Trên mỗi bàn thờ gia đình luôn có một không gian riêng rất trang trọng dành thờ di ảnh của Bác Hồ. Đó là cách mà người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn đến Người.
Lửa bất ngờ bùng phát khiến toàn bộ 2 căn nhà (1 nhà sàn, 1 nhà gỗ) của vợ chồng thầy giáo ở xã biên giới Ch'Ơm (Tây Giang) bị thiêu rụi hoàn toàn, ước thiệt hại ban đầu hơn 1,3 tỷ đồng.
Khi xu hướng tiếp cận hoang dã theo phong cách mới của khách du lịch nảy sinh gần đây, khu rừng cấm còn lại những cây pơ mu cổ thụ hiện ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng nhiên được chú ý. Đường lên Tây Giang là lên đỉnh dãy Trường Sơn, giáp Lào và vào sâu trong lòng của đại ngàn đúng nghĩa. Rừng pơ mu này được xem là đi liền với lịch sử tộc người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn.
Sống cộng cư giữa núi rừng, người Cơ Tu thường lấy con sông, vách núi, hàng cây cổ thụ… để làm dấu mốc phân chia ranh giới giữa làng này với làng khác. Dù không có một văn bản nào phân định ranh giới giữa các làng nhưng quy tắc bất thành văn ấy được đồng bào tôn trọng và tuân thủ từ hàng trăm năm nay.
Theo quan niệm của người Cơ Tu, trâu là con vật gần gũi, gắn bó mật thiết trong đời sống của đồng bào, đồng thời mang ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh bởi con trâu được dùng làm vật hiến sinh trong các lễ hội truyền thống, thể hiện mong ước vươn đến cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc.Con trâu còn là đối tượng nghệ thuật đầy cảm hứng của nghệ sĩ dân gian người Cơ Tu dành để trang trí cho ngôi nhà mồ...
Từ ngày 1 - 2/8, tại Hà Nội, họa sĩ Lê Thiết Cương, nhóm họa sĩ Gallery 39 phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), Tạp chí Tia Sáng và các tổ chức yêu văn hóa, nghề thủ công của đồng bào các dân tộc Việt Nam tổ chức “Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu”.