Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người làm sạch đất

Vũ Lợi - Nam Hương - 10:48, 31/01/2021

Giữa thời bình hôm nay, có một cuộc chiến thầm lặng với không ít những gian khó, hiểm nguy của những người lính Công binh. Cuộc chiến truy tìm những “quả nổ” còn sót lại trong chiến tranh, trả lại sự bình yên cho những vùng đất biên cương Tổ quốc.

Đường hành quân biên giới của người lính Công binh
Đường hành quân biên giới của người lính Công binh

Nhiệm vụ đặc biệt

Hơn 40 năm sau chiến tranh biên giới (1979), Hà Giang hiện vẫn là tỉnh có diện tích đất bị ô nhiễm do bom mìn, vật liệu nổ lớn nhất trên địa bàn Quân khu 2. Các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Yên Minh, Ðồng Văn và Mèo Vạc còn hàng chục nghìn ha đất bị ô nhiễm, tập trung ở tuyến biên giới Việt - Trung.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Công binh, Quân khu 2 về đẩy mạnh rà phá bom mìn (RPBM), tháng 4/2020, Đại đội Công binh 17, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Ðiện Biên đã có mặt tại xã biên giới Thanh Thủy (huyện Vị Xuyên) để làm nhiệm vụ. Đây là vùng đất từng phải hứng chịu những trận “mưa bom bão đạn” trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (1979 - 1991). Lượng bom, mìn, vật liệu nổ hiện còn sót lại tương đối lớn, quá trình tìm kiếm, tháo gỡ xử lý gặp nhiều khó khăn… Xác định khi được tăng cường nhiệm vụ tại đây, 100% các cán bộ, chiến sĩ đều kiên định giữ vững lập trường, tư tưởng, phát huy hiệu quả chuyên môn, nghiệp vụ.

Thiếu tá Nguyễn Văn Đào, Trưởng Ban Công binh, Bộ CHQS tỉnh Điện Biên cho biết: Suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, cả đơn vị ở nhờ nhà dân. Cùng với làm chuyên môn, đơn vị triển khai công tác hậu cần tại chỗ, tăng gia sản xuất ngắn ngày để bảo đảm nguồn thực phẩm tươi, chăm lo sức khỏe cho bộ đội. Khó nhất là những hôm trời mưa, đường trơn trượt, trên đồi núi nhiều muỗi, vắt; nước sạch khan hiếm, các cán bộ, chiến sĩ phải đi mấy cây số mới tìm được nguồn nước trên đỉnh núi, sau đó dùng đường ống dẫn về bể lọc, xử lý mới dùng được cho sinh hoạt… 

Thiếu úy Phạm Hồng Sơn, Đại đội 17 Công Binh, Bộ CHQS tỉnh Điện Biên kể: Quy trình làm nhiệm vụ, chúng tôi được chia thành từng tổ. Người đi trước thực hiện các quy trình phát - thuốn - xắn để khảo cứu đánh giá số lượng, chủng loại vật cản, rút kinh nghiệm cho toàn đội và hình thành tuyến an toàn cho các tổ phía sau. Với các thiết bị bảo hộ không thể thiếu là áo giáp chống đạn, mũ bảo hiểm, thiết bị dò máy… các chiến sĩ cẩn trọng đưa cần câu tre lùa vào khe, kẽ của từng tán cây, bụi cỏ, hang đá… dò tìm vật nổ. Nhất cử nhất động của các anh bắt buộc phải cẩn trọng và tập trung cao độ. Bởi chỉ cần một sơ xuất nhỏ hoặc vài giây thiếu tập trung, thì mỗi người họ sẽ không còn cơ hội rút kinh nghiệm, thậm chí phải trả giá bằng cả máu và những mất mát, hy sinh.

Thuốn đất xác định vật cản trên thực địa
Thuốn đất xác định vật cản trên thực địa

Trả lại màu xanh

Hơn 8 tháng tăng cường (từ tháng 4 đến tháng 12/2020) thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn được phân công, đơn vị đã RPBM làm sạch an toàn được hơn 80/80ha diện tích; thu gom trên 2 tấn mìn các loại, với hơn 3.000 quả đạn pháo, đạn cối và tiến hành hủy nổ tại chỗ an toàn.

Cũng trong thời gian đóng quân, các cán bộ, chiến sĩ còn làm tốt công tác dân vận, giúp đỡ Nhân dân địa phương tổ chức tuyên truyền về phòng, chống đại dịch Covid-19; phối hợp với lực lượng đoàn thanh niên xã tổ chức trên 700 công phát dọn, làm đường bê tông ngõ xóm, tu sửa nhà cửa giúp đỡ gia đình chính sách, gia đình neo đơn…; qua đó, làm thắm thêm tình cảm quân dân bền chặt.

Ông Nguyễn Đức Dân, xã Thanh Thủy, một trong số nhiều nạn nhân trên địa bàn không may mắn khi vĩnh viễn bị mất đi đôi bàn tay. Quá trình làm nương ông đã vô tình cuốc phải quả mìn còn sót lại từ chiến tranh. “Giàu đôi con mắt, khó đôi bàn tay”, giờ đây ông Dân, người trụ cột của gia đình luôn thấy bất an khi mỗi lần ông nghe thấy đâu đó vang lên tiếng nổ oan nghiệt…

Ngày biết tin Bộ đội Công binh về giúp dân làm sạch đất, nỗi ám ảnh trong ông Dân như được cởi trói: “Bây giờ có Bộ đội Công binh lên RPBM, làm sạch đất cho chúng tôi ở, làm kinh tế cũng yên tâm. Chúng tôi rất phấn khởi, không biết nói gì hơn, cảm ơn những người lính Công binh rất nhiều.”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 2 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.