Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi

Phương Nghi - 19:55, 12/05/2024

Khi mùa mưa kết thúc, cũng là thời điểm người dân 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) tất bật chuẩn bị dụng cụ, sẵn sàng cho mùa nấu đường thốt nốt mới.

Nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer tỉnh An Giang, đã nuôi sống gần 1.000 hộ người dân tộc Khmer sống bằng nghề.
Nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào Khmer tỉnh An Giang, đã nuôi sống gần 1.000 hộ gia đình

Với hơn 60 ngàn cây thốt nốt nằm rải rác trong tại các xã An Phú, Văn Giáo, An Cư, An Hảo (TX. Tịnh Biên) và Lương Phi, Ô Lâm (huyện Tri Tôn) đang trong thời kỳ thu hoạch đã nuôi sống gần 1.000 hộ người dân tộc Khmer sống bằng nghề lấy nước thốt nốt và sơ chế thành đường chảy cùng với hơn chục cơ sở tinh chế đường...

Những ngày này, nhìn trên ngọn cây thốt nốt rất dễ bắt gặp những người đi lấy nước thốt nốt để nấu đường. Ông Chau Rô Thi, ở ấp Tà Ngáo, xã An Phú, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang cho biết: Thời vụ khai thác nước và nấu đường thốt nốt khoảng 6 tháng, nếu mùa khô kéo dài có thể thu hoạch thêm 1 tháng nữa. Thường bắt đầu từ tháng 11 (âm lịch) kéo dài đến khoảng tháng 5 (âm lịch) năm sau. Đây là thời điểm để khai thác nước và nấu đường thốt nốt, vì lúc này nước thốt nốt rất ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn.

Theo ông Chau Rô Thi: “Thốt nốt từ lúc cây con, đến cỡ 10 năm mới ra bông, tuy nhiên chỉ cho bông khoảng 3 - 4 tháng và cho nước với trữ lượng đường rất ít. Thốt nốt có tuổi thọ rất cao, cây càng già càng cho nhiều nước, sản lượng mỗi năm lại tăng thêm và có trữ lượng đường cao. Cây thốt nốt khoảng 30 - 40 năm tuổi hầu như ra bông, cho trái và cho nước quanh năm. Trước đây chỉ biết lấy nước rồi nấu đường theo tập quán nên sản lượng và chất lượng chưa tốt, bán giá cũng không cao. Từ khi được tham gia tập huấn kỹ thuật khai thác nước và chế biến theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thì đường do gia đình nấu ra bán được giá cao hơn”.

Để lấy được nước thốt nốt, ông Chau Rô Thi, ở ấp Tà Ngáo, xã An Phú (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phải chinh phục độ cao mới lấy nước thốt nốt.
Ông Chau Rô Thi, ở ấp Tà Ngáo, xã An Phú (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) phải chinh phục độ cao mới lấy được nước thốt nốt.

Chị Néang Hiếp ở ấp Tà On, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có 20 năm làm nghề nấu đường thốt nốt chia sẻ: Công đoạn nấu đường cần sự kiên trì, nước thốt nốt được nấu khoảng hơn 4 giờ là cô đặc lại thành đường dạng lỏng. Sau khi cô đặc đạt yêu cầu, chảo được nhấc ra khỏi lò, khuấy liên tục để còn màu vàng tươi đặc trưng của đường. Trung bình cứ 5 - 6 lít nước mật sẽ thắng được 1kg đường, trong khi mùa mưa phải cần đến 10 lít mới thắng được 1kg đường. Sau khoảng 4 – 5 giờ nấu dịch thốt nốt trên một chảo lớn, khi “đường tới”, tức là đạt độ đặc sệt, sản phẩm thu được sẽ đem bán cho các cơ sở kinh doanh trên huyện để đóng hủ hay nấu đường viên.

“Đường thốt nốt có 2 loại chủ yếu là đường đặc đựng keo nhựa và đường tán tròn gói bằng lá thốt nốt. Hiện nhà tôi đang sở hữu 20 cây thốt nốt, bình quân mỗi ngày tôi nấu được 20kg đường, bán cho các cơ sở với giá 25.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình tôi thu về khoảng 500.000 đồng”, chị Néang Hiếp chia sẻ.

Người có kinh nghiệm chỉ cần nếm nước thốt nốt là biết được hàm lượng của đường bên trong. Mẻ đường chất lượng hay không tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nấu. Trong lúc nấu phải khuấy đường và vớt bọt thường xuyên. Nấu đến khi đường có màu vàng tươi đặc trưng là đạt yêu cầu, sau đó nhấc chảo ra khỏi lò để tránh làm đường bị khét.

Vì tính độc đáo của nghề nấu đường thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình thủ công truyền thống, An Giang đang kết hợp gìn giữ giá trị văn hóa gắn với khai thác tiềm năng du lịch.

Chị Néang Hiếp, ở ấp Tà On (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã gắn bó với nghề làm đường thốt nốt 20 năm, chị nấu nước thốt nốt khoảng 4 - 5 giờ là cô đặc lại thành đường.
Chị Néang Hiếp, ở ấp Tà On (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã gắn bó với nghề làm đường thốt nốt 20 năm,

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết: Nhằm phát triển và nâng cao giá trị cây thốt nốt, tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch “Vùng sản xuất, chế biến thốt nốt theo hướng hữu cơ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó đến năm 2025, số lượng cây thốt nốt được khai thác sản xuất sản phẩm hữu cơ đạt từ 200 cây và năm 2030 đạt 500 cây (cây trên 40 năm tuổi). Sản phẩm từ các mô hình sản xuất hữu cơ được doanh nghiệp liên kết tiêu thụ 80% năm 2025 và 100% năm 2030. Qua đó, hình thành và phát triển các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ thốt nốt hữu cơ được chứng nhận; lợi nhuận thu được từ thốt nốt, sản phẩm từ thốt nốt hữu cơ cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với tập quán chế biến thông thường.

“Để phát triển, duy trì các làng nghề, nghề truyền thống cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, người dân làm nghề cần nỗ lực, năng động, nhạy bén tìm hướng đi, cách làm sáng tạo, mang đến sức sống mới cho làng nghề, nghề truyền thống. Trong kế hoạch phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở An Giang, những làng nghề nấu đường thốt nốt sẽ là sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, mang lại những trải nghiệm về nấu đường và cách chế biến vô cùng hấp dẫn với du khách”, ông Lâm nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 8 phút trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 9 phút trước
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 11 phút trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 12 phút trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII, "về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 15 phút trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 17 phút trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18 phút trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát vùng biên giới

Xã hội - Minh Anh - Bình Thắng - 20 phút trước
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” do các cấp phát động, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu đã triển khai hiệu quả phong trào hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn các xã biên giới.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 5 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".