Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những chuyện ghi được từ miền biên viễn: Quân với dân như ruột thịt (Bài 3)

Thúy Hồng - 15:33, 24/03/2023

Trong suốt chặng đường từ Cột cờ Lũng Pô, Đồn Biên Phòng A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, nơi “con sông Hồng chảy vào đất Việt” đến Đồn Biên phòng Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu - nơi cuối trời Tây Bắc, mỗi cung đường đi qua đều là những câu chuyện đẹp về tình quân - dân. Những câu chuyện như những bản hùng ca về miền biên viễn.

Ngã ba suối Lũng Pô gặp sông Hồng ở cột Mốc 92 - "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"
Ngã ba suối Lũng Pô gặp sông Hồng ở cột Mốc 92 - "nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Đưa dân ra mốc lập bản

Cột cờ Lũng Pô nằm trên địa bàn thôn Lũng Pô I, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nơi đây không chỉ ghi dấu những trang sử hào hùng về những người lính Biên phòng đã chiến đấu anh dũng, hy sinh để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc mà còn là chứng nhân cho tình quân - dân keo sơn, bền chặt.

Theo Trung tá Lý Sín Sẩu, Chính trị viên Đồn Biên phòng A Mú Sung, Lũng Pô trước đây là vùng hoang vu, cỏ lau mọc um tùm, ngoài Bộ đội Biên phòng (BĐBP), hầu như không ai lui tới. Từ năm 2007, thực hiện Chương trình di dân ra biên giới phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, hàng chục hộ dân người Mông, người Dao ở các xã của huyện Bát Xát, xã Dìn Chin, Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai tình nguyện chuyển về vùng đất mới, lập nên thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung.

Lễ chào cờ của Bộ đội Biên phòng A Mú Sung tại Cột cờ Lũng Pô
Lễ chào cờ của Bộ đội Biên phòng A Mú Sung tại Cột cờ Lũng Pô

BĐBP là điểm tựa ban đầu cho bà con khi mới về Lũng Pô định canh, định cư và lập nghiệp. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Mú Sung cùng chính quyền địa phương đã kiên trì hướng dẫn bà con phát triển kinh tế từng bước ổn định đời sống.

“Ngày mới lập bản, 100% các hộ dân trong bản đều là hộ nghèo. Từ năm 2017 đến nay, cuộc sống khấm khá hơn, thôn không còn nhà dột nát nữa, nhiều nhà 2 tầng rồi. Hầu như nhà nào cũng có xe máy, ti vi, vài hộ có ô tô để vận chuyển hàng hóa. Con em học sinh ở thôn giờ không bỏ học nữa...”, anh Tẩn Sành Phú cho hay.

Không chỉ ý thức phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bà con Lũng Pô còn tích cực phối hợp với BĐBP tuần tra cột mốc, nắm bắt tình hình biên giới.

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cùng Nhân dân làm đường giao thông ở Lũng Pô
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cùng Nhân dân làm đường giao thông ở Lũng Pô

Theo Trưởng thôn Lũng Pô, Tẩn Sành Phú, trên địa bàn thôn có hai Mốc biên giới 91, 92, nên thôn đã lập tổ tham gia tự quản đường biên, cột mốc và tổ an ninh tự quản an ninh trật tự thôn bản. Hằng tuần, hằng tháng đều phối hợp với BĐBP đi tuần tra mốc giới.

Trung tá Lý Sín Sẩu bảo, nhờ có người dân phối hợp cung cấp thông tin nên an ninh trật tự biên giới luôn bảo đảm, tạo điều kiện cho bà con yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế...

Giúp dân “đuổi “ hủ tục

Trở lại Đồn Biên phòng Pa Ủ trên đất Mường Tè, Lai Châu. Năm 18 tuổi, chàng trai Lý Văn Hướng ở xã Mường Tè, huyện Mường Tè nhập ngũ vào BĐBP Lai Châu. Khi ấy, cái tên Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm được biết đến là miền đất xa xôi, khó khăn bậc nhất của huyện Mường Tè, nhưng chàng lính trẻ Lý Văn Hướng đã không ngại đi thuyền, đi bộ cả mấy ngày để lên Pa Ủ nhận nhiệm vụ. Thấm thoắt đã gần 30 năm gắn bó với mảnh đất này, chàng trai trẻ ngày nào giờ đã mang quân hàm Thiếu tá, là cán bộ quân y của Đồn Biên phòng Pa Ủ.

Thiếu tá Lý Văn Hướng khám bệnh cho người dân địa phương
Thiếu tá Lý Văn Hướng khám bệnh cho người dân địa phương

Ngày trước, bệnh phổ biến nhất ở Pa Ủ là sốt rét. Nhưng người La Hủ vốn tin con ma rừng làm người ốm đau và phải nhờ thầy mo cúng mới khỏi. Đã nhiều lần, Thiếu tá Lý Văn Hướng “gặp riêng” thầy mo nhưng kết quả gần như bằng không. Cho đến một ngày, thầy mo Ly Si Pu (bản Thăm Pa) bị sốt rét. Thiếu tá Lý Văn Hướng khám xong rồi nói: “Tôi chữa bệnh khỏi rồi thì không được nói với mọi người là ốm phải cúng mới khỏi nhé!”.

Người dân biết tin BĐBP chữa khỏi bệnh cho thầy mo Ly Si Pu, người này nói với người kia và rồi, người La Hủ ốm đều tìm đến thầy thuốc Biên phòng. Cũng từ đó, khi thấy Bộ đội nói được tiếng của đồng bào, họ bớt ngại ngần rồi tin tưởng, yêu quý, coi như người thân.

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra mốc giới
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng tuần tra mốc giới

Cũng chính vì được người dân tin yêu, anh đã coi đây như quê hương thứ hai của mình, đưa cả vợ con lên Pa Ủ sinh sống. Nhờ có hậu phương vững chắc như vậy mà Thiếu tá Lý Văn Hướng lại càng có điều kiện dồn tâm huyết để cùng chung tay chăm lo cho đồng bào La Hủ có cuộc sống tươi đẹp hơn...

Không riêng gì câu chuyện bám trụ biên giới của Thiếu tá Lý Văn Hướng, trong suốt hành trình, qua mỗi điểm dừng chân ở các Đồn Biên phòng đều là những câu chuyện xúc động của cán bộ, chiến sĩ BĐBP tuổi từ 18 đôi mươi, không quản gian lao vất vả dành hết tuổi xuân của mình để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Họ đã và đang phát huy truyền thống cha anh, viết tiếp những trang sử vàng của lực lượng BĐBP Anh hùng...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 12:29, 01/05/2024
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 11:44, 01/05/2024
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 11:37, 01/05/2024
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Tái hiện những thời khắc lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ qua triển lãm “Đường lên Điện Biên”

Thời sự - Thanh Nguyên - 11:33, 01/05/2024
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm đặc biệt với chủ đề “Đường lên Điện Biên”. Những thời khắc lịch sử của dân tộc tại chiến trường Điện Biên Phủ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được tái hiện qua 70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm mang đến cho người xem những ấn tượng sâu sắc.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 09:21, 01/05/2024
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.