Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.
Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.
Người Gia Rai ở Gia Lai có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, phản ánh sinh động đời sống hiện thực cũng như hoạt động tâm linh. Nổi bật là kho tàng nhạc khí dân gian, tiêu biểu là cồng chiêng - một trong những nhạc cụ cấu thành nên Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong 2 ngày (5 - 6/12/2023), tại làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, Gia Lai) diễn ra Phiên chợ giao lưu, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023.
Media -
Ngọc Thu -
19:41, 02/06/2023 Từ nguyên liệu sẵn có cùng cách chế biến đơn giản, các món ăn lá mì, cơm lam, gà nướng… không chỉ là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày của người Gia Rai mà còn là văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió.
Ở làng Jut 2, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai), già làng Puih Duch, người Gia Rai được người dân ví như “cây đại thụ” của làng. Với sự uy tín, hiểu biết và trách nhiệm, già Puih Duch đã phát huy tối đa vai trò là cầu nối vững chắc giữa chính quyền với Nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận động người dân phát triển kinh tế, từ đó xây dựng làng Jut 2 ngày càng phát triển.
Cộng đồng các DTTS vùng Trường Sơn - Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai nói riêng theo chế độ mẫu hệ. Đặc trưng chế độ mẫu hệ trong xã hội truyền thống của người Gia Rai, là do người phụ nữ làm chủ và được biểu hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Trong đó, chiếc cầu thang nhà dài - một vật dụng biểu hiện rõ nét yếu tố mẫu hệ trong xã hội, trong văn hóa cũng như trong quan niệm sống của người Gia Rai.
Gia Lai là vùng đất còn bảo lưu nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Vì vậy, từ khi Bảo tàng tỉnh Gia Lai được thành lập từ năm 1989 đến nay, đơn vị luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS tại địa phương, trong đó trang phục truyền thống của người Gia Rai.
Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo. Đây là chương trình thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA, Hàn Quốc) tài trợ.
Plei Lay là một trong số ít ngôi làng người Gia Rai ở xã Ia Chim (Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) còn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc sắc của nghề dệt truyền thống. Dù trải qua bao thăng trầm của dòng chảy thời gian và sự phát triển trong đời sống xã hội, người đàn ông ở làng Plei Lay vẫn miệt mài với việc chế tác khung cửi, còn người phụ nữ vẫn cần mẫn se sợi, dệt vải và truyền nghề dệt cho con, cháu.
Vùng đất Tây Nguyên huyền thoại đã mang lại những giá trị đặc biệt trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội của con người. Đó là sự trao đổi được diễn ra một cách tự nhiên, bình thường đến mức trở thành nét riêng của các tộc người Tây Nguyên.
Media -
Ngọc Thu -
14:33, 20/03/2023 Người Gia Rai ở tỉnh Gia Lai theo chế độ mẫu hệ. Khi đến tuổi trưởng thành, người con gái sẽ chủ động “bắt chồng” và tự chuẩn bị các lễ vật cho đám cưới. Các nghi lễ, nghi thức có những quy ước chặt chẽ, quan trọng, đề cao vai trò của người phụ nữ Gia Rai, thể hiện nét văn hóa đặc sắc được giữ gìn cho đến ngày nay.
“Tháng ba, mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước, mùa em đi phát rẫy làm nương”, mùa của buôn làng Tây Nguyên rộn ràng trong tiếng cồng chiêng hòa giữa trời xanh lộng gió. Đó cũng được xem là mùa Tết, mùa lễ hội của các DTTS ở Tây Nguyên nói chung, người Gia Rai ở Gia Lai nói riêng.
Phóng sự -
Hồ Xuân Toản -
17:14, 12/03/2023 Thuyền độc mộc được người Gia Rai gọi là “thuyền cây” (Byan) là một trong những loại thuyền truyền thống có từ lâu đời và tồn tại khá phổ biến trong đời sống của cộng đồng DTTS sinh sống ven sông ở Tây Nguyên. Đó không chỉ là phương tiện để đi lại, vận chuyển hàng hóa, phục vụ lao động sản xuất, sinh hoạt của con người từ xa xưa, mà còn là vật dụng chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với sự hình thành và phát triển của cộng đồng cư dân ở cao nguyên trung phần.
Tháng 3 Tây Nguyên, khi tiết trời trong trẻo, lúa đã đầy kho cũng là lúc đồng bào Gia Rai ở làng Kép 1 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, Gia Lai) tổ chức lễ Pơ thi (bỏ mả). Lễ Pơ thi được tổ chức trong 3 ngày, 3 đêm với đầy ắp thanh âm cồng chiêng vang xa “9 suối 10 đồi” cùng men rượu cần nồng nàn tình đất, tình người...
Những quả bầu khô đen nhánh với đủ hình dáng khác nhau đã gắn bó với đồng bào Gia Rai và Ba Na tự ngàn xưa cho đến bây giời.
Media -
Thuỳ Dung -
09:01, 05/08/2022 Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo người Gia Rai ở xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã biến những ống lồ ô, tre, nứa,… thành những sản phẩm tiện ích, gắn liền với văn hóa dân tộc như gùi, rổ, rá, nhà rông,…
Ngày 9/7, tại làng Phung, xã Biển Hồ, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Biển Hồ ra mắt Câu lạc bộ dệt làng Phung và khánh thành phòng trưng bày sản phẩm dệt.
Chiều 30/8, tại TP. Pleiku, Công an tỉnh Gia Lai đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm Trung tá Ksor H'Bơ Khắp - Trưởng Công an thị xã Ayun Pa giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai.
Tối ngày 3/7, 2 nạn nhân là người Gia Rai ở xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã về nước an toàn sau hơn nửa tháng sập bẫy lừa của đường dây đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Campuchia, với lời hứa làm việc nhẹ lương cao, nhưng thực chất bị ép buộc đòi người thân số tiền hàng trăm triệu để chuộc thân.