Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Minh Thu - 17:48, 19/09/2024

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, động viên các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại điểm sạt lở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà thăm, động viên các lực lượng tham gia tìm kiếm, cứu nạn tại điểm sạt lở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình

Tập trung các lực lượng, triển khai đồng bộ các phương án kịp thời ứng cứu

Ngay khi nhận được thông tin, tỉnh Cao Bằng đã thành lập Sở chỉ huy cấp tỉnh tại huyện Nguyên Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm Tổng chỉ huy; chỉ đạo các lực lượng Quân sự, Công an phối hợp, dân quân địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ.

Với tinh thần hết sức khẩn trương và trách nhiệm cao nhất, lực lượng cứu hộ đã triển khai đồng bộ các phương án, huy động lực lượng, phương tiện, để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào dựng lại nhà cửa, vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm...

Đại tá Phương Nam KýPhó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng

Ông Đào Nguyên Phong - Chủ tịch UBND huyện Nguyên Bình, cho biết: Từ sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cao Bằng, huyện đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các nhiệm vụ cấp thiết ứng phó, khắc phục tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã huy động 100% lực lượng để thực hiện nhiệm vụ. Trong đó, huy động 100 cán bộ, chiến sĩ Công an, 15 xe ô tô, 40 xe mô tô, 10 cưa lốc; lực lượng quân sự tham gia 145 người; lực lượng ứng cứu tại chỗ khoảng 275 người. Đồng thời, huy động 18 máy xúc, 4 xe cứu thương để khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm những người bị nạn.

Các phương tiện, máy móc thiết bị, trang bị vật tư được huy động, tập trung cao nhất cho công tác cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn. Bộ Quốc phòng điều động 50 cán bộ, chiến sĩ từ Lữ đoàn Công binh 575, Quân khu 1 hỗ trợ tìm kiếm người mất tích.

Thượng tá Nguyễn Thành Long, cán bộ Lữ đoàn Công binh 575, cho biết: Khi chúng tôi tiếp cận hiện trường, tất cả các ngả đường đều bị ách tắc do có nhiều điểm sạt lở nặng, phương tiện cứu hộ không thể tiếp cận. Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ phải đi xe máy từng chặng rồi đi bộ, trong khi trời mưa rất to, đất đá vẫn đang sạt lở, hết sức khó khăn và nguy hiểm.

Lực lượng vũ trang Quân khu 1 đưa thiết bị dò tìm hiện đại để tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp sau vụ sạt lở.
Lực lượng vũ trang Quân khu 1 đưa thiết bị dò tìm hiện đại để tìm kiếm các nạn nhân bị vùi lấp sau vụ sạt lở

Khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, với tinh thần quyết tâm cao nhất trong công tác cứu hộ, cứu nạn, ngay ngày đầu tiên, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể của 2 nạn nhân. Đến chiều 11/9, trời ngớt mưa, đường vào xóm Lũng Lỳ mới tạm thông, các lực lượng và phương tiện hỗ trợ, máy móc nhanh chóng tiếp cận điểm sạt lở để tìm kiếm các nạn nhân trong vụ sạt lở.

Chúng tôi vào điểm sạt lở tại xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành khoảng 15 giờ chiều 12/9. Thông tin từ Lãnh đạo huyện Nguyên Bình cho biết, trong trận sạt lở kinh hoàng đêm 8 rạng sáng 9/10, đã có 6 hộ dân với 9 nhân khẩu xóm Lũng Lỳ bị đất đá vùi lấp. Trên một vùng lòng chảo, sình lầy, bùn đất quyện đặc quánh. Cây cỏ, nhà cửa, xe máy, trâu bò ngổn ngang trong đám sình lầy. Đâu đó, trong sình lầy, có cả những thi thể của người dân xóm Lũng Lỳ.

Lực lượng quân đội dùng máy xúc san gạt để tìm kiếm nạn nhân vụ sạt lở tại xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành.
Lực lượng Quân đội dùng máy xúc san gạt để tìm kiếm nạn nhân vụ sạt lở tại xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành

Những chiếc máy xúc thực hiện việc san gạt, múc ở dưới thấp. Trên cao, lực lượng Công an, Quân đội, dân quân tự vệ sử dụng các thanh tre, thanh sắt dài cỡ 2 - 3 mét nhẹ nhàng chọc xuống bùn đất. Theo lý giải của cán bộ, chiến sĩ, là để tìm người trong đống sình lầy. Nếu chạm phải người, sẽ thực hiện khoanh vùng để tìm kiếm, phòng trường hợp trời đổ mưa tiếp sẽ bị trôi đi mất...

Đại tá Phương Nam Ký - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, người trực tiếp chỉ huy công tác tìm kiếm cứu nạn tại xóm Lũng Lỳ cho biết: Với tinh thần hết sức khẩn trương và trách nhiệm cao nhất, lực lượng cứu hộ đã triển khai đồng bộ các phương án, huy động lực lượng, phương tiện, để thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào dựng lại nhà cửa, vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm...

Sau gần một tuần, từ trong đống sình lầy, trơn trượt, những thi thể của các nạn nhân trong vụ sạt lở ở xóm Lũng Lỳ đã được lực lượng cứu nạn tìm thấy. Chúng tôi nhìn thấy sự bất lực xen lẫn nỗi xót đau trên khuôn mặt của những cán bộ, chiến sĩ tham gia cứu nạn và cả những người dân Lũng Lỳ khi phải tận mắt chứng kiến những hình ảnh đau thương. Nỗi đau do thiên tai mang lại quá lớn, phải mất rất nhiều năm tháng nữa, mới có thể nguôi ngoai...

Nỗi đau do thiên tai mang lại quá lớn, phải mất rất nhiều năm tháng nữa, mới có thể nguôi ngoai...
Nỗi đau do thiên tai mang lại quá lớn, phải mất rất nhiều năm tháng nữa, mới có thể nguôi ngoai...

Sớm đưa những nạn nhân xấu số về với gia đình

Còn trên Quốc lộ 34 thuộc địa phận xóm Khuổi Ngọa, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, cũng do ảnh hưởng của cơn bão số 3, rạng sáng 9/9, đất đá sạt lở đã cuốn trôi chiếc xe khách 29 chỗ, 3 chiếc xe con và nhiều xe máy.

Điểm sạt lở bị đất đá vùi lấp, công tác cứu nạn, cứu hộ hết sức khó khăn, vì giao thông chia cắt, trời liên tục đổ mưa to, việc tiếp cận và đưa phương tiện, máy móc đến hiện trường vô cùng khó khăn. Sau gần 2 ngày nỗ lực thông đường, các lực lượng chức năng mới tiếp cận được hiện trường vụ sạt lở.

Thượng tá Hoàng Tuấn Nam - Phó Trưởng Công an huyện Nguyên Bình, người trực tiếp chỉ đạo và tham gia tìm kiếm, cứu nạn cho biết: Chiếc xe khách bị nước lũ quét vò nát, trơ khung. Cùng với đó, đất đá sạt lở vùi lấp khiến công việc cứu hộ, trục vớt xe khách ra khỏi dòng suối gặp khó khăn. Nhiều ngày liền, các lực lượng chức năng cùng với hàng trăm người phải thay nhau sử dụng các thiết bị chuyên dụng để trục vớt chiếc xe khách ra khỏi dòng suối Khuổi Ngọa; huy động lực lượng trục vớt chiếc xe ô tô con bị cuốn trôi dưới suối; sử dụng dây thừng để kéo những chiếc xe máy mắc kẹt dưới suối lên bờ…

“Các lực lượng phải sử dụng vòi phun áp lực cao bắn nước vào lớp bùn đất ở mương nước bên Quốc lộ 34. Công an, Quân đội, dân quân xã chia làm nhiều tổ, rà soát từ dưới cầu gần trung tâm xã Ca Thành ngược lên các xóm Nộc Soa, Xà Pèng… để tìm kiếm các nạn nhân mất tích”, Thượng tá Nam chia sẻ.

Chiếc xe khách 29 chỗ bị lũ cuốn, vò nát khi được tìm thấy.
Chiếc xe khách 29 chỗ bị lũ cuốn, vò nát khi được tìm thấy.

Tính từ khi phát hiện chiếc xe khách và 3 chiếc xe con cùng nhiều xe máy bị cuốn trôi, lực lượng chức năng đã tìm thấy khoảng 20 thi thể hành khách nằm rải rác dọc bờ suối, thậm chí có nạn nhân được tìm thấy khi bị cuốn trôi đến tận xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc.

Song song với việc tìm kiếm cứu nạn, tỉnh Cao Bằng, huyện Nguyên Bình và các lực lượng Công an, Quân đội đã và đang khẩn trương triển khai các phần việc như làm nhà bạt cho người dân tạm lánh; hỗ trợ vận chuyển nhu yếu phẩm, lượng thực, thuốc men, từng bước ổn định cuộc sống cho đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai...

Xác định công tác tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ hàng đầu, công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích do mưa bão, sạt lở đất vẫn đang được tỉnh Cao Bằng, các lực lượng Công an, Quân đội và Nhân dân triển khai hết sức khẩn trương, quyết liệt, với hy vọng sớm đưa những nạn nhân xấu số về với gia đình.

Lực lượng vũ trang dựng nhà bạt cho người dân bị mất nhà ở do sạt lở đất.
Lực lượng vũ trang dựng nhà bạt cho người dân bị mất nhà ở do sạt lở đất

Kiểm tra công tác tìm kiếm, cứu nạn tại huyện Nguyên Bình mới đây, ông Hoàng Xuân Ánh - Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu ngoài nỗ lực tìm kiếm người mất tích, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng không được để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nước sạch. Đảng, Nhà nước, tỉnh Cao Bằng, huyện Nguyên Bình sẽ luôn quan tâm, đồng hành cùng người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống và tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội.

Báo cáo của huyện Nguyên Bình cho biết, mưa bão, sạt lở trong những ngày qua đã khiến 54 người trên địa bàn huyện tử vong, đã tìm thấy thi thể, 16 người bị thương. Hiện có 2 người bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Mưa bão đã khiến 27 hộ bị thiệt hại hoàn toàn nhà cửa, 79 hộ bị tốc mái, hỏng nhà; 388 hộ với 1.898 người có nguy cơ sạt lở phải sơ tán khẩn cấp. 1.850 ha lúa, hoa màu bị ngập; hàng ngàn gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Nhiều khu vực dân cư bị chia cắt, cô lập; nhiều tuyến đường giao thông, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc... bị hư hỏng nặng nề. Giá trị thiệt hại ước tính khoảng 520 tỷ đồng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.