Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều hộ dân chưa được hưởng phí dịch vụ môi trường rừng do vướng về thủ tục đất đai

Trọng Bảo - 14:24, 09/01/2024

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhìn chung được các cấp chính quyền, cộng đồng nhìn nhận, đánh giá là một hướng đi đúng và kịp thời, mang lại hiệu quả rõ rệt ở khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội. Nổi bật là từ nguồn kinh phí được chi trả, đã góp phần giúp người dân từng bước giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống; là động lực quan trọng để bà con tích cực tham gia bảo vệ rừng. Tuy nhiên, còn một vài lý do vướng mắc mà hiện nay, nhiều chủ rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ này.

Rất nhiều hộ dân chưa được nhận tiền phí dịch vụ môi trường rừng do diện tích đất rừng còn chồng lấn
Nhiều hộ dân chưa được nhận tiền phí dịch vụ môi trường rừng do diện tích đất rừng còn chồng lấn

Hộ gia đình anh Sần Seo Thanh ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà có gần 2 héc ta rừng tự nhiên trồng cây tống quá sủ và sa mộc. Theo quy định hiện nay, với diện tích rừng này, mỗi năm gia đình anh Thanh được chi trả gần 1 triệu đồng tiền phí dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, do diện tích đất rừng của gia đình anh đang chồng lấn với diện tích rừng do xã quản lý, nên cơ quan chức năng không có căn cứ để chi trả nguồn kinh phí này.

“Diện tích rừng của gia đình tôi đã có từ 20 năm nay; tuy nhiên, gia đình chưa được nhận tiền hỗ trợ. Rất mong các cơ quan chức năng sớm rà soát, đo đếm cụ thể để gia đình tôi được nhận tiền hỗ trợ này”, anh Thanh kiến nghị.

Theo thống kê, hiện nay diện tích có rừng của xã Lùng Phình là 1.219 héc ta; trong đó, diện tích rừng do UBND xã quản lý là 462 héc ta, rừng do các tổ chức và Ban quản lý rừng phòng hộ là trên 537 héc ta; rừng do hộ gia đình quản lý là trên 295 héc ta. 

Theo ông Trần Đắc Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Phình, thì thời gian qua công tác khoán, bảo vệ rừng đã được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân trong xã triển khai có hiệu quả; không để xảy ra các vụ việc vi phạm về lâm luật. Để có được kết quả này, xã đã làm tốt công tác chi trả các khoản phí dịch vụ từ rừng cho người dân; từ đó, nâng cao trách nhiệm của từng hộ dân trong việc tham gia cùng với cơ quan chức năng quản lý và bảo vệ diện tích rừng hiện có.

“Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã Lùng Phình cũng còn một số hộ dân chưa được nhận tiền phí dịch vụ môi trường rừng do chưa đủ các thủ tục theo quy định. Vướng mắc chủ yếu vẫn là, các hộ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, do chưa xác định được ranh giới cụ thể, diện tích còn chồng lấn do lịch sử để lại. Thực trạng này gây thiệt thòi rất nhiều đối với các chủ rừng”, ông Hà cho biết thêm.

Anh Thanh mong muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết vướng mắc để gia đình được nhận tiền hỗ trợ
Gia đình anh Thanh mong muốn cơ quan chức năng sớm giải quyết vướng mắc để gia đình được nhận tiền hỗ trợ

Để góp phần nâng cao nhận thức về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, thời gian qua, UBND huyện Bắc Hà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào cá nhân, tổ chức trực tiếp khai thác, hưởng lợi từ rừng.

 Bằng việc đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt, tác động tích cực đối với nhận thức và hành động của người dân trong công tác quản lý và bảo vệ rừng. Cùng với đó, để công tác chi trả phí dịch vụ được đúng theo quy định, huyện đã tiến hành rà soát lại.

“Đối với diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do hộ gia đình quản lý, do khối lượng diện tích lớn với 10.936 lô, diện tích 11.016,83 héc ta/4.188 hộ gia đình, việc rà soát cần có thời gian, nhân lực, kinh phí, máy móc … Chúng tôi đang tích cực cùng với UBND các xã tiến hành rà soát”, ông Trần Quốc Hoàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bắc Hà thông tin.

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai, năm 2023 toàn tỉnh đã thu được gần 170 tỷ đồng tiền Dịch vụ môi trường rừng. Trong đó, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các tổ chức, cá nhân đạt gần 98 tỷ đồng. Ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai cho biết: Hiện nay, một số diện tích rừng của các hộ có sự chồng lấn; chất lượng giao đất, giao rừng giai đoạn trước đây chưa cao, nhiều sai lệch so với thực tế cần xác định lại… Từ đó, việc chi trả phí dịch vụ môi trường rừng còn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Đăng, nhiều hồ sơ cấp đất cho hộ gia đình, cá nhân được thực hiện từ những năm 1990 trở về trước, qua thời gian hiện trạng rừng thay đổi; có vị trí rừng phát triển thêm, có vị trí thì rừng không còn… nên hiện nay số liệu chưa được chính xác. Quỹ  đang cùng với các huyện, xã đơn vị chức năng tập trung rà soát lại theo hồ sơ, từ thực địa đối với diện tích rừng của từng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức chưa được hưởng tiền phí dịch vụ môi trường rừng. "Phấn đấu đến đầu năm 2024 sẽ chi trả cho các chủ rừng; riêng với các diện tích có sự sai khác lớn cần điều chỉnh lại hồ sơ thì các ngành chức năng sẽ sớm tham mưu với UBND tỉnh để ban hành quyết định...", ông Đăng cho hay.

Qua thời gian dài nhiều diện tích rừng phát triển thêm, có vị trí rừng không còn nên rất khó khăn trong công tác chi trả phí dịch vụ môi trường rừng
Qua thời gian dài nhiều diện tích rừng phát triển thêm, cũng như có vị trí rừng không còn nên địa phương còn gặp khó khăn trong công tác chi trả phí dịch vụ môi trường rừng

Được biết, trước những khó khăn, vướng mắc trong công tác chi trả phí dịch vụ môi trường rừng; ngày 18/10/2023, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai đã có thông báo số 300/TB-VPUBND về kết luận của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh. Trong đó, yêu cầu các ban ngành chức năng, UBND các huyện, thị xã tập trung rà soát diện tích rừng đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân và rừng do UBND các xã và cộng đồng dân cư quan lý. Hy vọng, những vướng mắc nêu trên sớm được giải quyết để các chủ rừng được hưởng tiền phí dịch vụ theo quy định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lạng Sơn: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho Người có uy tín

Lạng Sơn: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho Người có uy tín

Tin tức - Kiến Văn - 10 phút trước
Trong 3 ngày (từ 14 - 16/10), Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh cho Người có uy tín trên địa bàn tỉnh. Tham gia Hội nghị có gần 80 Người có uy tín trên địa bàn huyện Bắc Sơn, Lộc Bình, Cao Lộc.
Kim Bôi (Hòa Bình): Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Kim Bôi (Hòa Bình): Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Văn Hoa - Vũ Hường - 1 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực, vừa qua, Phòng Tư pháp, huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) đã phối hợp với UBND xã Mỵ Hòa tổ chức đêm “Giao lưu văn hóa tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024”.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông

Tin tức - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 15/10, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Nông lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Xuân đến dự, chung vui cùng Đại hội. Dự và chỉ đạo Đại hội còn Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr.
Mùa bướm Mã Đà

Mùa bướm Mã Đà

Media - BDT - 20:00, 14/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/10, có những thông tin đáng chú ý sau: "Sứ giả" gắn kết văn hóa và du lịch. Mùa bướm Mã Đà. Nhà khoa học của nhà nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông khởi sắc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:25, 14/10/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019, tỉnh Đắk Nông ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS và đạt những kết quả toàn diện: Cơ sở hạ tầng khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du lịch...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 41): Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 41): Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?

Định hình nông thôn thông minh thông qua xây dựng mô hình thôn, xã thông minh trong bức tranh tổng thể Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là một bước quan trọng, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, việc triển khai mô hình này còn nhiều khó khăn, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cần nhiều giải pháp để triển khai mô hình thôn, xã thông minh vùng đồng bào DTTS và miền núi phù hợp với thực tiễn. Chương trình Vấn đề -sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về vấn đề: Giải pháp nào để xây dựng thôn, xã thông minh phù hợp với vùng đồng bào DTTS và miền núi?
“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

“Cây đại thụ” dưới chân đèo Đá Đẽo

Gương sáng - Phạm Tiến - 19:24, 14/10/2024
Với 93 năm tuổi đời, 61 năm tuổi Đảng, Người có uy tín Trương Văn Bá ở bản Phú Minh, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn minh mẫn và chắc chắn trong từng câu nói. Từ việc chung của bản, đến những xích mích trong quan hệ hàng xóm láng giềng… hễ ông Bá tham gia là mọi chuyện lại đâu vào đó.
Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Luật tục trong đời sống đồng bào Tây Nguyên

Xã hội - Thảo Linh - Đặng Trọng Hộ - 19:06, 14/10/2024
Văn hóa các DTTS ở Tây Nguyên là môi trường để hình thành luật tục, trở thành nguồn tư liệu dân gian quý giá, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa từng dân tộc. Những bài ca luật tục là minh chứng tạo nên giá trị tinh thần, có chức năng tự điều chỉnh và tự giáo dục cho các thành viên trong cộng đồng, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững cho khu vực Tây Nguyên.
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc

Thời sự - BDT - 19:05, 14/10/2024
Kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hai bên đã ra "Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa".
Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Kinh tế - Tùng Nguyên - 19:01, 14/10/2024
Sơn La là tỉnh có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, trong đó có một số vùng có tiềm năng phát triển dược liệu. Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỉnh đang tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng, tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.
Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Khai mạc phiên thứ nhất Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 18:35, 14/10/2024
Chiều 14/10, tại Hội trường Tỉnh ủy Hà Giang, đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV năm 2024. Tham dự phiên trù bị có: Ông Thào Hồng Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Gia Long - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội và gần 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 80 vạn đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh.