Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nỗi đau người ở lại

Minh Thu - 16:18, 13/09/2024

Từ ngày 8/9 đến ngày 10/9/2024 cơn bão số 3 (bão YAGI) gây mưa lớn, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, dông lốc, tại 10 huyện, thành phố của tỉnh Cao Bằng. Chỉ sau hai ngày mưa lũ, cả trăm khối đất đá và mặt đường đã bị sạt lở, nhà ở của một số hộ dân xóm thuộc các xã Yên Lạc, Ca Thành, Vũ Nông thuộc huyện Nguyên Bình bị vùi lấp. Đến sáng 13/9, đã có 46 người chết đã tìm thấy thi thể, hiện còn 11 người mất tích. Tang thương bao trùm đất Nguyên Bình.

Ông Hoàng Văn Dờ thất thần khi nhận hỗ trợ từ Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.
Ông Hoàng Văn Dờ, Người có uy tín xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành thất thần khi nhận hỗ trợ từ Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà.

Trời xanh có thấu?

Song song với công tác tìm kiếm, cứu nạn, huyện sẽ lập nhu cầu cứu trợ, tổng hợp, giúp đảm bảo lương thực thực phẩm, chỗ ở, vượt qua giai đoạn đầu tiên sẽ chuyển giai đoạn ổn định cuộc sống, từng bước lo chỗ ở tạm thời và kiên cố; lập kế hoạch di dời các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ cao về thiên tai, sạt lở đất, lũ quét. Đồng thời, chú trọng công tác tạo sinh kế, cây trồng, vật nuôi, nhiên liệu cho người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Nỗi đau người ở lại 1

Ánh mắt thất thần, nhận hỗ trợ từ Đoàn công tác Trung ương mà ông Hoàng Văn Dờ, Người có uy tín xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành chỉ muốn khóc. Trong trận mưa lũ đêm 8 rạng sáng ngày 9/9, căn nhà ông Dờ đã bị đất đá sạt lở từ trên ngọn đồi xuống cuốn trôi. Vợ ông cũng bị đất đá vùi lấp, đến tận gần trưa mới tìm thấy xác.

“Mất hết rồi! Cả nhà cửa, cả vợ tôi đã không còn nữa. Từ hôm thứ hai đến nay, tôi không thiết ăn uống gì cả. Tôi biết phải làm sao đây!”.

Ở xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, cháu Đặng Mùi Khe, vừa học xong lớp 12 đã mất cha mẹ. Theo lời kể của Khe, trong đêm 9/9, cháu đang ngủ thì nghe nhiều tiếng động mạnh, tiếng chân chạy, tiếng la hét, tiếng đất đá lăn, cháu chỉ kịp nghe ai đó trong nhà hét lên “chạy đi”. Vậy là cháu chạy một mạch lên Trạm Y tế xã. Đến sáng nghe các cô ở Trạm Y tế nói nhà cháu bị đất lở vùi lấp, người thân mất hết rồi.

“Cháu đi tìm mẹ, gọi mẹ từ hai ngày hôm nay mà không nghe mẹ trả lời” - giọng Khe khàn đặc, từ khóe mắt đỏ hoe của em, đôi dòng nước mắt chảy dài...

Không còn nhà, không có cả chỗ để thắp nén nhang cho bố mẹ, hiện cháu Khe và bà nội đang phải đi ở nhờ nhà người thân. Những ngày tới đây, hẳn sẽ là những ngày khó khăn nhất trong cuộc đời cô bé Đặng Mùi Khe.

Tại trụ sở xã Yên Lạc, anh Triệu Vần Phin vẫn đặt niềm tin, dù rất mong manh, là sẽ sớm tìm thấy mẹ, sau khi anh đã mất cả bố đẻ và vợ. Đến trưa 12/9, ba ngày sau trận mưa lũ kinh hoàng, mẹ anh Phin vẫn mất tích và các lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm…

Các lực lượng chức năng hỗ trợ bà con xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành di chuyển tài sản đến nơi ở mới sau khi mưa lũ xảy ra.
Các lực lượng chức năng hỗ trợ bà con xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành di chuyển tài sản đến nơi ở mới sau khi mưa lũ xảy ra.

Sẽ sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống cho bà con

“Bằng mọi giá phải tìm kiếm cứu nạn những người mất tích, sớm có các giải pháp ổn định cuộc sống cho đồng bào”. Đó là quan điểm chỉ đạo của Bí thư Huyện ủy Nguyên Bình Phạm Xuân Tùng tại tất cả các cuộc làm việc tại hiện trường khi ông đi chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Tùng cho biết: Trước mắt, huyện ưu tiên tối đa cho công tác tìm kiếm, cứu nạn. Tại điểm sạt lở xóm Lũng Lỳ, xã Ca Thành đã xác định có 9 người mất tích, hiện đã tìm được thi thể 6 người, đưa về mai táng theo phong tục địa phương. Ba người được xác định bị đất đá vùi lấp, huyện đang phối hợp với các lực lượng vũ trang chỉ đạo các lực lượng khẩn trương khoanh vùng, tìm kiếm sớm nhất, nhằm xoa dịu nỗi đau của những người ở lại.

Công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được lực lượng chức năng khẩn trương tìm kiếm
Công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được lực lượng chức năng khẩn trương tìm kiếm

Hiện, toàn bộ những hộ gia đình mất nhà cửa trên địa bàn huyện Nguyên Bình đã được chính quyền địa phương di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm và an toàn như nhà văn hóa, nhà người thân, họ hàng. Những gia đình có người thiệt mạng đã tìm thấy thi thể cũng đã được chôn cất đầy đủ. Lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm đã và đang được các cơ quan, tổ chức, cá nhân vận chuyển lên với bà con. Tình đoàn kết, nghĩa đồng bào đang sáng bừng trong cơn hoạn nạn.

Trong những ngày qua, tại Nguyên Bình trời nhiều mưa, công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn, nhưng hằng trăm cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thuộc Quân khu 1, Bộ Quốc phòng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, Công an tỉnh Cao Bằng, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện Nguyên Bình vẫn ứng trực 100% quân số, thực hiện phân luồng giao thông, tổ chức san gạt, tìm kiếm những người mất tích. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Nguyên Bình còn khoảng 11 người hiện đang mất tích.

Lực lượng công an, quân đội và người dân xóm Lũng Làn, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình phối hợp tìm kiếm người mất tích tại hiện trường.
Lực lượng công an, quân đội và người dân xóm Lũng Làn, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình phối hợp tìm kiếm người mất tích tại hiện trường.

“Song song với công tác tìm kiếm, cứu nạn, huyện sẽ lập nhu cầu cứu trợ, tổng hợp, giúp đảm bảo lương thực thực phẩm, chỗ ở, vượt qua giai đoạn đầu tiên sẽ chuyển giai đoạn ổn định cuộc sống, từng bước lo chỗ ở tạm thời và kiên cố; lập kế hoạch di dời các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ cao về thiên tai, sạt lở đất, lũ quét. Đồng thời, chú trọng công tác tạo sinh kế, cây trồng, vật nuôi, nhiên liệu cho người dân sớm khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống” - ông Tùng cho biết thêm.

Mưa bão đã tạm qua. Rồi đây, cán bộ, Nhân dân huyện Nguyên Bình sẽ chung tay tái thiết quê hương, khôi phục lại sản xuất. Nhưng những nỗi đau sẽ còn rất lâu nữa mới có thể được xoa dịu. 

Theo báo cáo của Huyện ủy Nguyên Bình, tính đến 7 giờ sáng ngày 13/9, cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, giao thông bị cô lập. Mưa bão đã làm chết 46 người, 11 người mất tích, 15 người bị thương; 164 hộ dân với 448 nhân khẩu phải di dời khẩn cấp đến nơi ở tạm; 133 nhà hư hỏng. Thiệt hại gần 138 ngàn ha lúa, gần 51 ngàn rau màu, hằng ngàn con gia súc, gia cầm; hư hại 25 cột điện, 100 công trình thủy lợi, 150 ngàn m3 đất ảnh hưởng đường giao thông… Cuốn trôi 1 xe khách, 2 ô tô con và 7 chiếc xe máy.

Đến nay, đã có trên 30 đoàn cứu trợ, nhà hảo tâm... hỗ trợ địa phương 70 áo phao, 16 bộ chăn màn; 87 cái sạc dự phòng, 107 đèn pin; 1 bao áo mưa giấy; gần 4 tấn gạo; 1326 thùng mì tôm; 72 thùng sữa, 1.050 quả trứng gà; 75 thùng lương khô; 478 thùng nước lọc; bột canh 1 thùng; 6 thùng bánh kẹo; thịt hộp 10 thùng; 600 bánh bao; 100 suất cơm; 550 cái bánh mỳ; 514 chiếc bánh trưng; 1 thùng thuốc Bécberin; 21 thùng bánh mỳ....







Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.