Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những “Bao Công” ở buôn làng

Thanh Hoài - 12:16, 21/11/2022

Không chỉ là những người có uy tín, am hiểu pháp luật, có kiến thức sâu rộng, những hòa giải viên cơ sở còn phải là những người khéo ăn nói, giỏi công tác dân vận, chính trực, công tâm, gương mẫu trong mọi việc thì lời nói mới có trọng lượng. Tại nhiều buôn, làng vùng đồng bào DTTS, những hòa giải viên chính là già làng, trưởng thôn, Người có uy tín… Họ được ví như nhân vật “Bao Công” tại cơ sở, hóa giải thành công trăm vụ việc mâu thuẫn, mang đến bình yên cho mọi nhà, mọi người.

Già làng vào vai "Bao công xử kiện"

Hơn 20 năm được tôn vinh là già làng, Người có uy tín kiêm thành viên tổ hòa giải buôn Trí B, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk), già Ma Tăy không nhớ nổi mình đã xử qua bao nhiêu vụ kiện lớn, nhỏ xảy ra trong buôn. Trong vô số vụ xử kiện đó, ông nhớ nhất một vụ xảy ra hơn chục năm trước.

Ban đầu, đó đơn giản chỉ là một vụ đánh nhau bằng gậy gộc khiến hai bên đều xây xát, chảy máu nhưng chưa đến mức gây thương tích nghiêm trọng. Thanh niên đánh nhau trong buôn, ông vẫn xử phạt hoài. Nhưng lần này, đứng phía sau cặp trai trẻ đánh nhau, lại là hai dòng họ từng có thù với nhau từ một vụ tranh chấp đất rẫy.

Già làng Ma Tăy, buôn Trí B, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).
Già làng Ma Tăy, buôn Trí B, xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk).

Y Xang Bhăm và Y Phong Byă cùng thích một cô gái ở buôn Trí B. Hai gã trai từ chỗ không quen biết, đâm ra là cái gai trong mắt nhau. Một bữa, chẳng biết thách thức nhau thế nào mà Y Xang và Y Phong lôi nhau ra rẫy “tẩn” nhau một trận. Thương tích thì đã rõ nhưng khi cha mẹ Y Xang xót con, đòi già Ma Tăy xử cho ra lẽ, thì hai chàng trai đổ vấy lỗi cho nhau, chẳng ai chịu nhận là kẻ đầu têu.

Gay go ở chỗ không có ai là người ngoài chứng kiến cuộc ẩu đả. Cha mẹ của Y Phong làm chứng bừa rằng, đã nghe Y Xang thách thức con mình và chính Y Xang là người ra đòn trước. Cha mẹ Y Xang cãi lại. Hiềm khích xưa của hai dòng họ Bhăm và Byă tưởng đã được dẹp bỏ, bỗng có dịp bùng phát trở lại. Vậy là cuộc tranh cãi không chỉ trong phạm vi hai gia đình mà họ còn lôi cả hai dòng tộc vào cuộc.

Sau ba lần hòa giải bất thành ở nhà già làng Ma Tăy, vụ xử được đem ra nhà văn hóa cộng đồng, người trong buôn đến chứng kiến tràn cả ra ngoài sân. Mấy đêm trằn trọc, Ma Tăy gọi Ma Bu Pha - già làng buôn Giang Lành và Ma Lâm Thiên - già làng buôn Trí A đến bàn bạc, hợp sức xử vụ kiện khó. Đây là vụ xử hiếm hoi có mặt cùng lúc đến ba già làng. Vụ xử trở thành cuộc đấu trí gay go của ba vị già làng và hai dòng họ “đương sự”. Nhờ kết hợp cùng tung hứng hỏi xoáy, hỏi vặn mà ba ông đã khiến Y Phong buột miệng nói hớ, “lộ tẩy” chính anh chàng mới là người gây sự trước.

Giờ nghỉ “giải lao”, các già làng tranh thủ “làm công tác tư tưởng”, khuyên dòng họ Bhăm hãy tỏ ra cao thượng, bao dung mà chấp nhận phạt nhẹ Y Phong Byă so với luật tục. Dòng họ nhà Y Xang nghe xuôi tai, trong khi dòng họ nhà Y Phong cũng biết xấu hổ, hối lỗi. Hiềm khích hai dòng họ thực sự được hóa giải. Nhà Y Phong tâm phục khẩu phục sau đó đã cúng phạt 1 con heo 50 kg, 5 con gà và 2 ché rượu.

Tại buôn Trí B, có nhiều vụ việc mâu thuẫn xảy ra, nhưng khi có già Ma Tăy xuất hiện thì mọi việc đều được giải quyết ổn thỏa. Có vụ, ông chỉ cần khuyên giải nhẹ nhàng chốc lát, có vụ ông phân xử từ chập tối đến 2 giờ sáng mới xong. Từ con heo nhà này đi phá rẫy của nhà khác, ông này trộm bắp nhà bà kia, hai vợ chồng lục đục, thằng con cãi hỗn với cha mẹ… tất tật mọi việc đều có người trong buôn muốn “mách” với ông. Lắm khi đó không phải vụ kiện, mà đơn giản ông là chỗ dựa tinh thần, nơi tin tưởng cho họ giãi bày và cho họ một lời khuyên xác đáng.

Ma Tăy cho biết, xưa thường mỗi tháng ông xử 2 - 3 vụ việc, mấy năm nay thì ít hơn. Ông rất mừng vì các gia đình, dòng họ, bà con trong buôn làng ngày càng sống chan hòa, đoàn kết.

Hóa giải mâu thuẫn bằng cái tình

Còn tại xã biên giới Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai), chị Lục Kim Phương, Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 được ví như bà “Bao Công”. Chị đã đứng ra phân xử, hóa giải bao nhiêu vụ việc mâu thuẫn vợ - chồng, mẹ - con, hàng xóm láng giềng của người dân nơi đây.

 Chị Lục Kim Phương, Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai)
Chị Lục Kim Phương, Trưởng thôn kiêm Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai)

Chị Phương cho biết, hơn chục năm trước, chị đã tham gia tổ hòa giải của thôn Na Mạ 1. Khi đó, chị là thành viên Chi hội Phụ nữ thôn, sau là Trưởng ban công tác mặt trận. Học tập kinh nghiệm của thế hệ đi trước, sau mỗi buổi hòa giải dù thành công hay thất bại, chị Phương đều tự đúc kết được kinh nghiệm cho mình.

Chị Phương kể, đầu năm nay, chị B. - người địa phương hớt hải tới tìm chị nhờ hòa giải giúp mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Chuyện là vợ chồng chị B. làm kinh doanh, có của ăn của để. Do hai vợ chồng thường xuyên vắng nhà nên họ không dám để toàn bộ tài sản trong két sắt mà cất giấu mỗi nơi một ít. Một ngày kia, người vợ phát hiện mỗi chỗ giấu tiền bị thiếu một ít, nên truy vấn chồng lấy tiền làm gì. Anh chồng nói mình không lấy khiến hai bên lời qua tiếng lại, cãi nhau. Người chồng bực tức đuổi vợ ra khỏi nhà trong đêm rồi đóng cửa lại.

Sau khi nghe chị B. đến nhà vừa kể chuyện vừa khóc, chị Phương phân tích cho chị B. hiểu mất hàng chục triệu đồng, ai cũng xót, vì đó là tiền mồ hôi nước mắt, chắt chiu tiết kiệm mới có. Tuy nhiên, chị B. không nên vì thế mà nặng lời với chồng, cần hỏi chồng một cách khéo léo, tế nhị hơn. Hai vợ chồng cũng không nên to tiếng, cãi vã với nhau khiến các con sẽ buồn, ảnh hưởng tới tâm lý, học hành... Việc hai vợ chồng cãi vã sẽ lộ ra chỗ cất tiền, kẻ xấu mà vô tình nghe thấy, hậu quả sẽ như thế nào…

Phân tích cho người vợ hiểu, chị Phương lại đến gặp người chồng nói chuyện. Anh chồng thừa nhận có hơi nóng giận. Sau đó xin lỗi vợ, gia đình hòa thuận trở lại. “Bây giờ thì cặp đôi ấy luôn tâm đầu ý hợp, hạnh phúc lắm”, chị Phương vui vẻ cho biết.

Đảm nhiệm công tác hòa giải viên, chị Phương thường xuyên phải đi hòa giải giữa đêm hôm, bởi những vụ việc mâu thuẫn trong gia đình, bạo lực gia đình thường xảy ra vào buổi tối. “Có những vụ, khi tôi đến nhà phân giải, người vợ giữ chặt tôi ở lại không cho về, vì sợ khi tôi về, ông chồng lại đánh. Thế là cả đêm mình phải ở lại để động viên, sau đó tìm chỗ cho người vợ ở tạm. Sắp xếp xong thì cũng sang ngày mới”, chị Phương chia sẻ.

Theo chị Phương, trong mỗi vụ việc cần hòa giải, quy định pháp luật là hàng đầu, sau đó đến phong tục, tập quán của địa phương. Mình phải vận dụng các quy định của pháp luật, kiến thức thực tiễn, phân tích cho cả hai cùng hiểu vấn đề để từ đó mỗi bên nhường nhau một chút, giữ tình làng nghĩa xóm, tình cảm gia đình. Ngoài ra, yếu tố quan trọng không kém là tình người cùng lập luận sắc bén. Như vậy mới thuyết phục được hai bên có tranh chấp chấp nhận hòa giải vì thấy Tổ hòa giải nói “có lý, có tình”.

Từ năm 2019 đến nay, chị Phương và hòa giải viên trong Tổ đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải được 16 vụ việc, trong đó hòa giải thành công 15 vụ. Tổ hòa giải thôn Na Mạ 1 còn phối hợp với Tổ hòa giải thôn Na Mạ 2 tổ chức hòa giải thành 3 vụ việc tranh chấp đất giữa người dân 2 thôn với nhau. Bản thân chị Phương và các thành viên khác còn tự hòa giải rất nhiều vụ việc thành công mà chưa cần đưa ra Tổ hòa giải hoặc phải đưa ra xã.

Nhờ những đóng góp của mình, chị Phương đã được Sở Y tế tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen. Mới đây nhất, chị Phương được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong sơ kết giai đoạn 1 thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019- 2022” trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

“Dân vận khéo” để hòa giải 

Tại thị trấn Cam Lộ (Quảng Trị), ông Trần Văn Minh, Trưởng khu phố, Tổ trưởng Tổ hòa giải Khu phố 7 là một cá nhân điển hình, tiêu biểu của phong trào dân vận khéo trong thực hiện hòa giải cơ sở. Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo việc gì cũng thành công», bản thân ông Minh đã dùng phương châm này để tham gia công tác hòa giải nhiều vụ việc lớn nhỏ xảy ra trên địa bàn khu dân cư.

Ông Trần Văn Minh, Trưởng khu phố, Tổ trưởng Tổ hòa giải Khu phố 7, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị)
Ông Trần Văn Minh, Trưởng khu phố, Tổ trưởng Tổ hòa giải Khu phố 7, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (Quảng Trị)

Ông Minh chia sẻ, khi xảy ra vụ việc liên quan hoặc có đơn đề nghị là ông tiến hành họp các thành viên trong tổ, phân tích tình hình, tìm ra lý do nguyên nhân của từng vụ việc, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên cụ thể. Ông đích thân đến từng nhà làm công tác tư tưởng, giải thích vận động. Liên quan đến hội đoàn nào thì ông khuyến khích hội đoàn đó cùng vào cuộc để vận động, hòa giải. Trong suốt quá trình hòa giải, phải luôn kiên trì, tôn trọng lắng nghe tâm tự nguyên vọng của người dân, giải thích vụ việc một cách có lý, có tình trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Những trường hợp khó khăn, ông vận dụng nhờ đến người lớn tuổi, là trưởng các họ tộc để can thiệp, có tiếng nói tác động đến con cháu. Nhờ vậy các vụ tranh chấp, mâu thuẫn cơ bản được giải quyết. Các trường hợp liên quan đến tranh chấp đất đai, ông cùng tổ hòa giải đi thực tế, tìm hiểu trên bản đồ địa chính, đối chiếu sổ đỏ của các bên, tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ địa chính để xác định vấn đề như thế nào, giải quyết ra sao cho ổn thỏa các bên. Nhờ đó, từ đầu năm 2021 đến nay, tổ hòa giải khu phố 7 đã hòa giải thành công 5 vụ: 3 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai, 2 vụ mâu thuẫn dân sự.

Với vai trò là tổ trưởng, ông Minh đã chủ động lồng ghép công tác hòa giải cơ sở trong các buổi sinh hoạt của hội, đoàn thể cũng như trong buổi họp dân của khu phố để tuyên truyền các chủ trương, chính sách, luật hòa giải cơ sở. Đối với những trường hợp ít tham gia, ông đến tận các hộ gia đình vào những thời gian thích hợp để tuyên truyền và vận động người dân.

Nhờ thực hiện tốt “Dân vận khéo” trong công tác hòa giải ở cơ sở, những tranh chấp, bất đồng phát sinh tại cơ sở đã được giải quyết kịp thời; không để kéo dài, hạn chế đáng kể tình trạng khiếu và khiếu kiện vượt cấp. Những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân trên địa bàn được quan tâm, theo đó những năm qua, khu dân cư khu phố 7, thị trấn Cam Lộ không có điểm nóng, tình làng nghĩa xóm luôn gắn kết bền chặt; an ninh trật tự được giữ vững, hình thành ý thức “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” trong cộng đồng dân cư ở cơ sở, tiết kiệm được thời gian, tiền của, công sức của chính quyền và nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Cảnh giác khi nhận tin nhắn, cuộc gọi Video vay, mượn tiền qua mạng xã hội

Ngày 31/3, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi Video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi Video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ hạng sao cho phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ

Giữ hạng sao cho phẩm OCOP: Tạo sự khác biệt từ "câu chuyện sản phẩm" (Bài 2)

Kinh tế - Thuý Hồng - 2 giờ trước
Yếu tố quan trọng để phát triển của các sản phẩm OCOP là xây dựng “câu chuyện sản phẩm” thú vị, tạo “sức mạnh mềm” thành đòn bẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế triển khai do nhận thức của người dân, chính quyền địa phương chưa đầy đủ, nóng vội nên chưa tạo được “câu chuyện sản phẩm” riêng của từng địa phương, dẫn đến nhiều sản phẩm na ná nhau, không thu hút, hấp dẫn người tiêu dùng…
Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Người sở hữu bộ nhạc cụ gia truyền ở Thuốc Hạ

Sắc màu 54 - Giang Lam - 2 giờ trước
Trong nhà Phàn Văn Phú, thôn 3, Thuốc Hạ, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) dường như tồn tại cả một “bảo tàng” sống động gồm những “linh vật” của người Dao như kèn pí lè, thanh la, chiêng, trống... Hàng ngày, nghệ nhân Phú gìn giữ những thanh âm đặc biệt của dân tộc mình, xem đó như là cách chuyển cả tiếng thở của rừng, tiếng réo rắt của con suối vặn mình ra khỏi rừng già, chở theo bao tiếng lòng của con trai, con gái bản người Dao nơi đây.
Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Từ 1/4, Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2023

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Đơn vị điều tra gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 3 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng).
Nhìn lại 3 trận đấu đầu tiên của đội tuyển Việt Nam dưới hai triều đại

Nhìn lại 3 trận đấu đầu tiên của đội tuyển Việt Nam dưới hai triều đại

Thể thao - Giải trí - PV - 2 giờ trước
Tuy áp lực đang là rất lớn sau ba thất bại đầu tiên, nhưng câu trả lời về năng lực thật sự của huấn luyện viên người Pháp sẽ có tại SEA Games 32, khởi tranh vào tháng Năm tới.
Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Đảo Ó - Đồng Trường: Điểm Check-in lãng mạn cho giới trẻ

Du lịch - Mai Thắng - 2 giờ trước
Những năm qua, nhiều bạn trẻ ở khắp mọi miền Tổ quốc đã chọn đi “phượt” tại Đảo Ó - Đồng Trường (thuộc thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đến đây, du khách được Check-in với những hàng cây cao vút, được lắng nghe chim ó gọi bầy, làm duyên trước các Bungalow có thiết kế độc lạ và đắm mình ngắm cánh rừng nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam - Bài toán vẫn chưa tìm được lời giải

Kinh tế - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Trong những năm qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Nguyên nhân là do Việt Nam chưa làm tốt công tác xây dựng được thương hiệu cho các mặt hàng nông sản.
Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Trao giải Cuộc thi “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8”

Tin tức - Lê Hường - 3 giờ trước
Sáng 1/4, Ban Tổ chức cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023” tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải. Đây là cuộc thi dành cho các tác giả chuyên, không chuyên, các du khách và người dân với mục đích ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhằm quảng bá và lan tỏa tinh thần của Lễ hội Cà phê lần thứ 8.
Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Nghệ An: Những tồn tại ở các công trình thủy điện bao giờ giải quyết dứt điểm?

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Người dân vùng chịu ảnh hưởng hẳn đã rất ngán ngẩm mỗi khi phải nhắc tới cụm từ “dự án thủy điện”. Thực tế thì những vướng mắc, tồn tại chưa giải quyết trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Nghệ An tựa như một “ung nhọt” cần phải được giải quyết dứt điểm, thay vì cứ rềnh ràng như nhiều năm qua.
Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Gia Lai: Báo động tử vong do bệnh dại

Sức khỏe - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Trong những năm gần đây, Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại thuộc tốp đầu cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, thời tiết ở Gia Lai đã bắt đầu bước vào mùa nắng nóng, đây là một trong những điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh dại ở chó, mèo; đồng thời nguy cơ gia tăng bệnh dại ở người dẫn đến tử vong nếu người dân vẫn còn tâm lý chủ quan.