Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Quan tâm bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc Raglay

Ngọc Ánh - 09:44, 06/09/2024

Dân tộc Raglay là một trong số những dân tộc có lịch sử cư trú lâu đời ở vùng đất Nam Trung Bộ và cuối dãy Trường Sơn. Tại tỉnh Ninh Thuận, đồng bào Raglay sinh sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bác Ái, Ninh Sơn và Thuận Bắc. So với dân số toàn tỉnh thì người Raglay không nhiều, nhưng đồng bào luôn có ý thức bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa truyền thống quý giá của cha ông, đặc biệt là hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể phong phú và độc đáo.

Nghệ nhân truyền dạy cách chơi nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Raglai tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Ảnh
Nghệ nhân truyền dạy cách chơi nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ dân tộc Raglay tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. (Ảnh NP)

Kho di sản quý giá của dân tộc

Dân tộc Raglay có bề dày lịch sử, văn hóa với các tác phẩm sử thi, truyện cổ, các làn điệu dân ca, luật tục… đã được các nhà nghiên cứu văn hóa sưu tầm, biên soạn với độ dài lên tới hàng ngàn trang. Không những vậy, đồng bào còn có một kho tàng lễ hội dân gian phong phú và độc đáo như: Lễ ăn mừng đầu lúa mới, lễ bỏ mả, các nghi lễ vòng đời, lễ cầu mưa, lễ xuống giống… Trong đó, một số lễ hội tiêu biểu đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia như Lễ ăn mừng đầu lúa mới, Lễ bỏ mả…

Người Raglay theo chế độ mẫu hệ, con gái cưới chồng về nhà mình với quan niệm “Chặt cây rừng về làm nhà, bắt người ta về làm người nhà mình”. Chàng rể, người chồng trở thành trụ cột trong gia đình nhà vợ nhưng quyền quyết định những công việc lớn lao vẫn thuộc về người vợ và ông cậu bên vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và luôn giữ mối quan hệ huyết thống theo dòng họ mẹ suốt 7 đời. Quyền thừa kế tài sản chỉ thuộc về con gái, đặc biệt là người con gái út.

Người dân Raglai ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái phát huy ngôi nhà sàn truyền thống của gia đình mình đề phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: ĐS
Đồng bào Raglay ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái đã biết phát huy giá trị ngôi nhà sàn truyền thống của gia đình đề phát triển du lịch cộng đồng. Ảnh: ĐS

Theo truyền thống, đồng bào Raglay thường cư trú thành từng plây (buôn làng) trên khu đất cao, nơi gần nguồn nước. Mỗi plây thường gồm vài chục nóc nhà, các thành viên trong plây đều cùng chung dòng họ. Xưa kia, đồng bào Raglay ở nhà sàn dài truyền thống. Mỗi ngôi nhà là nơi sinh sống quây quần của ít nhất ba, bốn thế hệ dưới sự cai quản của chủ nhà, thường là người già, cao tuổi nhất trong gia đình, trong dòng họ. Tuy nhiên, theo thời gian cùng với sự thay đổi về văn hóa, lối sống, các gia đình hạt nhân dần tách ra khỏi nhà sàn dài để hình thành những ngôi nhà sàn đơn sơ bốn mái như hiện nay.

Giữa rừng núi cao nguyên, những ngôi nhà sàn đơn sơ, nhưng vững chãi như chính bản tính của người Raglay hiền hoà, chân chất gắn bó cuộc sống với thiên nhiên núi rừng. Và dưới những mái nhà sàn ấy, cộng đồng người Raglay vẫn giữ được nền văn hoá mang đậm bản sắc, niềm tự hào của dân tộc mình. Đó là hệ thống chữ viết của người Raglay, là những làn điệu dân ca, dân vũ, là những “bộ sưu tập” các nhạc cụ hết sức độc đáo như đàn đá, mã la (cồng chiêng), các loại đàn chế từ lồ ô (tre, nứa) như sáo talakung, kèn môi, đàn môi, kèn gadet, đàn chapi, kèn bầu sarakel, kèn bầu kupoăt… Trong đó, đàn chapi đã được nhạc sĩ Trần Tiến đưa vào tác phẩm “Giấc mơ Chapi” nổi tiếng khắp đất nước…

Các nghệ nhân xã Phước Hà, huyện Hàm Thuận Nam tái hiện nghi Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglay địa phương. Ảnh Thái Sơn Ngọc
Các nghệ nhân xã Phước Hà, huyện Hàm Thuận Nam tái hiện nghi Lễ ăn mừng đầu lúa mới của đồng bào Raglay địa phương. Ảnh Thái Sơn Ngọc

Bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông

Mặc dù có một kho tàng lịch sử, văn hóa, nhạc cụ đồ sộ như vậy, nhưng theo dòng chảy thời gian, một số di sản văn hóa của đồng bào Raglay đang có nguy cơ mai một. Đặc biệt là vấn đề chữ viết, hát - kể chuyện sử thi, truyện cổ hay cách chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ... Ông Chamaléa Thơm, xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc) trăn trở: “Nhiều cháu thế hệ trẻ người Raglay không còn thích mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình; thanh thiếu niên không biết chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc. Đáng lo hơn là hiện còn rất ít người Raglay biết đọc, viết chữ của dân tộc mình”…

Trước thực trạng trên, những năm gần đây, các nhà quản lý văn hóa cùng chính quyền địa phương nơi có đông đồng bào Raglay sinh sống đã có những nỗ lực nhằm bảo tồn, phục hồi những di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Raglay. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, mở các lớp truyền dạy chữ viết truyền dạy sử thi, đánh mã la cho thanh thiếu niên tại các địa phương.

Đội văn nghệ xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận biểu diễn đánh Mã la.
Đội văn nghệ xã Phước Bình, huyện Bác Ái, Ninh Thuận biểu diễn đánh mã la

Điển hình như tại huyện Bác Ái, nơi có trên 28.000 người Raglay sinh sống, chiếm 84% dân số toàn huyện, chính quyền và người dân đã chú trọng xây dựng, bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc Raglay bằng các chính sách, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa. Theo đó, 100% số thôn có nhà văn hóa - thể thao, 38/38 thôn có đội mã la, văn nghệ dân gian. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ở khu dân cư trên địa bàn huyện được thực hiện đúng quy định, phù hợp với tập quán, hoàn cảnh của từng gia đình, văn hóa truyền thống của địa phương. Các lễ hội, lễ nghi truyền thống, phong tục, tập quán trong Lễ cưới truyền thống; Lễ bỏ mã, Lễ cúng ăn mừng lúa mới, lễ cúng rẫy, những nghi lễ vòng đời, Lễ báo hiếu… được đồng bào bảo tồn, gìn giữ. Bên cạnh đó, đồng bào Raglay cũng có ý thức gìn giữ, phát huy các làn điệu dân ca, dân vũ như múa giã gạo (giã bắp), múa lên rẫy, múa trỉa hạt… hệ thống truyện cổ, sử thi, câu đố, hát đối đáp cùng các loại nhạc cụ truyền thống như: mã la, khèn bầu, sáo trúc, đàn chapi…

Nghệ nhân dân tộc Raglai chế tác đàn Chapi tại Ngày hội văn hóa Raglai năm 2024
Nghệ nhân dân tộc Raglay chế tác đàn Chapi tại Ngày hội văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ 2 năm 2024

Theo lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bác Ái cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Trong đó có các nghệ nhân lưu giữ loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian như nghệ nhân Mai Thấm, nghệ nhân Pi Năng Thị Kính cùng ở xã Phước Thắng; nghệ nhân Ka Tơ Thị Sính ở xã Phước Tân…

Mới đây (ngày 29/8), UBND huyện Bác Ái đã tổ chức thành công Ngày hội văn hóa Raglay lần thứ 2. Sự kiện này nhằm tôn vinh và giới thiệu những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglay Ninh Thuận tới bạn bè trong và ngoài nước. Tham dự Ngày hội lần này có hàng ngàn người dân địa phương, du khách và các diễn viên, nghệ nhân dân tộc Raglay đến từ các huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa.

Ngày hội văn hóa Raglay diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như: Hội thi ẩm thực truyền thống Raglay; Hội thi chế tác đàn, trưng bày, giao lưu đánh đàn chapi; Hội thi giã gạo; Hội chợ hàng Việt về miền núi, Chương trình khai mạc đêm hội Raglay... thu hút đông đảo Nhân dân địa phương và du khách đến cổ vũ.

Các địa phương ở huyện Bác Ái giới thiệu các món ăn truyền thống của đồng bào Raglai tại Ngày hội
Các địa phương ở huyện Bác Ái giới thiệu các món ăn truyền thống của đồng bào Raglay tại Ngày hội

Sôi nổi nhất là phần thi ẩm thực truyền thống Raglay, đây là dịp để đồng bào Raglay giới thiệu đến du khách những món ăn đặc sản miền "sơn cước" như: Gà đồi, cá suối nướng, thịt heo đen luộc, canh lá bép, cơm lam, bông đu đủ nộm...

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái cho biết, Ngày hội văn hóa Raglay có ý nghĩa chính trị rất to lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Raglay.

Ngày hội còn là nơi hội tụ, tôn vinh và những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglay tới bạn bè trong và ngoài nước, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Media - BDT - 6 giờ trước
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Cập nhật dữ liệu thực trạng kinh tế - xã hội sau thiên tai để tránh sai số: Quỹ đất tiếp tục bị thu hẹp (Bài 2)

Thời sự - Sỹ Hào - 7 giờ trước
Ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ đã khiến qũy đất (đất ở, đất sản xuất) ở nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc tiếp tục bị thu hẹp do sạt lở, bồi lấp. Dữ liệu về quỹ đất đã bố trí cho người dân được thu thập cách đây hơn một tháng nay không còn chính xác, cần thiết được cập nhật để thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS.
Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Thanh Hóa: Nỗ lực xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống cho hộ nghèo vùng DTTS

Chính sách và đời sống - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện chương trình xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình khó khăn và đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Qua đó, giúp các hộ gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Đừng để tinh thần thiện nguyện bị lãng phí

Xã hội - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Siêu bão Yagi đã gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh phía Bắc nước ta. Trong bão lũ, những câu chuyện ấm tình người xuất hiện khắp mọi nơi trên mọi miền đất nước. Đó là những người dân thức xuyên đêm gói bánh chưng, làm cơm nắm muối vừng… Hàng ngàn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển đến vùng lũ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang…. Tinh thần tương trợ và giúp đỡ đồng bào là điều rất quý báu, là tình cảm rất đáng trân trọng, song cứu trợ sao cho hiệu quả, an toàn, làm thế nào để hàng cứu trợ đến được đúng người, đúng đối tượng lại là câu chuyện đáng suy ngẫm.
Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Đường đến ước mơ của chàng trai người Mông Giàng Mí Lía

Giáo dục - Minh Đức - Vũ Mừng - 7 giờ trước
Dù sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn Mã Pì Lèng, xã Pải Lủng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), thế nhưng với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, Giàng Mí Lía đã trở thành sinh viên Học viện An ninh Nhân dân đầu tiên của địa phương.
Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

Gặp người quên thân mình cứu sống 3 nạn nhân trong vụ sạt đất kinh hoàng tại Lục Yên, Yên Bái

"Trong giờ phút kinh hoàng ấy, tôi hoàn toàn có thể rút ra ngoài để an toàn cho bản thân. Nhưng trong đầu chỉ nghĩ, nếu mình không cứu lấy tính mạng 3 bà cháu đang gặp nguy hiểm thì sẽ ân hận, day dứt cả đời. Có lẽ, ông trời đưa đẩy cho tôi còn sống là để tôi cứu 3 bà cháu đấy... "
Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Khẩn trương rà soát, di dời người dân khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn

Xã hội - Hương Trà - 7 giờ trước
Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho rằng, cần khẩn trương rà soát, bố trí, di dời người dân vùng khu vực miền núi có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới.
Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 7 giờ trước
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, huyện Phú Lương đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn hỗ trợ các xóm, tổ dân phố (TDP) xây mới, sửa chữa nhà văn hóa (NVH) chưa đạt chuẩn, giúp bà con có nơi để sinh hoạt văn hóa, thể dục - thể thao.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Ninh Thuận: Chức sắc đồng bào Chăm ủng hộ khắc phục hậu quả bão số 3

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Sáng 16/9, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận, Cả sư Hán Đô, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn và Sư cả Châu Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà ni đến thăm và gửi tiền ủng hộ đồng bào các tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.