Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Pờ Nhù Nu- Nghệ sĩ múa đầu tiên của dân tộc Hà Nhì

Hồng Minh - 08:13, 16/05/2022

Luôn mang trong mình niềm tự hào là người dân tộc Hà Nhì đầu tiên trở thành nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp, nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã và đang tiếp tục cống hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật múa Việt Nam, đồng thời lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc.

Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu dạy múa cho các em nhỏ tại địa phương
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu dạy múa cho các em nhỏ tại địa phương

“Sinh ra để làm diễn viên múa”, có lẽ câu nói đầy đủ nhất khi nói về nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu. Là con cả trong một gia đình người Hà Nhì có 4 anh chị em, cuộc sống khó khăn, nhưng ngay từ nhỏ, Pờ Nhu Nu đã bộc lộ phong thái tự tin, hoạt bát khi luôn là cô học sinh tham gia vào các hoạt động của trường như múa, hát… Có lẽ cũng từ đó đã nuôi dưỡng ước mơ lớn của cô học trò miền núi, trở thành một nghệ sĩ múa như ngày hôm nay.

Con đường sự nghiệp của Pờ Nhù Nu được đánh dấu mốc thời gian năm 2000, khi Trường Nghệ thuật Tây Bắc Hòa Bình (nay là Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Tây Bắc) về Điện Biên để tuyển sinh. Khi biết được thông tin, Pờ Nhù Nu được bố đưa đi thi.

Ngày đó, bằng sự hiểu biết ngây ngô về múa, cùng với bản năng của mình, cô bé Pờ Nhù Nu đã chinh phục ban giám khảo để được tuyển chọn. Rời bản nhỏ, lên đường học múa tại tỉnh Hòa Bình. Tại đây cô được sống với giấc mơ của mình.

Thời gian theo học tại trường múa, Pờ Nhù Nu luôn nung nấu, chịu khó, lắng nghe và tiếp thu những kiến thức để có được hành trang cho riêng mình.“Cái duyên ấy cho đến tận bây giờ, tôi đã không ân hận khi mình chọn con đường nghệ thuật là cái nghiệp của cuộc đời này”, Pờ Nhù Nu tâm sự.

Năm 2005, tốt nghiệp ra trường, nghệ sĩ Pờ Nhù Nu quay trở về quê hương để biểu diễn, phục vụ cho bà con dân tộc mình. Cô trở thành diễn viên múa của Đoàn Nghệ thuật Hoa ban trắng tỉnh Điện Biên, sau đó, chia tách tỉnh, cô về công tác tại Đoàn Nghệ thuật tỉnh Lai Châu, nay là Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Lai Châu

Công việc của cô gắn với những chuyến đi biểu diễn phục vụ đồng bào, chiến sĩ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới. Sân khấu lúc đó, chỉ là những khoảng sân trường học, sân bóng đá của bản cùng với ánh đèn vừa đủ để nhìn thấy mặt diễn viên, chứ không phải là một sân khấu hoành tráng, lung linh đèn màu rực rỡ.

Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu luôn mang trong mình lòng tự hào dân tộc
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu luôn mang trong mình lòng tự hào dân tộc

Sớm nhận thức được đặc thù của nghề múa sẽ không còn phù hợp khi người nghệ sĩ ngày càng lớn tuổi, năm 2014, nghệ sĩ Pờ Nhù Nu lựa chọn con đường theo học lớp biên đạo tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Hà Nội. Với cô, đây là khoảng thời gian khá vất vả, khi chồng cô công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Lai Châu, nên cô đã phải mang theo con xuống Hà Nội học tập.

Ngày cô tốt nghiệp, câu chuyện của gia đình cô được tái hiện trên sân khấu qua tác phẩm múa “Nhịp sống”. Trong đó, nhân vật vợ là cô gái Hà Nhì thôn quê, chồng là một Thiếu tá Quân đội và cô con gái nhỏ Mùa Sang 1 tuổi của mình.

Đây là thành quả của quá trình đào tạo lớp biên đạo, bằng chất xám và lòng nỗ lực không ngừng nghỉ của cô, cùng với sự giúp đỡ tận tình của bạn bè, đồng nghiệp và thầy cô, tác phẩm được dàn dựng công phu, cô đọng về ý tưởng, ấn tượng về tạo hình, động tác múa.

Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu và con gái trong bài thi tốt nghiệp của mình
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu và con gái trong bài thi tốt nghiệp của mình

Sau khi hoàn thành con đường học tập của mình, cô tiếp tục trở về đơn vị công tác. Từ đây, Pờ Nhù Nu được đảm nhận biên đạo các chương trình nghệ thuật lớn, xây dựng các tác phẩm múa mới hằng năm.

Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu cùng các em nhỏ ở địa phương
Nghệ sĩ múa Pờ Nhù Nu cùng các em nhỏ ở địa phương

Bằng kiến thức tích lũy được qua những năm tháng học tập tại trường, cùng với trải nghiệm nhiều nét văn hóa của cộng đồng 20 dân tộc trên mảnh đất Lai Châu, nghệ sĩ Pờ Nhù Nu đã sáng tác ra nhiều tác phẩm múa từ chất liệu của các dân tộc, như: “Khoe khăn” - dân tộc Giáy; “Mùa thay lá” - dân tộc La Hủ; “Vượt sông” - dân tộc Si La; “Lạc vườn đào” - dân tộc Mông; “Tiếng vọng Là Khư” - dân tộc Hà Nhì...

Càng ý nghĩa hơn khi những tác phẩm này đã giúp khơi dậy tình yêu văn hóa, ý thức bảo tồn văn hóa của chính cộng đồng các dân tộc. “Tác phẩm Mùa thay lá đã giúp cho cộng đồng La Hủ ở Lai Châu biết rõ hơn về văn hóa của dân tộc mình. Bà con thích lắm, tự hào lắm. Giờ đây nhiều địa phương có người La Hủ sinh sống còn thường xuyên tập múa bài này để biểu diễn mỗi khi có dịp” chị Pờ Nhù Nu chia sẻ.

Cũng từ những tác phẩm múa của nghệ sĩ Pờ Nhù Nu, đã khơi dậy được phong trào văn hóa văn nghệ ở nhiều địa phương. Nhiều câu lạc bộ được thành lập, nhiều điệu múa cổ đã được khôi phục.

Tính đến nay, nghệ sĩ Pờ Nhù Nu đã có 17 năm gắn bó với nghề, trong ký ức của chị, là những chuyến công tác phục vụ cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng như: Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Pa Vệ Sử, Vàng Ma Chải, Sì Lở Lầu, Huổi Luông.

Đội văn nghệ Xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu biểu diễn bài múa của nghệ sĩ Pờ Nhù Nu
Đội văn nghệ Xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu biểu diễn bài múa của nghệ sĩ Pờ Nhù Nu

“Đồn ở xa trung tâm xã, phải vất vả lắm mới đến được nơi diễn. Đi đến đâu, các anh cũng nhiệt tình, chu đáo nhường chỗ ngủ của mình cho diễn viên. Nhiều điểm diễn, lần đầu tiên bà con được xem văn công, nên hết chương trình mà khán giả còn không chịu về”, Pờ Nhù Nu kể lại.

Với những nỗ lực của mình, đến nay Pờ Nhù Nu luôn cảm thấy, mình là người may mắn khi cô bé ngày nào được bố đưa đi dự tuyển, để rồi cuộc đời của cô như bước sang một trang mới.

“Tôi tự hào vì mình là người Hà Nhì đầu tiên trở thành nghệ sĩ múa, nhưng đồng thời với tôi đó là trách nhiệm. Phải làm sao để phát huy được hết cái hay của văn hóa các dân tộc quê mình, cùng với đó sẽ truyền được cảm hứng cho thế hệ trẻ vùng cao về ước mơ, hoài bão” nghệ sĩ Pờ Nhù Nu tâm sự.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Kết nối hoạt động văn hóa vùng biên giới Việt - Lào

Trong những năm qua, hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Lào trở nên sâu sắc vì truyền thống hữu nghị, quan hệ lâu đời giữa hai nước, 2 dân tộc. Nhiều địa phương đã làm tốt công tác kết nghĩa, giao lưu văn hóa. Đơn cử như các tỉnh miền Trung Việt Nam và Nam Lào được xem như mô hình nổi trội trong hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại, kết nghĩa giữa các tỉnh trong cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Cách xử lý nguồn nước bị ô nhiễm trong và sau lũ lụt

Cách xử lý nguồn nước bị ô nhiễm trong và sau lũ lụt

Xã hội - Phạm Tiến - 2 phút trước
Liên tiếp những ngày gần đây, nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An xảy ra mưa lớn, có nơi ngập cục bộ. Đặc biệt là nhiều công trình nước tự chảy vùng đồng bào DTTS, nước giếng, nước bể phục vụ sinh hoạt hàng ngày bị nhiễm bẩn do lũ tràn vào. Do đó, cần có cách để xử lý nước trước khi đưa vào sinh hoạt để tránh dịch bệnh sau lũ.
iPhone 15 Series giá chỉ từ 21.490.000đ khi mua gói cước độc quyền từ nhà mạng MobiFone

iPhone 15 Series giá chỉ từ 21.490.000đ khi mua gói cước độc quyền từ nhà mạng MobiFone

Kinh tế - Khánh Sơn - 5 phút trước
`Không để các iFans đợi lâu, bắt đầu từ ngày 22/09, các tín đồ “trái táo khuyết” đã có thể đặt trước ngay dòng sản phẩm iPhone 15 Series với giá bán chỉ từ 21.490.000 đồng, giảm thêm đến 700.000 đồng khi mua kèm gói cước độc quyền của MobiFone.
Quảng Trị: Xuất hiện sụt lún chưa rõ nguyên nhân trên tỉnh lộ 588A

Quảng Trị: Xuất hiện sụt lún chưa rõ nguyên nhân trên tỉnh lộ 588A

Tin tức - Khánh Ngân - 24 phút trước
Sáng 29/9, ông Hồ Văn Do, Chủ tịch UBND xã Mò Ó (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) cho biết, trên tuyến tỉnh lộ 588A, đoạn thuộc địa phận thôn Đồng Đờng vừa xuất hiện một điểm sụt lún.
Mưa lũ khiến 3 người mất tích tại huyện Phù Yên

Mưa lũ khiến 3 người mất tích tại huyện Phù Yên

Media - Thuỳ Anh - 2 giờ trước
Trong ngày 28/9, trên địa bàn huyện Phù Yên tỉnh Sơn La có mưa lớn, dông lốc, sạt lở, lũ quét gây thiệt hại về tính mạng, nhà ở, tài sản của người dân. 3 người bị lũ cuốn mất tích.
Kon Tum: Vinh danh các nghệ nhân có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống

Kon Tum: Vinh danh các nghệ nhân có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 29/9, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống năm 2023.
Tin trong ngày - 27/9/2023

Tin trong ngày - 27/9/2023

Bản tin hôm nay, 27/9 có những thông tin đáng chú ý sau: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự Đêm hội Trăng rằm tại Đắk Lắk. “Vua bí ngô” và sản phẩm “Du lịch canh nông” ở Đà Lạt. Lễ nhảy lửa người Pà Thẻn ở Tuyên Quang được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khẩn trương giải tỏa ách tắc giao thông do mưa lũ đoạn tỉnh lộ 543D

Khẩn trương giải tỏa ách tắc giao thông do mưa lũ đoạn tỉnh lộ 543D

Xã hội - Lê Thạch - Quang Ninh - 4 giờ trước
Do mưa lớn kéo dài, tuyến tỉnh lộ 543D đoạn từ xã Nậm Càn huyện Kỳ Sơn hướng ra xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An bị đất đá sạt lở, gây ách tắc giao thông, các phương tiện qua lại đoạn đường này tạm thời bị gián đoạn.
Tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ tại khu vực phía Nam

Tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ tại khu vực phía Nam

Sức khỏe - T.Hợp - 4 giờ trước
Sau khi ghi nhận các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, Cục Y tế dự phòng vừa ban hành Công văn khẩn gửi một số tỉnh thành khu vực phía Nam đề nghị kịp thời kiểm soát ổ dịch, không để bùng phát dịch bệnh Đậu mùa khỉ, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.
Thọ Xuân (Thanh Hóa): Biểu dương 70 Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS

Thọ Xuân (Thanh Hóa): Biểu dương 70 Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân tiêu biểu trong đồng bào DTTS

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
Sáng 29/9, UBND huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) long trọng tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân DTTS sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu. Đến dự có ông Cầm Bá Tường - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cùng lãnh đạo các ban, ngành và 70 đại biểu là điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Đồng Nai tổ chức các hội nghị chuyên đề phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Đồng Nai tổ chức các hội nghị chuyên đề phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Vừa qua, Ban Dân tộc phối hợp Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức 13 hội nghị chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật cho trên 1.600 lượt người là đồng bào Chăm, Hoa và Khmer tại các huyện: Trảng Bom, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành và Tp. Long Khánh.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Tối 28/9, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã dự Lễ Phát động toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Chương trình do Bộ Công an phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04/10/1961 - 04/10/2023), 22 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001 - 04/10/2023).