Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người có uy tín ở Kông Chro góp sức xây dựng buôn làng phát triển, bình yên

Ngọc Thu - 18:24, 15/09/2024

Bằng uy tín, trách nhiệm của mình, bao năm nay, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) vẫn đang nhiệt tình, trách nhiệm phát huy vai trò tích cực góp sức cho sự phát triển và bình yên của buôn làng.

Già làng, Người có uy tín Đinh Văn Chiêm (làng Vơn, xã Yang Nam) tích cực giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương
Già làng, Người có uy tín Đinh Văn Chiêm (làng Vơn, xã Yang Nam) tích cực giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương

Tiên phong trong xây dựng buôn làng

Khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đánh cồng chiêng cho thế hệ trẻ Ba Na để những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một đó là cách làm của Người có uy tín Đinh Blin ở làng Kte Kchăng (xã Đăk Song). Ông Blin đã đến từng nhà vận động cha mẹ cho phép con em mình tham gia đội cồng chiêng. Đồng thời, tự nguyện đứng ra hướng dẫn kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng miễn phí  cho thanh - thiếu niên trong làng.

Cuối năm 2022, đội cồng chiêng “nhí” làng Kte Kchăng ra mắt với 20 thành viên độ tuổi 10 - 16 trong niềm hân hoan của đám trẻ trong làng. Dưới sự dẫn dắt của ông Blin, đến nay đội chiêng nhí của làng Kte Kchăng đã thuộc và biết đánh rất nhiều bài chiêng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Ba Na như lễ cúng mừng lúa mới, lễ bỏ mả… Cùng với đội chiêng lớn, đội chiêng "nhí" cũng tham gia các hoạt động văn hóa cồng chiêng do huyện, tỉnh tổ chức và đạt được nhiều thành tích cao.

Nhờ được truyền "lửa" đam mê cồng chiêng của Người có uy tín Đinh Blin, đội cồng chiêng nhí của làng Kte Chăng (xã Đăk Song) đã tham gia nhiều hoạt động văn hóa ở huyện, tỉnh
Nhờ được truyền "lửa" đam mê cồng chiêng của Người có uy tín Đinh Blin, đội cồng chiêng nhí của làng Kte Chăng (xã Đăk Song) đã tham gia nhiều hoạt động văn hóa ở huyện, tỉnh

Là “điểm tựa” của thôn Hle Hlang (xã Yang Trung), Người có uy tín, Trưởng thôn Đinh Mlinh đã tiên phong trong các phong trào, là nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở.

Ông Mlinh cho biết: Trước đây, tình hình an ninh trật tự trong làng tương đối phức tạp, nổi cộm là tình trạng thanh - thiếu niên vi phạm pháp luật, tụ tập đánh nhau gây thương tích, trộm cắp tài sản, vi phạm trật tự an toàn giao thông, người dân mâu thuẫn, tranh chấp đất đai. Mình đã tích cực phối hợp với chính quyền, lực lượng Công an xã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân; rà soát, lập danh sách các đối tượng cá biệt có nguy cơ vi phạm pháp luật để quản lý, giáo dục.

Từ năm 2019 đến nay, ông đã phát hiện và cung cấp cho lực lượng Công an 30 nguồn tin về trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn 6 trường hợp tảo hôn. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ông Mlinh đã làm gương hiến hơn 3.500 mét vuông đất để làm đường giao thông và sân vận động. Chứng kiến việc làm của ông, nhiều hộ trong làng đã tự nguyện di dời, tháo dỡ tường rào, vật kiến trúc và hiến hơn 17.000 mét vuông đất cho địa phương để xây dựng các công trình công cộng.

Già làng Đinh Văn Chiêm tích cực tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi tư duy, xóa bỏ hủ tục
Già làng Đinh Văn Chiêm tích cực tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi tư duy, xóa bỏ hủ tục

Hay như già làng, Người có uy tín Đinh Văn Chiêm (làng Vơn, xã Yang Nam) luôn gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình để bà con noi theo. Ông thường xuyên giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Ông Chiêm cho hay: “Hiện tại, mình có 6 ha trồng mì, bắp, lúa, 14 con bò, trâu. Trừ chi phí đầu tư, mình thu nhập 100 triệu đồng/năm. Gần đây, mình đã cho 8 hộ dân trong xã nuôi rẽ 8 con bò. Từ đó, các hộ có vốn làm ăn, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống”.

Bảo đảm các chính sách cho Người có uy tín

Huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) có hơn 74% dân số là người DTTS, trong đó, dân tộc Ba Na chiếm đa số. Những người như ông Đinh Blin, Đinh Văn Chiêm, Đinh Mlinh đã cùng với 64 Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang ngày ngày góp sức xây dựng buôn làng.

Huyện Kông Chro tổ chức hội nghị gặp mặt, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS
Huyện Kông Chro tổ chức hội nghị gặp mặt, cung cấp thông tin cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Những năm qua, huyện Kông Chro thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách cho Người có uy tín. Vào các dịp lễ, tết, chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho Người có uy tín; thăm hỏi, hỗ trợ Người có uy tín bị ốm đau, gia đình gặp khó khăn... Trong 3 năm (2021 - 2023), huyện đã phân bổ gần 352 triệu đồng để chi trả phụ cấp cho Người có uy tín trên địa bàn.

Bên cạnh đó, để Người có uy tín đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, huyện đã in và phát 1.150 sổ tay tuyên truyền “Những kiến thức cơ bản về kỹ năng tuyên truyền dành cho Người có uy tín vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Đồng thời, phối hợp các cơ quan chuyên môn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kiến thức, cung cấp thông tin cho hàng chục lượt Người có uy tín…

Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Kông Chro đã tích cực góp sức lớn cho sự bình yên, phát triển của buôn làng
Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Kông Chro đã tích cực góp sức lớn cho sự bình yên, phát triển của buôn làng

Ông Tô Thành Năm - Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kông Chro, cho hay: Từ việc quan tâm chăm lo, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chính sách dành cho Người có uy tín đã góp phần khích lệ, động viên đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện luôn tích cực đi đầu trong mọi lĩnh vực, phát huy tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng. Thời gian tới, huyện Kông Chro tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Người có uy tín; phối hợp tổ chức cho Người có uy tín tiêu biểu đi tham quan, học tập; tổ chức khen thưởng, biểu dương điển hình tiên tiến Người có uy tín. Qua đó, xây dựng đội ngũ Người có uy tín thực sự uy tín tại cơ sở.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.