Media -
Vàng Ni -
22:07, 14/08/2024 Lên với vùng biên giới xa xôi của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, ta thấy những những người phụ nữ Hà Nhì Hoa trong trang phục sặc sỡ như những bông hoa rừng. Khác với sự đơn giản, nhã nhặn của trang phục người Hà Nhì Đen, trang phục truyền thống của người Hà Nhì Hoa cầu kỳ, sặc sỡ mang đậm bản sắc của người DTTS nơi thượng nguồn sông Đà. Đến nay những bộ trang phụ truyền thống này đã được những người phụ nữ Hà Nhì thêu, may sẵn, tạo thành sản phẩm hàng hóa cung cấp cho những người bận rộn, đây là cách làm mới giúp đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống và gia tăng thu nhập.
Lễ hội Khô già già năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 19/7 (tức ngày 10 - 14/6 Âm lịch) tại tất cả các thôn người Hà Nhì thuộc các xã Y Tý , A Lù, Trịnh Tường, Nậm Pung, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Trường ca Xa Nhà Ca là một pho sử về sự hình thành vạn vật, phong tục, một số bài học xã hội và luân lý của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Trước sự hội nhập của nền văn hóa hiện đại, người Hà Nhì nơi đây vẫn duy trì gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc mình và luôn nỗ lực để bản trường ca ấy luôn trường tồn.
Lai Châu có 20 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc Hà Nhì chiếm khoảng gần 4% dân số toàn tỉnh. Trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa của một số dân tộc đứng trước nguy cơ mai một. Những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đặc biệt thực hiện Nghị quyết số 04/NQ/TU ngày 17/2/2021 của Tỉnh ủy Lai Châu về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bào Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà đã nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
Ở vùng biên giới xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, nhắc đến ông Sừng Sừng Khai không ai không biết. Ông không chỉ là người cán bộ gương mẫu, nói đi đôi với làm mà còn đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương. Dù ở cương vị nào, ông cũng luôn nỗ lực giúp đỡ dân bản, là “điểm tựa” vững chắc cho người dân nơi biên cương cực Tây Tổ quốc.
Đã từng một thời đắm chìm trong làn khói của “nàng tiên nâu”, đẩy cả gia đình vào bờ vực thẳm, nhưng rồi người đàn ông dân tộc Hà Nhì đã bừng tỉnh, quyết tâm cai nghiện thành công. Rồi ông đi khắp các bản làng vùng cao để sưu tầm, ghi chép những bài hát, điệu múa, những áng sử thi của người Hà Nhì để truyền dạy cho thế hệ trẻ.
Những ngày cuối Đông lạnh giá, chúng tôi vượt qua những con đường đèo dốc ngoằn ngoèo, hiểm trở đến với Thu Lũm - xã biên giới xa xôi thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, nơi đây có 15 cột mốc giới trên đường biên của Tổ quốc.
Sau một vụ mùa bội thu, thóc gạo đầy nhà, khi những bông hoa dã quỳ đua nhau khoe sắc cũng là thời điểm đồng bào Hà Nhì ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu rộn ràng chuẩn bị đón tết Hồ Sự Chà. Đây là ngày tết truyền thống còn lưu giữ nhiều nghi lễ và nét văn hóa đẹp mang đậm bản sắc của người Hà Nhì trên mảnh đất biên cương cực Tây Tổ quốc.
Thời gian qua, đứng trước nguy cơ mai một bởi sự giao thoa văn hóa, huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) lựa chọn xã Ka Lăng làm điểm thành lập Câu lạc bộ (CLB) dân ca, dân vũ dân tộc Hà Nhì.
Luôn mang trong mình niềm tự hào là người dân tộc Hà Nhì đầu tiên trở thành nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp, nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã và đang tiếp tục cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật múa Việt Nam, đồng thời lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.
Là một trong 19 cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc người Hà Nhì sinh sống tập trung chủ yếu tại hơn 20 bản thuộc 4 xã vùng biên của huyện Mường Nhé với dân số khoảng hơn 5.500 người, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Nhắc tới hệ thống lễ, tết của người Hà Nhì thì Tết Mùa mưa (Dế Khừ Chà) là một lễ tết quan trọng, được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển và bản làng đoàn kết.
Phóng sự -
Trương Hữu Thiêm -
11:00, 07/04/2023 Tôi đã gặp ở A Pa Chải những buổi chiều tiêu sơ lúc hoàng hôn mờ dần trên các dãy núi miền quan tái trập trùng - những buổi chiều sơn khê cô liêu chưa xa mà đã nhớ, đã nghe lòng day dứt nỗi sinh ly... Nếu bạn từng nghe ở đâu đó về cụm từ “ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào” hoặc nơi “một tiếng gà ba nước nghe chung”, thì đó là bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Xã hội -
Trọng Bảo -
19:03, 30/11/2021 Từ một nơi chỉ có hơn chục hộ dân sinh sống trong điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện sống vô cùng khó khăn và thiếu thốn, nhưng sau một chặng đường phát triển, nay thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã có trên 100 hộ là người Hà Nhì sinh sống. Ở đó, bà con rất đoàn kết, phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no, giữ đất, giữ làng, bảo tồn nét đặc sắc văn hóa dân tộc mình.
Media -
Trọng Bảo -
11:34, 20/06/2024 Đến với vùng cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, hay thưởng thức các món ẩm thực truyền thống dân tộc, mà còn được chiêm ngưỡng những ngôi nhà trình tường độc đáo của người Hà Nhì.
Kinh tế -
Diệp Chi -
18:04, 10/06/2023 Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Media -
Kim Anh – Tố Oanh -
18:10, 13/10/2022 Dân tộc Hà Nhì hay còn gọi là U Ní, Xá U Ní, gồm các nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen với hơn 25 nghìn người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Tiếng nói của người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng). Đồng bào Hà Nhì cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào.
Người Hà Nhì đen ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai gây ấn tượng với khách phương xa bởi những nét văn hóa truyền thống độc đáo và có phần kỳ bí. Trong kho tàng văn hóa phong phú của mình, ẩm thực của người Hà Nhì với hương vị đặc trưng của rừng, núi luôn khiến du khách tò mò, muốn được thưởng thức.
Đứng từ thung lũng Thề Pả nhìn lên vách núi đá dựng đứng cao sừng sững phía Ngải Thầu, anh Phu Giá Xe, người dân thôn Lao Chải bảo đó là đỉnh núi linh thiêng của người Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát, nhất là ở Y Tý, A Lù. Trong đời sống tâm linh của mình, trong những nghi lễ thờ cúng quan trọng, người Hà Nhì thường hướng về phía đỉnh núi đó cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ cúng bản của người Hà Nhì ở tỉnh Điện Biên (người Hà Nhì gọi là lễ gạ ma thú) là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm. Lễ hội này nhằm mục đích cầu cúng thần rừng thiêng và tổ tiên phù hộ để năm mới mưa thuận, gió hòa, mọi người trong bản mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn.
Tại Điện Biên, người Hà Nhì sinh sống tại 4 xã vùng giáp biên của huyện Mường Nhé là: Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, thuộc hai nhóm là Hà Nhì Lạ Mí và Hà Nhì Cồ Chồ. Hiện nay, người Hà Nhì tại Điện Biên vẫn bảo tồn, lưu giữ, được nhiều lễ nghi mang đậm sắc thái văn hóa dân tộc độc đáo như: Lễ tết tháng 2 (gạ ma thú); lễ cầu mưa; lễ cúng rừng... Đặc biệt là việc giữ gìn, thường xuyên tổ chức lễ Tết Khù Sự Chà (còn có tên gọi khác “Hồ Sự Chà”- tết cơm mới)- Tết cổ truyền có không gian văn hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì.