giang và lực lượng chức năng tiến hành khám nhà Nguyễn Thị Lài, thu giữ nhiều tang vật, trong đó có 1 tập tài liệu liên quan đến việc kết hôn giữa K và Triệu Thành Long. 

Ban Chuyên án triệu tập làm việc, di lý Triệu Thành Long,Thư Tăng Ủy và Lê Thị Mỹ Hạnh (sinh năm 1985, trú tại xã Định Môn, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, là mẹ đẻ của K) về Cao Bằng để điều tra, xác minh. Sau khi có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội, ngày 3/11/2023, Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh đã ra lệnh giữ, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Triệu Thành Long và Lê Thị Mỹ Hạnh.

Theo Đại tá Bùi Đức Trung, đây là chuyên án phức tạp, liên quan đến nhiều địa bàn, nhiều đối tượng, trong đó có cả đối tượng người nước ngoài, gây khó khăn cho quá trình xác minh nhân thân, lai lịch cũng như hành vi. Bên cạnh đó, nạn nhân còn nhỏ tuổi, trình độ nhận thức về pháp luật, đặc biệt là việc nhận biết dấu hiệu của tội phạm mua bán người còn hạn chế, bị sang chấn về tâm lý nên bước đầu phối hợp cung cấp thông tin về bản thân bị mua bán và thông tin về các đối tượng gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng có sự bàn bạc, thống nhất, lợi dụng việc môi giới hôn nhân để thực hiện hành vi mua bán người. Tuy nhiên, bằng sự linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo và sự quyết tâm cao của Ban Chuyên án 1023P, Đồn Biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh đã phá án thành công, bắt giữ triệt để các đối tượng có liên quan trong đường dây, khởi tố vụ án, bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định pháp luật, đạt được mục đích, yêu cầu của chuyên án.

Hai đối tượng Lài và Mập bị tạm giữ trong chuyên án. Ảnh: BĐBP tỉnh Cao Bằng.
Hai đối tượng Lài và Mập bị tạm giữ trong chuyên án. Ảnh: BĐBP tỉnh Cao Bằng.

Theo Trung tá Nguyễn Đình Tuân, Trưởng Ban Tuyên huấn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng, là địa phương được xác định là địa bàn trung gian của tội phạm mua bán người, tính riêng năm 2022, có tới khoảng 85% công dân xuất cảnh trái phép trên tuyến biên giới Việt - Trung được phát hiện tại địa phương này. Loại tội phạm này thường dụ dỗ các nạn nhân đi làm “việc nhẹ, lương cao, “núp bóng” môi giới hôn nhân, việc làm hay cho nhận con, mang thai hộ để mua bán người. Để tiện hoạt động, chúng thường liên lạc qua mạng xã hội hoặc trà trộn vào các hội nhóm kín trên mạng.

Để đấu tranh, BĐBP tỉnh Cao Bằng cho rằng, quá trình tiếp nhận công dân Việt Nam do lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả cần nhanh chóng sàng lọc, phân loại để xác định các dấu hiệu của nạn nhân bị mua bán.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp với nhân dân địa phương tuần tra, kiểm soát địa bàn biên giới, cửa khẩu nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động tội phạm mua bán người; tổ chức, môi giới cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép (tội phạm nguồn của tội phạm mua bán người).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Phát huy vai trò của đảng viên trong vùng đồng bào Khmer khu vực biên giới biển ở Sóc Trăng

Trong bối cảnh nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển, tỉnh Sóc Trăng vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn với việc các thế lực thù địch luôn tìm cơ hội lợi dụng sự nhẹ dạ, thiếu cảnh giác của đồng bào tìm mọi cách để tuyên truyền chống phá, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc. Theo đó, mô hình phân công đảng viên phụ trách hộ gia đình khó khăn của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã mang lại hiệu quả trong việc giúp đỡ hỗ trợ hộ dân thoát nghèo và giữ gìn sự bình yên vùng biên giới...
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 2 giờ trước
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.
Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Sau chùa Tam Chúc, dự kiến Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) trong 2 ngày

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 2 giờ trước
Theo thông tin từ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sau chùa Tam Chúc (Hà Nam), dự kiến Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Bảo vật quốc gia của Ấn Độ, sẽ được tôn trí tại chùa Phúc Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trong 2 ngày (20, 21/5).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Mưa lớn gây lũ quét ở Bắc Kạn, 4 người thiệt mạng, nhiều khu vực bị cô lập

Tin tức - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo thống kê từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn, đã có 4 người thiệt mạng do lũ quét và sạt lở đất do mưa lũ xảy ra đêm 17 và sáng 18/5.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 6 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 10 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.